7. Kết cấu của đề tài
1.5. Kinh nghiệm tạo động lực lao động của một số doanh nghiệp và bà
và bài học rút ra cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bắc Ninh Trƣờng Hải
1.5.1. Kinh nghiệm tạo động lực lao động của các doanh nghiệp
1.5.1.1. Kinh nghiệp của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch Vụ Thương Mại và Vận Tải Việt Hải
Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch Vụ Thương Mại và Vận Tải Việt Hải được thành lập ngày 24/7/2004. Sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là thiết kế đóng mới ơ tơ chun dung và kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ. Ban lãnh đạo Công ty đã quan tâm, dành nguồn đầu tư về tinh thần và vật chất để phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cơng ty đã có nhiều nỗ lực trong công tác tạo động lực lao động, nhờ đó góp phần giúp doanh nghiệp ổn định nguồn nhân lực, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh theo đúng định hướng, cụ thể như sau:
- Công tác tạo động lực lao động thơng qua các biện pháp kích thích vật chất: Tiền lương, Tiền thưởng và Phụ cấp, phúc lợi được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động. Chế độ khen thưởng kịp thời cho người lao động. Hệ thống phụ cấp, phúc lợi của Công ty tương đối phong phú và đầy đủ, tác động trực tiếp đến tâm lý người lao động, tạo cho họ có cái nhìn thiện cảm về Công ty. Thể hiện được sự quan tâm của Công ty đối với người lao động.
- Công tác tạo động lực thơng qua các biện pháp kích thích tinh thần: + Cơng tác phân cơng, bố trí cơng việc thực hiện khá chi tiết và đầy đủ, hợp lý, có sự rõ ràng qua các bản phân công nhiệm vụ của từng vị, tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành cơng việc của mình một cách thuận tiện hơn.
+ Công ty đã quan tâm và trang bị đầy đủ các điều kiện làm việc để người lao động có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ và đạt hiệu quả. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện giữa quản lý với nhân viên và các đồng nghiệp với nhau.
+ Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có nhiều cơ hội tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, thúc đẩy họ phấn đấu hồn thành cơng việc, nâng cao năng lực; công tác phát triển cán bộ nguồn được tiến hành cơng khai, có quy hoạch cụ thể, quy trình bổ nhiệm chặt chẽ, rõ ràng.
+ Công ty chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm tăng cường tinh thần đồn kết, gắn bó trong tập thể người lao động, tạo nên nét đặc trưng của đơn vị.
Trong những năm gần đây, nhờ chú trọng đến công tác tạo động lực lao động nên bước đầu, Công ty cũng đạt được những thành quả nhất định, đội ngũ cán bộ nhân viên gắn bó, đồn kết, sẵn sàng cống hiến cho sự phát triển của Công ty. Việc áp dụng nội quy, quy chế lao động, quy chế tiền lương, chi tiêu nội bộ đã được thực hiện tốt, môi trường, điều kiện làm việc của Công ty cũng được đảm bảo, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định nguồn nhân lực, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh theo đúng định hướng.
1.5.1.2. Kinh nghiệp của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kinh Doanh Ơ Tơ Thăng Long
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kinh Doanh Ơ Tơ Thăng Long được thành lập năm 2012, là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và lắp ráp các sản phẩm ô tô của hãng Ford. Cơng ty sử dụng các hình thức tạo động lực bao gồm cả các biện pháp tài chính và phi tài chính. Đa số lao động đều hài lịng với cơng việc, mức thưởng, phúc lợi cơ bản của cơng
ty, cụ thể như sau:
- Cách tính lương rõ ràng, minh bạch, hàng tháng trả lương đầy đủ và đúng hạn cho người lao động. Tiền lương phụ thuộc vào ngày công làm việc thực tế và theo mức độ đóng góp của người lao động nên đã khuyến khích mọi người tích cực làm việc.
- Chế độ phúc lợi cơ bản như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và chế độ ngày Lễ, Tết được thực hiện đày đủ.
- Môi trường và điều kiện làm việc: Chế độ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đảm bảo theo quy định của pháp luật góp phần tạo nên trật tự kỷ cương trong lao động tại nơi làm việc. Điều kiện an tồn vệ sinh lao động được cơng ty hết sức chú trọng, luôn đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho người lao động khi làm việc, điều này tạo cho người lao động tâm lý tin vào công ty, cảm thấy mình được tơn trọng.
