Cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý về an toàn vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động xây dựng tự do tại tỉnh Lạng Sơn (Trang 44 - 46)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh lạng sơn

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý về an toàn vệ sinh lao động

UBND tỉnh Lạng Sơn hiện nay có 19 cơ quan chuyên môn trực thuộc, gồm 17/19 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất như các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 02/19 cơ quan được tổ chức theo đặc thù của tỉnh là Sở Ngoại vụ và Ban Dân tộc. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc UBND tỉnh. Dưới đó là hệ thống UBND của 10 huyện, 01 thành phố trực thuộc tỉnh và 200 xã, phường, thị trấn.

Để đảm bảo thực thi công tác quản lý về ATVSLĐ trên địa bàn, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ đối với Sở LĐTBXH, các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Trong đó, Sở LĐTBXH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Phòng LĐTBXH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh, cấp huyện quản lý nhà nước về ATVSLĐ.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở LĐTBXH cử 01 lãnh đạo Sở phụ trách lĩnh vực ATVSLĐ và giao Phòng Lao động việc làm - Bảo hiểm xã hội (có 5 cán bộ công chức, trong đó có 01 cán bộ được đào tạo chuyên ngành ATVSLĐ) tham mưu thực hiện chức năng quản lý về ATVSLĐ; Thanh tra Sở (gồm có 4 - 5 công chức) tham mưu thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ và điều tra TNLĐ theo thẩm quyền. Tại

cấp huyện, Phòng LĐTBXH huyện cử 01 lãnh đạo phòng và 01 công chức phụ trách lao động tham mưu, thực hiện chức năng quản lý về ATVSLĐ trên địa bàn huyện. Tại cấp xã, cử 01 lãnh đạo và cán bộ công chức văn hoá xã (01- 2 công chức) tham mưu, thực hiện quản lý ATVSLĐ trên địa bàn.

Theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, lãnh đạo các cơ quan đã phân công cán bộ phụ trách, tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, quy định về ATVSLĐ đối với đối tượng thuộc phạm vi ngành quản lý. Hiện nay, trong cơ cấu các phòng chuyên môn của các sở, ngành có liên quan về ATVSLĐ không có phòng ATVSLĐ nên công tác ATVSLĐ được giao chủ yếu về Văn phòng, Thanh tra hoặc phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan quản lý về ATVSLĐ. Theo phân cấp quản lý của UBND tỉnh, Sở Xây dựng (phòng Thanh tra, phòng Quản lý xây dựng, Phòng Hạ tầng kỹ thuật và Vật liệu xây dựng), Sở Giao thông - Vận tải (phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông, phòng Quản lý vận tải, Phương tiện và Người lái), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông (Phòng Quản lý xây dựng công trình) thực hiện quản lý ATVSLĐ trong xây dựng.

Bên cạnh đó, các cơ quan như: Bảo hiểm xã hội, các tổ chức chính trị, đoàn thể, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Liên minh hợp tác xã,.. cũng tham gia tuyên truyền, giám sát, phối hợp thúc đẩy thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định về ATVSLĐ trên địa bàn theo Luật quy định.

Để tư vấn cho UBND tỉnh trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã thành lập và kiện toàn Hội đồng ATVSLĐ tỉnh Lạng Sơn gồm 12 thành viên: Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực LĐTBXH; 03 Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở LĐTBXH, phó Giám đốc Sở Y tế, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh và 8 thành viên. Trong đó, Cơ quan giúp việc cho Hội đồng là Sở LĐTBXH.

Qua khảo sát thông tin của 30 cán bộ phụ trách về ATVSLĐ tại các sở, ban, ngành và cán bộ, lãnh đạo phụ trách công tác ATVSLĐ tại 11 Phòng

LĐTBXH cấp huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn cho thấy các cán bộ đều có trình độ Đại học trở lên và có kinh nghiệm công tác lâu năm (trên 5 năm), chỉ có 01 trường hợp công tác từ 3-5 năm. Tuy nhiên phần lớn cán bộ được đào tạo theo chuyên ngành xã hội học, quản trị nhân lực 16/30 cán bộ, chiếm 53,3%), chỉ có 7/30 cán bộ, chiếm 23,3% thuộc các sở, ngành (Xây dựng, Giao thông Vận tải, Công thương) được đào tạo theo chuyên ngành kỹ thuật và 7/30 trường hợp được đào tạo với chuyên ngành khác (sư phạm, nông nghiệp). Các cán bộ phần lớn không được giao nhiệm vụ cụ thể về công tác ATVSLĐ, mà thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban công tác hoặc được chỉ định thực hiện khi có nhiệm vụ phát sinh. Tại các phòng chuyên môn của các sở, huyện, cán bộ phụ trách ATVSLĐ chưa được bố trí công tác ổn định, thường bị luân chuyển, điều động theo yêu cầu công tác, đặc biệt trong thời gian qua, khi thực hiện chính sách tinh giản biên chế và sắp xếp bộ máy quản lý nhà nước nên có nhiều cán bộ phụ trách công tác ATVSLĐ đã thay đổi. Theo thống kê có 10/30 cán bộ (chiếm 33,3%) phụ trách công tác ATVSLĐ trên 5 năm; 14/30 cán bộ (chiếm 46,7%) phụ trách công tác ATVSLĐ từ 1-3 năm; 6/30 cán bộ (chiếm 20%) phụ trách công tác ATVSLĐ dưới 01 năm. Do kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực nên thời gian cán bộ thực hiện nhiệm vụ về công tác ATVSLĐ là rất hạn chế, phần lớn tập trung trong dịp Tháng hành động về ATVSLĐ và khi thực hiện báo cáo định kỳ, hoặc khi được giao xử lý các công việc phát sinh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động xây dựng tự do tại tỉnh Lạng Sơn (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)