Các biện pháp chống ồn 9 0-

Một phần của tài liệu Giáo trình: Kỹ thuật môi trường pptx (Trang 91 - 92)

a - Quy hoạch kiến trúc xây dựng hợp lý

Hạn chế sự lan truyền tiếng ồn ngay trong nội bộ nhà máy. Giữa nhà máy và khu dân cư cần có khu đệm, có dải cây xanh cách ly, hai bên đường phố trồng cây xanh để chống ồn và chống ô nhiễm không khí.

Cường độ âm ở một điểm cách nguồn r(m) xác định bởi : L(r) = LW - 10logF - 20 logr - 10logΩ

Với LW là mức công suất của nguồn (dB).

Ω là góc vị trí của nguồn âm trong không gian.

Nếu nguồn âm đặt trong không gian thì Ω = 4π ; 10logΩ = 11 Nếu nguồn âm đặt trên mặt phẳng thì Ω = 2π ; 10logΩ = 8 Nếu nguồn âm đặt cạnh góc nhị diện Ω = π ; 10logΩ = 5 Nếu nguồn âm đặt cạnh góc tam diện Ω = π/2 ; 10logΩ = 2 Âm thanh khi lan truyền trong không khí bị tắt dần nên :

L(r) = LW - 10logF - 20 logr - 10logΩ - 1.000

r La

(dB) Với ∆La là độ tắt dần của âm thanh trong không khí (dB/km). Nếu có nhiều nguồn ồn cùng tác dụng thì mức ồn tổng cộng là : - Trường hợp có n nguồn có mức công suất như nhau và bằng L1 : L = L1 + 10.lgn (dB)

- Trường hợp có hai nguồn mức công suất là L1 và L2 (L1 > L2) :

∆L là mức tăng thêm, phụ thuộc hiệu (L1 - L2).

Trường hợp có nhiều nguồn với mức công suất khác nhau thì nhóm hai nguồn một từ mức lớn nhất đến mức nhỏ nhất và tính tương tự như trên.

Khi quy hoạch nhà máy cần bố trí các nguồn ồn ở cuối hướng gió chính trong năm để dễ xử lý, xung quanh nguồn ồn nên trồng cây xanh. Các trung tâm điều khiển nên đặt riêng và ngăn cách với nguồn ồn.

b - Giảm ồn tại nguồn

Đây là biện pháp chủ yếu. Muốn vậy phải hiện đại hóa thiết bị, hoàn thiện quá trình công nghệ : thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng. Bố trí cũng như tổ chức thời gian hoạt động của các nguồn ồn hợp lý. Tự động hóa các khâu điều khiển, giảm bớt số lượng nhân viên cũng như thời gian làm việc trong môi trường ồn.

c - Cách âm giảm chấn động

Dùng gối đỡ bệ máy có lò xo hoặc cao su đàn hồi cao, sử dụng các kết cấu treo có lò xo đàn hồi.

d - Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền

Chủ yếu là hút âm và cách âm. Nguyên lý hút âm là dựa vào sự biến đổi năng lượng âm thanh thành năng lượng nhiệt, cơ hoặc dạng năng lượng khác.

Nguyên lý cách âm : Sóng âm tới bề mặt kết cấu, kết cấu này bị dao động cưỡng bức trở thành nguồn âm mới và bức xạ năng lượng sang không gian bên cạnh.

Khả năng hút âm của vật liệu phụ thuộc tính xốp của vật liệu, càng xốp hút âm càng tốt.

Khả năng cách âm của kết cấu phụ thuộc kích thước, trọng lượng, độ cứng của kết cấu vào ma sát trong của vật liệu và dải tần số của tiếng ồn.

Thường phối hợp cả cách âm và hút âm để chống ồn. e - Tuyên truyền giáo dục

Tuyên truyền về tác hại tiếng ồn và các biện pháp chống ồn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Giáo dục con người ý thức tự giác, tôn trọng người khác trong sinh hoạt và nghỉ ngơi.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Kỹ thuật môi trường pptx (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)