Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân số, văn hóa, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động xây dựng tự do tại tỉnh Lạng Sơn (Trang 37 - 44)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh lạng sơn

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân số, văn hóa, kinh tế, xã hội

2.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới dài 231,74 km với 02 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, đường sắt Đồng Đăng), 01 cửa khẩu chính (cửa khẩu Chi Ma) và 09 cửa khẩu phụ; cách Hà Nội 155 Km về phía Đông Bắc, nằm trên trục hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam) mang lại nhiều lợi thế về thương mại, du lịch, dịch vụ, thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh, thành trong nước và Trung Quốc.

Lạng Sơn có địa hình phổ biến là núi thấp và đồi, giữa các vùng có nhiều hang động sườn dốc đứng, các núi đất xen núi đá chia cắt phức tạp. Với đặc thù là khí hậu ẩm, thuộc khí hậu ôn đới và phân mùa rõ rệt, lượng mưa trung bình hàng năm thấp, tập trung chủ yếu ở mùa hè, mùa đông khô, hạn nên việc canh tác, sản xuất có phần bất lợi, theo mùa. Lạng Sơn thuận lợi phát triển thế mạnh về rừng, có thể phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng nhiệt đới, ôn đới, đặc biệt là các loại cây ăn quả lâu năm, cây lấy gỗ, cây đặc sản hồi, trám song hạn chế về đất canh tác, sản xuất.

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Lạng Sơn không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, khá phong phú, đa dạng về chủng loại nhưng lại phân bố ở nhiều vùng khác nhau; thế mạnh được phát huy chủ yếu là công nghiệp khai khoáng, sử dụng khoáng sản làm nguyên vật liệu xây dựng và phân bón.

2.1.1.2. Đặc điểm về dân số, lao động

Tỉnh Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, 200 đơn vị hành chính cấp xã (181 xã, 05 phường, 14 thị trấn) và 1.705 thôn, tổ dân phố1; trong đó có 05 huyện biên giới và 21 xã, thị trấn biên giới. Số dân của Lạng Sơn thấp gồm 782.811 người, đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và thứ 9/14 tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc, trong đó có 382.884 nữ, chiếm 48,91% tổng dân số. Dân số tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, với 622.646 người, chiếm 79,54% tổng dân số. Mật độ dân số thấp 94,20 người/km2

.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Lạng Sơn là 500.033 người, số lao động trong khu vực nông thôn là chủ yếu (chiếm 82,39%). Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chiếm 62,25% tổng dân số. Lao động làm việc trong các khu vực: nhà nước chiếm 9,55%; ngoài nhà nước chiếm 88,74%; trong khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp, chỉ 1,71%. Lao động làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 57,6%; ngành dịch vụ, chiếm 32,8%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 9,6%.

Trình độ của lao động tương đối thấp, chỉ có 55,45% lực lượng lao động toàn tỉnh có trình độ từ trung học cơ sở trở lên, tỷ trọng này thấp hơn so với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc (63,5%) và cả nước (67,6%); lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên chỉ có 19,11%, tỷ lệ này tương đương với vùng Trung du và miền núi phía Bắc (19%) và thấp hơn so với bình quân chung của cả nước (23,1%) [14].

2.1.1.3. Về văn hoá - xã hội

Lạng Sơn là tỉnh biên giới, cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hoá với nước láng giềng Trung Quốc, là nền tảng cơ bản tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hoá của tỉnh Lạng Sơn. Văn hoá Lạng Sơn nổi tiếng với Lễ hội truyền thống nhiều về số lượng, phong phú về nội dung, loại hình và văn hoá ẩm thực, nghệ thuật dân gian hát Then - đàn tính, nghệ thuật hát Si, lượn.

1

Tại thời điểm năm 2018, tỉnh Lạng Sơn có 226 đơn vị hành chính cấp xã và 2.314 thôn, tổ dân phố (đến thời điểm hiện tại, giảm 26 đơn vị hành chính cấp xã; 609 thôn, tổ dân phố).

Tuy là một tỉnh miền núi, biên giới, song hệ thống giáo dục đào tạo tỉnh Lạng Sơn đến nay đã được củng cố, duy trì, phát triển, hoàn chỉnh ở mọi cấp độ để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (từ mầm non đến Cao đẳng, chưa có trường Đại học). Tỷ lệ học sinh đi học chung 92,65%, đi học phổ thông đúng tuổi 76,43% (Tiểu học 99,30%; THCS 77,39%, THPT 52,59%). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 94,67% [14].

