Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với người làm việc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động xây dựng tự do tại tỉnh Lạng Sơn (Trang 30)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.3. Những quy định về quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với ngƣờ

1.3.3. Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với người làm việc

việc không có quan hệ lao động

Các yếu tố nguy hiểm, có hại, yếu tố rủi ro nghề nghiệp phát sinh từ hoạt động lao động của NLĐ, không có lao động sẽ không phát sinh các yếu tố liên quan đến ATVSLĐ. Vì vậy quản lý ATVSLĐ phải gắn với hoạt động quản lý về lao động, việc làm của NLĐ.

Bộ Luật lao động của nước ta được ban hành năm 2012 nhằm điều chỉnh mối quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ, vì vậy người làm việc không có quan hệ lao động không thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật này. Khi Luật ATVSLĐ năm 2015 ban hành trong đó có bổ sung, mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với NLĐ không theo HĐLĐ, thì Bộ Luật lao động

năm 2019 đã có quy định một số điều áp dụng đối với NLĐ làm việc không theo HĐLĐ.

Hiện nay chưa có quy định riêng quản lý về lao động, việc làm đối với NLĐ làm việc không theo HĐLĐ. Theo quy định của Luật Việc làm, thì việc làm là "hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm". NLĐ là "công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc". Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để NLĐ nói chung có việc làm, có chính sách hỗ trợ việc làm và đảm bảo quyền, lợi ích của NLĐ trong quá trình làm việc.

Phần lớn các quy định về ATVSLĐ điều chỉnh đối với NSDLĐ và NLĐ làm việc theo HĐLĐ. Quy định về quản lý ATVSLĐ đối với NLĐ không theo HĐLĐ mới được quy định chung về quyền và nghĩa vụ tại Điều 6 Luật ATVSLĐ. Theo đó, NLĐ làm việc không theo HĐLĐ có quyền: Được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường ATVSLĐ; Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác ATVSLĐ; được huấn luyện ATVSLĐ khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; Tham gia và hưởng bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định; Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời, NLĐ làm việc không theo HĐLĐ có nghĩa vụ: Chịu trách nhiệm về ATVSLĐ đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật; Bảo đảm ATVSLĐ đối với những người có liên quan trong quá trình lao động; Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất ATVSLĐ.

Đến nay, chưa có các quy định cụ thể khác thực hiện trách nhiệm của người làm việc không theo HĐLĐ về đảm bảo ATVSLĐ của mình và những người liên quan. Việc quản lý ATVSĐ đối với đối tượng này áp dụng theo yêu cầu về ATVSLĐ đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

1.3.4. Ch nh sách của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động

Chính sách của Nhà nước về ATVSLĐ được quy định tại Điều 4 Luật ATVSLĐ: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để NSDLĐ, NLĐ, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ trong quá trình lao động; khuyến khích NSDLĐ, NLĐ áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động. Nhà nước hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ làm việc không theo HĐLĐ làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Nhà nước phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

Để thực hiện chính sách hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ, UBND các cấp có trách nhiệm: "Hằng năm, bố trí nguồn lực tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ cho NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương" [16]. Bên cạnh đó việc ban hành và tổ chức thực hiện ATVSLĐ theo Điều 133, Bộ Luật lao động: "Chính phủ quyết định Chương trình quốc gia về ATVSLĐ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định Chương trình ATVSLĐ của địa phương và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội." là hoạt động cụ thể đảm bảo tính khả thi của chính sách nhà nước về ATVSLĐ trong thực tế.

1.3.5. Chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động

Hiện nay, việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động được quy định tại mục 3, Chương II, Luật ATVSLĐ. Trách nhiệm thực hiện các chế độ này do NSDLĐ thực hiện đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ. Đối với NLĐ làm việc không theo HĐLĐ tự chịu trách nhiệm về

ATVSLĐ đối với công việc do mình thực hiện và tự đảm bảo các chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khoẻ của bản thân.

Luật ATVSLĐ đã quy định về quyền lợi của NLĐ làm việc không theo HĐLĐ được tham gia và hưởng bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện. Tuy nhiên hiện nay chính sách này chưa được cụ thể hoá.

