Công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động xây dựng tự do tại tỉnh Lạng Sơn (Trang 68 - 72)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý về an toàn vệ sinh lao động tạ

2.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động

Hàng năm, các sở, ngành trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thanh tra, kiểm tra, phối hợp kiểm tra liên ngành về công tác ATVSLĐ - Phòng chống cháy nổ theo chuyên đề, kiểm tra theo lĩnh vực phụ trách. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và nhắc nhở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa làm tốt công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, công tác y tế...; kiến nghị các đơn vị cơ sở khắc phục kịp thời các thiếu sót không đảm bảo ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc.

Sở LĐTBXH còn có các cơ quan kiểm tra ATVSLĐ theo chuyên ngành như: Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và CNCH), Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông - Vận tải thực hiện kiểm tra về ATVSLĐ. Tuy nhiên, số cơ sở được kiểm tra vẫn do các ngành công an, lao động và công thương kiểm tra là chủ yếu.

Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra về ATVSĐ trên toàn tỉnh trong giai đoạn 2013-2018: tổ chức 8.163 cuộc thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ đối với 5.575 đơn vị. Trong đó: 216 cuộc thanh tra, kiểm tra về công tác ATVSLĐ tại 734 doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn tỉnh; kiểm tra định kỳ, đột xuất, theo chuyên đề 8.006 cuộc tại 4.801 lượt cơ sở về công tác phòng cháy chữa cháy. Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ ở cấp huyện còn rất hạn chế, chỉ có 05/11 huyện thực hiện kiểm tra ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, trung bình mỗi địa bàn tổ chức 0,73 cuộc kiểm tra/6,1 doanh nghiệp, cơ sở/ năm. Các đơn vị được kiểm tra chủ yếu là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có địa điểm cố định. Kiểm tra về ATVSLĐ đối với công trình xây dựng trên địa bàn còn hạn chế.

Bảng 2.12: Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013 - 2018

TT Cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm tra Số cuộc kiểm tra Số lƣợt cơ sở đƣợc kiểm tra 1 Công an tỉnh 8.006 4.801

2 Hội nông dân tỉnh 55 55

3 Liên đoàn lao động tỉnh 8 109

4 Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh 8 24

5 Sở Công thương 18 82

6 Sở Tài nguyên và môi trường 2 5

7 Sở Xây dựng 9 9

8 Sở Y tế 8 81

9 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 27 225

10 UBND huyện Cao Lộc 5 38

11 UBND huyện Chi Lăng 2 3

12 UBND huyện Bình Gia 2 13

13 UBND huyện Hữu Lũng 10 115

14 UBND thành phố Lạng Sơn 3 15

Cộng 8.163 5.575

Nguồn: [24]

Thực hiện chiến dịch thanh tra lao động diễn ra từ năm 2017, Thanh tra Sở LĐTBXH đã đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ đối với các cở sở xây dựng, khai thác đá, chế biến gỗ theo phát động của Thanh tra Bộ LĐTBXH. Trung bình mỗi năm tiến hành 2 cuộc thanh, kiểm tra doanh nghiệp, với khoảng 30 doanh nghiệp. Tuy nhiên việc kiểm tra, thanh tra ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp những năm gần đây cũng thực hiện khó khăn do thực hiện quy định về việc thanh kiểm tra định kỳ không quá 01 lần/1 doanh nghiệp.

Đối với các công trình xây dựng, Sở Xây dựng tỉnh đã tiến hành kiểm tra trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu liên quan trong hoạt động xây dựng, và việc thực hiện các quy phạm,

tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây dựng và các quy định của pháp luật trong đầu tư xây dựng. Trung bình hàng năm, giai đoạn 2016-2020, Sở Xây dựng tiến hành kiểm tra khoảng 12- 15 công trình/năm, chiếm 1,3% số công trình được cấp phép xây dựng hàng năm. Như vậy, nếu cấp huyện, cấp xã không tham gia tiến hành kiểm tra về ATVSLĐ đối với các công trình tại địa bàn thì công tác đảm bảo ATVSLĐ trong xây dựng bị đe doạ nghiêm trọng.

Nhìn chung việc thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ đã được các ngành chức năng, UBND các huyện thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên số đối tượng được kiểm tra, thanh tra về ATVSLĐ còn hạn chế, đặc biệt là việc kiểm tra tại cấp cơ sở (6/11 huyện chưa tiến hành thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ); chưa thực hiện kiểm tra ATVSLĐ đối với người làm xây dựng tự do.

Tiểu kết chƣơng 2

Lao động làm xây dựng tự do trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có xu thế ngày càng gia tăng. NLĐ xây dựng tự do làm việc thủ công, điều kiện lao động nặng nhọc, tiếp xúc nhiều yếu tố có hại, dễ xảy ra tai nạn, rủi ro, năng suất lao động thấp. Đa số người lao động có trình độ thấp, ít có điều kiện tiếp cận thông tin về ATVSLĐ, thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn, chưa được đảm bảo về điều kiện làm việc ATVSLĐ, có nhiều nguy cơ rủi ro về TNLĐ. Số TNLĐ đối với NLĐ xây dựng tự do vẫn xảy ra song chưa được thống kê, báo cáo đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định. Khi xảy ra tai nạn, rủi ro, đa số NLĐ không được bồi thường, trợ cấp TNLĐ, không có đủ kinh phí để thanh toán các chi phí phát sinh; phải tự lo chi phí y tế điều trị, không có điều kiện điều trị, khám chữa bệnh định kỳ và chăm sóc, phục hồi sức khoẻ; NLĐ khi bị TNLĐ trở thành gánh nặng cho người thân, gia đình và xã hội.

Công tác quản lý ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được phân cấp quản lý theo ngành, lãnh thổ và được triển khai, thực hiện cơ bản theo đúng quy định của pháp luật, song hoạt động quản lý ATVSLĐ còn tập trung ở một số ngành chức năng. Công tác quản lý NLĐ tự do nói chung, quản lý ATVSLĐ đối với NLĐ làm xây dựng nói rêng còn chưa được thống kê, quản lý đầy đủ. việc tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ xây dựng tự do nói chung còn nhiều hạn chế, chưa đến được NLĐ; việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ xây dựng tự do kết quả còn thấp; hoạt động thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ trực tiếp đối với NLĐ, tại công trình thi công còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG XÂY DỰNG TỰ DO

TẠI TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động xây dựng tự do tại tỉnh Lạng Sơn (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)