Công tác tuyển sinh, giáo dục nghề nghiệp đã được đẩy mạnh trong giai đoạn 2016-2020, các nghề đào tạo phong phú. Với 20 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (04 trường Cao đẳng; 10 Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện; 03 Trung tâm GDNN tư thục, 01 phân hiệu trường Trung cấp Cộng đồng; 02 Trung tâm GDTX cấp tỉnh), toàn tỉnh đã tuyển sinh và giáo dục nghề nghiệp cho 55.214 người, cao gấp 1,57 lần so với kết quả thực hiện giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó tuyển sinh và giáo dục nghề nghiệp cho các hệ Cao đẳng (2.450 người), Trung cấp (16.085 người), Sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng (36.679 người) đều vượt từ 1,4 - 3 lần so với giai đoạn 2011 - 2015. Ngành nghề đào tạo được mở rộng ở cả lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, vừa đào tạo chính quy và liên kết đào tạo.

27,320 36,679 42,994 7,000 16,085 24,412 803 2,450 3,718 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 Giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2016 - 2020 Kế hoạch 2021-2025 Cao Đẳng Trung cấp Sơ cấp

Biểu đồ 2.1: So sánh kết quả tuyển sinh và giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch 2021-2025

Số lao động được đào tạo nghề phi nông nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020 cao so với lĩnh vực nông nghiệp, song còn tập trung chủ yếu ở nghề lái xe ô tô; số lao động được đào tạo trong các ngành công nghiệp, Du lịch - Dịch vụ còn thấp; nghề xây dựng dân dụng tuy đã được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt trong kế hoạch đào tạo, song trên thực tế chưa có NLĐ nào được đào tạo tại các cơ sở trên địa bàn.

Kết quả đào tạo năm 2020, trong lĩnh vực phi nông nghiệp đào tạo nghề cho 13.891 người, bao gồm: 338 người với 4 nghề ở trình độ Cao đẳng, 1.934 người với 25 nghề ở trình độ trung cấp, 11.619 người với 6 nghề ở trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng; Trong lĩnh vực nông nghiệp, đào tạo cho 4.789 người, bao gồm 309 người với 6 nghề ở trình độ trung cấp và 4.480 người với 10 nghề ở trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Bảng 2.1: Tổng hợp chi tiết ngành nghề đào tạo năm 2020

TT Tên ngành nghề Hình thức

đào tạo

Số lƣợng

đào tạo Độ tuổi đào tạo

Tổng số Nữ 15-30 31-45 46-60

A NÔNG NGHIỆP 4.789 1.300 915 1.238 593

I Đào tạo dƣới 3 tháng 4.480 1.201 606 1.238 593

1 Trồng và chăm sóc cây hồi Chính quy 420 93 72 170 64 2 Trồng cây lương thực Chính quy 300

3 Trồng cây ăn quả Chính quy 630 146 142 255 174 4 Nuôi ong mật Chính quy 295

5 Chăn nuôi gà Chính quy 1.050 750 291 533 196 6 Kỹ thuật chăn nuôi lợn Chính quy 315 155 58 149 95 7 Kỹ thuật chăn nuôi trâu,bò Chính quy 420 28 21 63 14 8 Kỹ thuật chăn nuôi Thỏ Chính quy 315 6 9 17 9 9 Kỹ thuật nuôi thủy sản Chính quy 315 13 35 22 10 Kỹ thuật thú y Chính quy 420 23 16 19

II Trình độ trung cấp 309 99 309 0 0

1 Kỹ thuật Thú y Chính quy 65 32 65 2 Chăn nuôi gia súc, gia cầm Chính quy 46 11 46

TT Tên ngành nghề

Hình thức đào tạo

Số lƣợng

đào tạo Độ tuổi đào tạo

Tổng số Nữ 15-30 31-45 46-60 3 Trồng trọt và bảo vệ thực vật Chính quy 64 34 64

4 Trung cấp khuyến nông

(2018) Liên kết 35 5 35 5 Trung cấp Lâm sinh (2018) Liên kết 71 13 71 6 Trồng trọt và bảo vệ thực vật Chính quy 28 4 28

B PHI NÔNG NGHIỆP 13.891 3.551 5.570 3.153 675 I Đào tạo dƣới 3 tháng 1.995 234 269 456 226

1 Sửa chữa máy nông nghiệp Lưu động 700 21 166 286 151 2 Tin học cơ bản Chính quy 420 3 8 20 5 3 Chế biến món ăn Chính quy 595 210 80 120 45 4 Kinh doanh du lịch Chính quy 280 15 30 25

II Trình độ sơ cấp 9.624 2.395 3.253 2.582 449

1 Đào tạo lái xe ô tô Chính quy 9.585 2.356 3.245 2.578 422 2 Hộ lý Chính quy 39 39 8 4 27