Theo Điều 43 của Luật ATVSLĐ, đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN là NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và NSDLĐ quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Như vậy NLĐ làm việc không theo HĐLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc chưa được áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

1.3.6. Quy định về công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động

Luật ATVSLĐ đã quy định tương đối rõ về công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về ATVSLĐ tại Điều 13, Điều 14, Luật ATVSLĐ và cụ thể tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện ATVSLĐ và quan trắc môi trường lao động.

Trách nhiệm thông tin, tuyên truyền giáo dục về ATVSLĐ do NSDLĐ, nhà sản xuất, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về ATVSLĐ cho người lao động của mình; tuyên truyền, vận động xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, gây hại, nguy hiểm cho sức khỏe bản thân và cộng đồng trong quá trình lao động. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ cho NLĐ làm việc không theo HĐLĐ tại địa phương.

Về huấn luyện ATVSLĐ: NSDLĐ có trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này. Nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí cho NLĐ làm việc không theo HĐLĐ khi tham gia khóa huấn luyện. Mức, đối tượng và thời gian hỗ trợ do Chính phủ quy định chi tiết tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Tuy nhiên đến nay quy định này chưa được cụ thể hoá.

Trách nhiệm của NLĐ trên công trường xây dựng là chỉ nhận thực hiện những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ ATVSLĐ.

1.3.7. Quản lý máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động lao động

Luật ATVSLĐ và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ đã quy định cụ thể về việc quản lý máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.

Để đảm bảo ATVSLĐ, các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trong thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng, phải được kiểm định theo quy định. Khi đưa vào sử dụng hoặc không còn sử dụng, thải bỏ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, tổ chức, cá nhân phải khai báo với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại nơi sử dụng theo thẩm quyền quy định.

Trong quá trình sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, lập và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Việc sử dụng chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ thực hiện theo quy định của pháp luật về hóa chất và pháp luật chuyên ngành.

1.3.8. Khai báo, thống kê tình hình tai nạn lao động

Việc khai báo, thống kê, công bố tình hình TNLĐ được quy định cụ thể tại Điều 34, Điều 36, Luật ATVSLĐ và Điều 10, Nghị định 39/2016/NĐ-CP trong đó thống kê cả TNLĐ từ NSDLĐ và TNLĐ trong khu vực không có quan hệ lao động (đối với NLĐ làm việc không có HĐLĐ). Trách nhiệm thống kê về TNLĐ thuộc về NSDLĐ, UBND cấp xã, huyện, tỉnh và trong các ngành đặc thù. Bộ Y tế có trách nhiệm thống kê các trường hợp người bị TNLĐ khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ LĐTBXH tổng hợp, thông báo tình hình TNLĐ, BNN trên toàn quốc.

Khi xảy ra TNLĐ, trách nhiệm khai báo, điều tra TNLĐ cũng được pháp luật quy định cụ thể. Đối với NLĐ làm việc không theo HĐLĐ, thì ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do TNLĐ, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với UBND cấp xã nơi xảy ra TNLĐ. Khi nhận được tin xảy ra TNLĐ làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, UBND cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất với Thanh tra Sở LĐTBXH và Công an cấp huyện theo mẫu quy định để tiến hành điều tra TNLĐ theo quy định. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy định về trách nhiệm quản lý ATVSLĐ đối với người làm việc không theo HĐLĐ do đó việc điều tra TNLĐ đối với đối tượng này chưa phát huy được hiệu quả.

Tiểu kết chƣơng 1

Công tác ATVSLĐ trong lĩnh vực xây dựng đã được nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu, bao gồm cả các quốc gia có nền kinh tế phát triển và đang phát triển. TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số TNLĐ được công bố. Vì vậy, công tác quản lý ATVSLĐ trong xây dựng cần được quan tâm đúng mức và nâng cao hiệu quả nhằm hạn chế TNLĐ xảy ra.

