Mức độ tác động của nguyên nhân bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 111 - 114)

VII Nguyên nhân khách quan

7.1 Những yếu tố rủi ro bất khả kháng: thiên tai, hỏa hoạn, dịch

bệnh, mất mùa…

7.2 Sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống NHTM Việt Nam

7.3 Tác động của khủng hoảng tài chính

7.4 Công tác thanh tra, giám sát của NHNN chưa hiệu quả

7.5 Hệ thống thông tin tín dụng tập trung chưa hoàn thiện

7.6 Thị trường chứng khoán, mua bán nợ chưa phát triển

7.7 Môi trường pháp lý chưa thuận lợi

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Thứ ba, do tác động của khủng hoảng tài chính, chính sách kinh tế của các

nước mà Việt Nam có quan hệ (Mục 7.3- Bảng 2.16). Đây cũng là một trong những nguyên nhân được đánh giá là tác động nhiều đến tình trạng nợ xấu của chi nhánh trong những năm qua, tới 39% cho rằng mức độ tác động là rất nhiều, số còn lại đánh giá mức độ tác động trung bình.

Thứ tư, do công tác thanh tra, giám sát của NHNN chưa hiệu quả (Mục 7.4

Bảng 2.16), 51% số nhân viên đánh giá nguyên nhân này có mức độ tác động ít và số còn lại đánh giá mức độ ảnh hưởng cao hơn. Thực tế NHNN với lực lượng thanh tra mỏng không đủ đáp ứng yêu cầu thanh tra giám sát trực tiếp và thường xuyên. Các báo cáo của NHNN chủ yếu dựa trên các số liệu NHTM tự báo cáo, do đó tính chính xác khó có thể kiểm soát hết. Thêm vào đó, môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay chưa đầy đủ, vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa cụ thể và thiếu ổn định gây ra hạn chế cho cả ngân hàng và khách hàng: Thông tư 16/2018/TT-NHNN ra đời đã giúp cho các ngân hàng phân loại nợ tốt, song lại yêu cầu đảm bảo khả năng thanh khoản cao. Thông tư 21/2017/TT-NHNN cũng yêu cầu giải ngân qua tài

73

khoản ngân hàng, gây lúng túng cho khách hàng, khi vay mua nhà thì không chỉ mua mỗi nhà, mà còn mua đồ dùng khác.Đồng thời, sự thay đổi trong pháp luật điều chỉnh của nhà nước đã trực tiếp đẩy tỷ lệ nợ xấu tăng cao bằng việc yêu cầu phân loại nợ dựa trên thông tư 02/2013/TT-NHNN và thông tư 09/2014/TT-NHNN.Tuy rằng các hoạt động này đáp ứng được yêu cầu quốc tế song lại gây cản trở rất nhiều đến bản thân các NHTM trong nước và chi nhánh.

Thứ năm, hệ thống thông tin tín dụng tập trung quốc gia chưa hoàn thiện (Mục

7.5 - Bảng 2.16). Thực tế, việc khai thác và xử lý thông tin tại các ngân hàng hiện nay còn hạn chế do nguồn thông tin chủ yếu là do khách hàng vay vốn cung cấp như: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, phương án kinh doanh… chưa thực sự là nguồn thông tin đáng tin cậy. Trong khi đó hệ thống thông tin tín dụng tập trung lại chưa phát huy được hiệu quả.Chưa thường xuyên cập nhật các thông tin lên hệ thống này, thậm chí một số chi nhánh tại còn cố tình cập nhật sai thông tin 34% số nhân viên được khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này ở mức rất nhiều.

Thứ sáu, do thị trường chứng khoán và mua bán nợ chưa phát triển (Mục 7.6 -

Bảng 2.16). Đây là nguyên nhân khiến cho công tác xử lý nợ nói chung và của chi nhánh nói riêng gặp phải những trở ngại lớn. 31% số nhân viên tham gia khảo sát đều xác định đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng ít đến kết quả công tác hạn chế và xử lý nợ xấu của chi nhánh trong thời gian qua.

Thứ bảy, do chính sách của Hội sở chính chưa hoàn thiện (Mục 7.7 - Bảng 2.16). Đây là nguyên nhân khiến 29% số người được khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này là rất nhiều, số còn lại cho rằng chỉ ảnh hưởng ở mức trung bình và ít. Chính sách cho vay và chính sách khách hàng của Hội sở chính có hiệu quả thấp đối với điều kiện tại chi nhánh. Cụ thể là các hoạt động để khách hàng biết và sử dụng các dịch vụ còn chưa rõ ràng, khách hàng vẫn chưa hiểu rõ lợi ích của gói tín dụng: số lượng vay vốn lớn song tỷ trọng không cao. Chính sách tín dụng của ngân hàng thường thay đổi theo định hướng của chính phủ, do đó, chi nhánh buộc phải thay đổi theo nên khách hàng truyền thống thường không nhận được quá nhiều

ưu đãi so với khách hàng mới. Chính sách giải đáp thắc mắc của khách hàng thường không được chú trọng, khi đa phần giao dịch này phải đọc trên trang web của ngân hàng, bộ phận tư vấn của chi nhánh mới hình thành nên rất yếu. Các nhân viên thường phải giải quyết quá nhiều công việc, nên các đường dây nóng thường bị bỏ ngỏ. Cuối cùng, các hội nghị với khách hàng và chính sách khuyến mãi của Chi nhánh dường như không hề thay đổi. Trong suốt quá trình hoạt động, các hoạt động khuyến mãi đều xoay quanh các sản phẩm truyền thống, cũng như hội nghị khách hàng đều theo một khuôn mẫu nên rất khó mời gọi được khách hàng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w