- Cơng ty làm khá tốt về công tác tạo động lực cho người lao động qua việc tạo điều kiện để người lao động hồn thành nhiệm vụ như: có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt; mơi trường làm việc an tồn, đầy đủ các phương tiện hỗ trợ, phòng chống rủi ro; khơng khí làm việc cởi mở, thân thiện, hịa đồng.
Bằng hướng đi chiến lược đã được hoạch định, đội ngũ nhân lực đạt chuẩn cả về chất lẫn lượng cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu, Cơng ty đã dần tạo được uy tín với các chủ đầu tư, đồng thời tạo được nền móng vững chắc để phát triển trong điều kiện mới. Công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kinh Doanh Ơ Tơ Thăng Long đã có những thành cơng nhất định, tác động tích cực đến hiệu quả cơng việc của người lao động góp phần giúp doanh nghiệp ổn định nguồn nhân lực, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh theo đúng định hướng.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bắc Ninh Trường Hải một thành viên Bắc Ninh Trường Hải
công trong thu hút và giữ chân nhân tài, tác giả rút ra một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho Cơng ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hịa Bình như sau:
Việc quan tâm đến nhu cầu vật chất (lương, thưởng…) là điều quan trọng. hơn hết. Nâng cao thu nhập cho người lao động phải được coi là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Cần gắn trách nhiệm và thu nhập thực tế của người lao động với số lượng và chất lượng công việc mà họ đã hoàn thành. Phần thù lao khơng cố định mà thay đổi tùy theo tình hình thực hiện cơng việc của người lao động. Như vậy, người lao động sẽ nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa thù lao mà họ nhận được với kết quả thực hiện công việc của bản thân, từ đó kích thích họ làm việc tốt hơn. Tạo ra môi trường làm việc tốt, công bằng cho tất cả thành viên trong doanh nghiệp sẽ làm cho người lao động phấn đấu làm việc để có cơ hội thăng tiến, nâng cao trình độ chuyên môn. Doanh nghiệp cần quan tâm đến các chương trình phúc lợi cho người lao động hăng say làm việc.
Doanh nghiệp cần làm tăng quyền tự chủ của người lao động, khuyến khích người lao động tham gia vào các quá trình ra quyết định. Điều này sẽ giúp người lao động làm việc có trách nhiệm, sáng tạo và hiệu quả hơn, làm tăng sự thỏa mãn với công việc. Cùng với việc quan tâm đến nhu cầu vật chất, doanh nghiệp cần chú ý đến các nhu cầu tinh thần của người lao động như tạo điều kiện cho người lao động được giao lưu, học tập, phát huy khả năng của mỗi người. Từ đó người lao động sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
Tiểu kết chƣơng 1
Qua chương 1 chủ yếu tập trung nêu ra một số vấn đề cơ bản về tạo động lực lao động trong các doanh nghiệp như khái niệm, nội dung tạo động lực, các nhân tố tác động đến tạo động lực.
Tạo động lực là một hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc. Nội dung tạo động lực cho người lao động trong các doanh nghiệp bao gồm: Tạo động lực bằng vật chất (tạo động lực bằng lương, bằng thưởng, phúc lợi dịch vụ) và tạo động lực bằng tinh thần (Môi trường và điều kiện làm việc, bản thân công việc,…)
Các nhân tố tác động đến tạo động lực lao động được chia thành 2 nhóm nhân tố: Nhân tố bên trong (Bản thân người lao động, yếu tố thuộc doanh nghiệp, bối cảnh của nền kinh tế), nhân tố bên ngồi (Chính sách phát luật của nhà nước, đối thủ cạnh tranh).
Các lý thuyết đưa ra trong chương 1 là tiền đề lý luận trong công việc nghiên cứu được thực trang lao động cho người lao động tại doanh nghiệp cụ thể, giúp chúng ta có thể nhân xét, đánh giá được những ưu và nhược điểm của tạo động lực trong doanh nghiệp đó.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN BẮC NINH
TRƢỜNG HẢI
2.1. Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bắc Ninh Trƣờng Hải