Công tác quản lý ATVSLĐ đối với NLĐ xây dựng tự do còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác quản lý ATVSLĐ đối với NLĐ xây dựng tự do tại tỉnh Lạng Sơn cũng là một trong những vấn đề mới phát sinh, cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, đầy đủ nhằm đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ trong quá trình lao động, chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và phù hợp với thực tiễn công tác quản lý ATVSLĐ của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Chƣơng 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG XÂY DỰNG

TỰ DO TẠI TỈNH LẠNG SƠN

2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh lạng sơn

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân số, văn hóa, kinh tế, xã hội

2.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới dài 231,74 km với 02 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, đường sắt Đồng Đăng), 01 cửa khẩu chính (cửa khẩu Chi Ma) và 09 cửa khẩu phụ; cách Hà Nội 155 Km về phía Đông Bắc, nằm trên trục hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam) mang lại nhiều lợi thế về thương mại, du lịch, dịch vụ, thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh, thành trong nước và Trung Quốc.

Lạng Sơn có địa hình phổ biến là núi thấp và đồi, giữa các vùng có nhiều hang động sườn dốc đứng, các núi đất xen núi đá chia cắt phức tạp. Với đặc thù là khí hậu ẩm, thuộc khí hậu ôn đới và phân mùa rõ rệt, lượng mưa trung bình hàng năm thấp, tập trung chủ yếu ở mùa hè, mùa đông khô, hạn nên việc canh tác, sản xuất có phần bất lợi, theo mùa. Lạng Sơn thuận lợi phát triển thế mạnh về rừng, có thể phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng nhiệt đới, ôn đới, đặc biệt là các loại cây ăn quả lâu năm, cây lấy gỗ, cây đặc sản hồi, trám song hạn chế về đất canh tác, sản xuất.

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Lạng Sơn không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, khá phong phú, đa dạng về chủng loại nhưng lại phân bố ở nhiều vùng khác nhau; thế mạnh được phát huy chủ yếu là công nghiệp khai khoáng, sử dụng khoáng sản làm nguyên vật liệu xây dựng và phân bón.

2.1.1.2. Đặc điểm về dân số, lao động

Tỉnh Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, 200 đơn vị hành chính cấp xã (181 xã, 05 phường, 14 thị trấn) và 1.705 thôn, tổ dân phố1; trong đó có 05 huyện biên giới và 21 xã, thị trấn biên giới. Số dân của Lạng Sơn thấp gồm 782.811 người, đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và thứ 9/14 tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc, trong đó có 382.884 nữ, chiếm 48,91% tổng dân số. Dân số tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, với 622.646 người, chiếm 79,54% tổng dân số. Mật độ dân số thấp 94,20 người/km2

.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Lạng Sơn là 500.033 người, số lao động trong khu vực nông thôn là chủ yếu (chiếm 82,39%). Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chiếm 62,25% tổng dân số. Lao động làm việc trong các khu vực: nhà nước chiếm 9,55%; ngoài nhà nước chiếm 88,74%; trong khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp, chỉ 1,71%. Lao động làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 57,6%; ngành dịch vụ, chiếm 32,8%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 9,6%.

Trình độ của lao động tương đối thấp, chỉ có 55,45% lực lượng lao động toàn tỉnh có trình độ từ trung học cơ sở trở lên, tỷ trọng này thấp hơn so với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc (63,5%) và cả nước (67,6%); lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên chỉ có 19,11%, tỷ lệ này tương đương với vùng Trung du và miền núi phía Bắc (19%) và thấp hơn so với bình quân chung của cả nước (23,1%) [14].

2.1.1.3. Về văn hoá - xã hội

Lạng Sơn là tỉnh biên giới, cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hoá với nước láng giềng Trung Quốc, là nền tảng cơ bản tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hoá của tỉnh Lạng Sơn. Văn hoá Lạng Sơn nổi tiếng với Lễ hội truyền thống nhiều về số lượng, phong phú về nội dung, loại hình và văn hoá ẩm thực, nghệ thuật dân gian hát Then - đàn tính, nghệ thuật hát Si, lượn.

1

Tại thời điểm năm 2018, tỉnh Lạng Sơn có 226 đơn vị hành chính cấp xã và 2.314 thôn, tổ dân phố (đến thời điểm hiện tại, giảm 26 đơn vị hành chính cấp xã; 609 thôn, tổ dân phố).

Tuy là một tỉnh miền núi, biên giới, song hệ thống giáo dục đào tạo tỉnh Lạng Sơn đến nay đã được củng cố, duy trì, phát triển, hoàn chỉnh ở mọi cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động xây dựng tự do tại tỉnh Lạng Sơn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)