giai đoạn 2018-2020 (Đơn vị tính: tỷ đồng, %) Chỉ tiêu Huy động vốn Cá nhân Doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ)`
Tình hình huy động vốn của chi nhánh có chiều hướng tăng trưởng qua các năm tuy nhiên chưa tưng xứng với mức tăng trưởng của hoạt động cho vay. Năm 2020, tổng huy động vốn tăng 90 tỷ so với năm 2019 trong đó phần lớn từ tăng huy động vốn cá nhân, huy động vốn doanh nghiệp còn có phần sụt giảm, nguyên nhân do tác động của dịch bệnh covid-19 hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ngưng trệ, liên tục gặp khó khăn, làm cho số lượng khách hàng đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp giảm nguồn tiền gửi tại chi nhánh. Mặt khác Ngân hàng Nhà nước liên tục cắt giảm trần lãi suất huy động dưới 6 tháng, mặt
43
bằng lãi suất hạ thấp dẫn tới khó khăn lớn trong nguồn vốn huy động, tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên tại BIDV Hà Nam trong công tác tiếp thị huy động vốn với các biện pháp cụ thể như tăng cường quảng cáo, tiếp thị, đa dạng hoá các hình thức huy động như tiết kiệm dự thưởng, kết hợp với các hình thức tặng quà khuyến mại, thưởng đối với các khách hàng có lượng tiền gửi lớn nhân dịp các ngày lễ lớn như: Tết dương lịch, ngày Tết Nguyên đán, ngày sinh nhật, 8/3, 20/10..., đặc biệt tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp FDI. Tổng huy động vốn đến hết năm đã đạt mức tăng trưởng khá tuy nhiên chưa đạt mức kế hoạch được giao.
Tổng huy động vốn đến 31/12/2020 đạt 4.340 tỷ đồng, hoàn thành 96.6% KH được giao, tăng 2.07% so với năm trước, trong đó huy động vốn từ khách hàng cá nhân đạt 3.346 tỷ đồng, tăng 3.59% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 75.5% trong tổng nguồn vốn huy động.
c)Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2018-2020 (Đơn vị tính: tỷ đồng) STT Chỉ tiêu 1 Thu nhập từ HDV 2 HDV bình quân 3 Thu từ hđ tín dụng 4 Dư nợ tín dụng 5 Thu DV ròng
5.1 Trong đó thu từ bảo lãnh
6 Thu nợ HTNB
7 Thu khác
8 Thu từ hđ KDNT và PS
9 Chi phí quản lý
10 Chênh lệch thu chi
44
Các năm qua, nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có lợi nhuận tương đối tốt. Lợi nhuận trước thuế năm 2018 là 96 tỷ đồng, tăng lên 131 tỷ đồng năm 2019, tuy nhiên năm 2020 lại có sụt giảm nhẹ còn 117 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2020 sụt giảm nguyên nhân chính do sự sụt giảm thu nhập từ HĐV (Giảm từ 321 tỷ đồng năm 2019 còn 289 tỷ đồng năm 2020) trong khi HĐV cuối kỳ và HĐV bình quân đều tăng. Nguyên nhân là do có sự canh tranh gay gắt của các TCTD trên địa bàn, để giữ vững nền vốn huy động Chi nhánh đã phải chính sách thu hút khách hàng bằng việc cộng lãi suất phụ trội đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Ngoài ra Chi nhánh còn áp dung chính sách chăm sóc khách hàng nhân các ngày lễ, tết, sinh nhật, do đó chi phí huy động vốn tăng đã ảnh hưởng đến thu nhập từ huy động vốn.Ngoài ra chi phí quản lý cũng tăng từ 41 tỷ đồng (năm 2019) lên
50 tỷ đồng (năm 2020). Vậy nên lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2020 đã
giảm 19 tỷ đồng so với năm 2019, tuy nhiên vẫn ở mức cao hơn năm 2018.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NAM
2.2.1. Thực trạng triển khai văn bản hướng dẫn quản lý cho vay KHCN của BIDV chi nhánh Hà Nam
