Do bức xạ Mặt trời mà nước bốc hơi vào khí quyển. Độ ẩm không khí chỉ mật độ hơi nước trong khí quyển. Có nhiều phương pháp biểu thị độ ẩm.
Biểu thị lượng hơi nước trong một đơn vị thể tích không khí thường đo
bằng g/cm3 hay kg/m3. Việc đo a rất khó nên trong thực tế thường dùng áp suất hơi nước để biểu thị a.
b - Áp suất hơi nước
Là áp lực do hơi nước gây ra trên một đơn vị diện tích. Đơn vị đo là mHg hay mbar. Sự phụ thuộc của E vào nhiệt độ có dạng :
E(mHg) 30 20 10 0 t(0C) - 10 0 10 20 30
Ở mỗi nhiệt độ, mật độ hơi nước nhiều thì áp suất hơi nước sẽ lớn, đến một giới hạn nhất định hơi nước sẽ bắt đầu ngưng tụ chuyển sang thể lỏng. Trạng thái giới hạn này gọi là không khí bão hòa hơi nước và áp suất hơi nước bão hòa (E) ở nhiệt độ đó.
c - Độ ẩm tương đối R
Là tỷ số giữa áp suất hơi nước thực tế (e) với áp suất hơi nước bão hòa E ở cùng nhiệt độ : % 100 E e R =
Độ ẩm tương đối R cho biết mức độ bão hòa hơi nước trong không khí. d - Độ thiếu hụt bão hòa d
Độ thiếu hụt bão hòa là một đại lượng biểu thị mức độ bão hòa hơi nước trong khí quyển :
d = E – e
Độ thiếu hụt bão hòa lớn thì độ ẩm tương đối nhỏ và ngược lại.
Độ ẩm thay đổi theo thời gian và không gian. Trong ngày a lớn nhất vào chiều tối và nhỏ nhất lúc bình minh vì ban ngày nước bốc hơi nhiều, còn ban đêm hơi nước ngưng tụ. Độ ẩm tương đối trong ngày thay đổi ngược với a.
Trong năm sự thay đổi của a giống với nhiệt độ : Lớn nhất vào tháng 7, nhỏ nhất vào tháng 1. Càng lên cao a càng giảm. Ở miền nóng a lớn hơn miền lạnh. Gần biển a lớn hơn trong lục địa.
§ 5 CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Động vật và thực vật trên Trái đất cần không khí để sống và phát triển. Môi trường không khí đã và đang bị ô nhiễm do các chất độc hại và bụi tồn tại trong không khí, chúng rất đa dạng nên khó phân loại chi tiết. Tuy nhiên để dễ xét thường phân thành 2 loại lớn :
- Các chất ô nhiễm sơ cấp : Bao gồm tất cả những chất được phát ra trực tiếp từ nguồn tạo thành.
Các chất ô nhiễm thứ cấp : Bao gồm những chất được tạo ra trong khí quyển do tương tác hóa học các chất ô nhiễm sơ cấp với nhau hoặc với khí quyển.