III Trình độ trung cấp 1.934 725 1.796 29 -

1 Điện công nghiệp Chính quy 298 58 147 2 Cắt gọt kim loại Chính quy 82 3 82 3 Công nghệ Hàn Chính quy 242 2 142 4 Quản trị mạng máy tính Chính quy 100 43 100 5 May thời trang Chính quy 82 122 122 6 Hướng dẫn du lịch Chính quy 71 33 71 7 Tiếng Trung Quốc Chính quy 70 88 170

8 Trung cấp Luật Liên kết 146 34 146 - - 9 Dịch vụ Nhà hàng, khách sạn Liên kết 33 7 33

10 Kỹ thuật chế biến món ăn

(2020) Liên kết 152 98 134 11 Lâm sinh Liên kết 18 6 18 12 Công nghệ thông tin Liên kết 155 43 155 13 Gia công và thiết kế sản phẩm

TT Tên ngành nghề

Hình thức đào tạo

Số lƣợng

đào tạo Độ tuổi đào tạo

Tổng số Nữ 15-30 31-45 46-60 14 Quản Lý cây xanh đô thị Liên kết 46 10 46

15 Chăm sóc sắc đẹp Liên kết 33 18 33 16 Kế toán doanh nghiệp Liên kết 85 53 85 17 Thanh nhạc Chính quy 11 8 11 18 Biểu diễn nhạc cụ phương

Tây Chính quy 15 4 15 19 Hội họa Chính quy 5 5 5 20 Múa Chính quy 17 16 17 21 Quản lý và kinh doanh du lịch Liên kết 27 4 27 22 Công nghệ ô tô Chính quy 95 - 115 23 Trồng trọt và bảo vệ thực vật Chính quy 64 34 64

24 Điều dưỡng Chính quy 18 13 4 14 25 Dược Chính quy 25 23 10 15

IV Trình độ Cao đẳng 338 197 252 86 -

1 Điều dưỡng Chính quy 196 116 110 86

2 Điện công nghiệp Chính quy 54 10 54 - - 3 Tiếng Trung Quốc Chính quy 33 33 33

4 Kế toán Chính quy 55 38 55

Cộng: 18.680 4.851 6.485 4.391 1.268

Nguồn: [21] 2.1.1.4. Về kinh tế

Kinh tế Lạng Sơn đang trên đà phát triển, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hằng năm giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 4,67%, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,32%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,97% (công nghiệp tăng 9,63%, xây dựng tăng 12,13%); dịch vụ tăng 4,41%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, năm 2020 ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,19%, giảm 2,44%, công nghiệp - xây dựng chiếm 22,47%, tăng 5,08%; dịch vụ chiếm 49,59%, giảm 0,68%; GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 43,4 triệu đồng [14].

Trong 5 năm qua, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, trung bình khoảng 400 doanh nghiệp/năm song tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động tương đối thấp, tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh lũy kế có 3.354 doanh nghiệp đăng ký với vốn đăng ký khoảng 28.000 tỷ đồng và có 653 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; thu hút trên 41.000 NLĐ với thu nhập bình quân hằng tháng khoảng 5 triệu đồng/người. Các doanh nghiệp trên địa bàn hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ là chủ yếu, sử dụng ít lao động (trung bình 12 lao động/DN). Hoạt động của doanh nghiệp không ổn định, trong năm có nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động và giải thể (chiếm khoảng 14% tổng doanh nghiệp hoạt động và chiếm 83% so với doanh nghiệp đăng ký thành lập mới). Trung bình mỗi năm giai đoạn 2017 - 2020 có khoảng 850 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 28,4% số doanh nghiệp hoạt động) thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh, do đó gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý doanh nghiệp trên địa bàn nói chung và quản lý về ATVSLĐ nói riêng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 364 hợp tác xã và 02 liên hiệp hợp tác xã, trong đó có 334 Hợp tác xã đang hoạt động với 4.922 xã viên và sử dụng 8.361 NLĐ theo HĐLĐ. Có 10 HTX hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu thực hiện những công trình dân dụng; cầu cống liên hợp, làm đường giao thông nông thôn … vốn đầu tư không quá lớn. Số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn có khoảng 12.000 hộ, song chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, buôn bán nhỏ [28].

Nhằm phát huy những thế mạnh của tỉnh, Lạng Sơn tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, công nghiệp, thương mại, dịch vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế du lịch, đưa du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; phát triển nông nghiệp hiện đại gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, nông thôn và công

nghệ thông tin. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh [25]. Hàng năm, ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng cấp thiết (giao thông, điện, thủy lợi, trường học, cơ sở y tế...), tập trung cho các khu vực kinh tế trọng điểm, khu vực nông thôn, vùng xa, biên giới... nên việc sử dụng lao động trong lĩnh vực xây dựng ngày càng gia tăng, đặc biệt là lao động tại địa phương. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ cần được quan tâm, thúc đẩy để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động xây dựng tự do tại tỉnh Lạng Sơn (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)