Các hoạt động cho vay cá nhân mang lại lợi nhuận lớn nhất và cũng hàm chứa nhiều rủi ro nhất nên bên cạnh quy trình cho vay chung của khách hàng cá nhân chi nhánh luôn luôn tuân thủ các quy định chung mà Hội sở chính đề ra. Hiện tại, những quy định hướng dẫn về hoạt động này bao gồm Quyết định số1008/BIDV-NHBL ngày 30/01/2019 Ban hành Cẩm nang hướng dẫn Quy trình cấp tín dụng bán lẻ; Quyết định 6565 ngày 30/10/2020 V/v Hướng dẫn thực hiện Chính sách cấp tín dụng ban hành kèm QĐ số 816/QĐ-BIDV ngày 01/10/2020 đối với khách hàng bán lẻ; Quyết định 8083/ QĐ- BIDV ngày 02/01/2019 Quy định biện pháp đảm bảo trong hoạt động cấp tín dụng;Quyết định 426 /QyĐ-BIDV ngày 28/01/2019 Ban hành Quy định cấp tín dụng bán lẻ. Bên cạnh đó Hội sở chính còn ban hành thêm các sản phẩm tín dụng và công văn hướng dẫn cụ thể trong từng lĩnh vực như: Sản
45
phẩm cho vay nhu cầu nhà ở dành cho khách hàng cá nhân ( Quy định số 906/QyĐ- BIDV ngày 12/03/2019 ; Số: 01/BIDV-NHBL ngày 04/01/2021 hướng dẫn hồ sơ chứng minh thu nhập và triển khai sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN); Quy định Sản phẩm cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình số 7377/ QĐ- NHBL ngày 17/11/2014; Cho vay tiêu dùng đảm bảo bằng bất động sản ( Số: 7879/BIDV-NHBL ngày 30/09/2016Hướng dẫn cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản đối với khách hàng bán lẻ) ; Cho vay sản xuất kinh doanh ( Số: 4177/BIDV-NHBL ngày 15/08/2019 : Hướng dẫn cho vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh đối với khách hàng bán lẻ).
Bên cạnh các quy định chung của nhà nước về hoạt động tín dụng bao gồm Thông tư 02/2013/TT-NHNN, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 21/01/2013, Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 20/11/2014; Thông tư 08/2018/TT-BTP về việc Hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
Để kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay của mình, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nam đã xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với các cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức theo quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Các bộ phận/đơn vị kinh doanh, các phòng nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chịu trách nhiệm chủ động quản lý, kiểm soát rủi ro trong mọi hoạt động tác nghiệp hàng ngày. Để cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Hội sở chính, chi nhánh cũng triển khai các văn bản cụ thể về từng mảng nghiệp vụ : Quyết đinh 57/QĐ-BIDV.HN ngày 14/10/2020 về phân cấp thẩm quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng bán lẻ đối với các cấp điều hành tại Chi nhánh.; Quyết định 12/ QĐ-BIDV.HN ngày 11/09/2020 về việc ban hành Quy định định giá/ định giá lại TSĐB tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Hà Nam.; Quyết định93/QĐ-BIDV.HN ngày 20/11/2018 của Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam về việc ủy quyền ký và thực hiện các hợp đồng, văn bản liên quan đến các hoạt động tín dụng.
2.2.2. Mô hình quản lý hoạt động cho vay KHCN của chi nhánh Hà Nam
Hiện tại, bộ máy quản lý cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam bao gồm giám đốc, các trưởng phòng có liên quan như Phòng Quản lý khách hàng, phòng Quản lý rủi ro, các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.
Về cơ bản, nguồn nhân lực hiện tại phục vụ cho hoạt động quản lý cho vay KHCN, cả về quản lý và chuyên viên tại chi nhánh như sau
Bảng 2.1. cho thấy, đội ngũ phục vụ cho hoạt động quản lý cho vay KH cá nhân tại chi nhánh đang dần được bổ sung về mặt học vấn: tất cả đội ngũ này đều đã có bằng đại học, thậm chí, với người có trình độ sau đại học thì đây là một con số ấn tượng trong các năm qua. Thực ra đây là một xu hướng chung của các ngân hàngViệt Nam hiện nay để trang bị thêm kiến thức quản trị rủi ro , nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh