Chƣơng 1 TỔNG QUAN
1.3. Những quy định về quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với ngƣờ
1.3.1. Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam
Công tác quản lý ATVSLĐ ở nước ta hiện nay gồm có quản lý vĩ mô của Nhà nước về ATVSLĐ và quản lý vi mô của tổ chức cơ sở về ATVSLĐ.
Quản lý nhà nước về ATVSLĐ ở Việt Nam được pháp luật qui định tại từ Điều 82 đến Điều 91, chương 6, Luật An toàn, vệ sinh lao động và một số Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật ATVSLĐ như Nghị định số 88/2020/NĐ-CP, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, Nghị định số 44/2016/NĐ- CP. Nội dung quản lý nhà nước về ATVSLĐ được Luật ATVSLĐ quy định tại Điều 82 bao gồm 8 nội dung chính:
(1) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ; xây dựng, ban hành hoặc công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về ATVSLĐ theo thẩm quyền được phân công quản lý. (2) Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về ATVSLĐ. (3) Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về TNLĐ, BNN; xây dựng chương trình, hồ sơ quốc gia ATVSLĐ. (4) Quản lý tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ trong lĩnh vực ATVSLĐ. (5) Tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về ATVSLĐ. (6) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về ATVSLĐ. (7) Bồi dưỡng, huấn luyện về ATVSLĐ. (8) Hợp tác quốc tế về ATVSLĐ [16].
Như vậy ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, quản lý ATVSLĐ thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về ATVSLĐ. Các văn bản pháp luật được các cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy trình, thủ tục của Nhà nước quy định và theo từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh nên số lượng văn bản tương đối lớn. Tuy nhiên đến nay cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật về ATVSLĐ chưa được tổng hợp, công bố một cách đầy đủ, có tính hệ thống, khoa học dưới hình thức của văn bản quy phạm pháp luật do đó việc tra cứu, áp dụng trong thực tế còn khó khăn. Hội đồng quốc gia về ATVSLĐ, Hội đồng ATVSLĐ cấp tỉnh là các tổ chức tư vấn cho Chính phủ, UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về ATVSLĐ hoặc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ tại địa phương.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSLĐ được quy định tại Điều 83 Luật ATVSLĐ. Trong đó: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ATVSLĐ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về ATVSLĐ; Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về ATVSLĐ; UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về ATVSLĐ. Trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSLĐ của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, UBND các cấp cũng được quy định cụ thể tại Điều 84, 85, 86 Luật ATVSLĐ. Trách nhiệm của các bộ, ngành khác trong quản lý về ATVSLĐ chưa được quy định cụ thể trong Luật ATVSLĐ nên việc phân định trách nhiệm và phối hợp thực hiện quản lý về ATVSLĐ trong thực tế chưa rõ.
Trong quá trình thực hiện các chính sách của Nhà nước, quy định của pháp luật về ATVSLĐ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ có sự phối hợp thống nhất với các cơ quan, tổ
chức có liên quan và UBND các cấp theo cơ chế phối hợp. Một số nội dung phối hợp về ATVSLĐ được quy định tại Điều 91 Luật ATVSLĐ đã được phân định trách nhiệm cụ thể như: xây dựng chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về ATVSLĐ; xây dựng chương trình, hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ; điều tra TNLĐ, tai nạn, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ; chính sách chế độ đối với người lao động bị TNLĐ, BNN; thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ; khen thưởng về ATVSLĐ; kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Tuy nhiên đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể về thực hiện trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong ban hành quy chế phối hợp thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ tại địa phương; chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm, nguồn lực trong việc phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATVSLĐ, huấn luyện về ATVSLĐ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về ATVSLĐ. Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện; hoạt động huấn luyện về ATVSLĐ còn do nhiều bộ ngành quy định thực hiện.
Xử lý vi phạm pháp luật về ATVSLĐ được quy định cụ thể theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ, song phần lớn các quy định xử phạt vi phạm hành chính đều hướng đến người sử dụng lao động- người chịu trách nhiệm tổ chức bảo đảm ATVSLD tại nơi làm việc; hình thức xử phạt đối với người lao động còn ít, mức xử phạt thấp; xử phạt về hành vi vi phạm ATVSLĐ tại công trình giao thông chưa được quy định theo chức năng quản lý của ngành giao thông - vận tải gây bất cập trong thực hiện.
Theo qui định của Chính phủ nước ta, Bộ LĐTBXH được giao chủ trì quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ, ngoài ra một số bộ khác được giao quản lý nhà nước từng phần theo chức năng của mình. Tuy nhiên việc tổ chức bộ máy, người làm công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ ở các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương chưa được quy định cụ thể về cơ cấu, trình độ phù hợp với đối tượng quản lý thực tế. Đây là lực lượng chính thực hiện các nội dung quản lý ATVSLĐ như tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về ATVSLĐ; theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về TNLĐ, BNN; hỗ trợ
xây dựng và thực hiện chương trình, hồ sơ quốc gia ATVSLĐ, rất cần được quan tâm xây dựng và bồi dưỡng kỹ năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới về quản lý ATVSLĐ.
Việc phân cấp QLNN về ATVSLĐ tại Việt Nam hiện nay được áp dụng theo sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh lao động từ Trung ƣơng
Nguồn: Bộ Lao động TBXH
Qua thực tiễn công tác quản lý ATVSLĐ cho thấy công tác ATVSLĐ cũng còn những hạn chế và yếu kém: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATVSLĐ chưa được triển khai mạnh mẽ xuống đến tận xã, phường, thị trấn; khả năng kiểm soát, giám sát ATVSLĐ của các cơ quan chức năng
Nhà nước cũng còn nhiều hạn chế. Cơ chế khuyến khích việc thực hiện công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp chưa thực sự trở thành động lực. Bộ máy quản lý Nhà nước về ATVSLĐ đang có sự bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với biên chế và trình độ cán bộ nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Hệ thống Thanh tra lao động tuy luôn được kiện toàn nhưng vẫn còn hạn chế về năng lực nghiệp vụ, thiếu các cán bộ chuyên ngành am hiểu về kỹ thuật... Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên là do nhận thức của một bộ phận lớn người sử dụng lao động, người lao động còn chưa coi trọng công tác ATVSLĐ. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATVSLĐ chưa được đẩy mạnh thường xuyên nhất là cấp xã, doanh nghiệp. Ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác ATVSLĐ gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng trong điều kiện nhu cầu phát triển ngày càng tăng, phạm vi, đối tượng điều chỉnh bắt buộc của Luật ATVSLĐ mở rộng đến khu vực không có quan hệ lao động. Phạm vi, nhiệm vụ quản lý tăng, đội ngũ người làm công tác ATVSLĐ ngày càng giảm, còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác thống kê, báo cáo định kỳ về ATVSLĐ (TNLĐ, BNN, kiểm định, huấn luyện) còn nhiều hạn chế, chưa ứng dụng lợi thế của công nghệ thông tin; số liệu thống kê, báo cáo chưa sát với thực tế dẫn đến dự báo tình hình chưa sát, công tác quản lý, giám sát trong tổ chức thực hiện hiệu quả chưa cao [34].