Tiêu chí đánh giá thể lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác điểm đỗ xe hà nội (Trang 32 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực trong doanh

1.3.1. Tiêu chí đánh giá thể lực

Tiêu chí đánh giá thể lực ở các nước thường dùng cac nhân tố trắc học: chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tâm thần,

tai, mũi, họng… Ngoài ra, việc đánh giá sức khỏe cịn có thể thơng qua các chỉ tiêu: tỉ lệ sinh, chết, biến động tự nhiên, tuổi thọ trung b nh, cơ cấu giới tính.

Thể lực là tình trạng sức khỏe của NNL bao gồm nhiều yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần và phải đảm bảo được sự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài. Theo Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health Organization): "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và

xã hội, chứ không phải là chỉ là khơng có bệnh tật hay tàn phế”. Nâng cao sức

khỏe là nâng cao sự phát triển hài hòa của con người cả về vật chất và tinh thần, đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, là năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận dụng trí tuệ, biến tư duy thành thực tiễn.

Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức khỏe cơ bắp trong công việc. Thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực. Vì vậy để nâng cao thể lực một cách tồn diện, chúng ta cần phải nâng cao sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần.

Trên thực tế, đánh giá thể lực, ngoài đánh giá sức khỏe thể chất của người lao động khơng những bằng những tiêu chí đơn giản, mà cịn dựa vào những tiêu chí phức tạp hơn như t nh trạng ốm, tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, khả năng chịu đựng trong mọi điều kiện, khí hậu, điều kiện làm việc của người lao động. Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai. Mọi người lao động, dù lao động cơ bắp hay lao động trí óc đều cần có sức vóc, thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức và hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Mặc dù, mỗi yếu tố có vai trị nhất định, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.

Để đánh giá thể lực của người lao động, thông thường các cơ sở y tế sẽ khám sức khỏe, trên cơ sở kết quả sẽ phân loại theo các tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đã ban hành. Theo Quyết định số 1266/BYT-QĐ ngày 21 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, sức khỏe cán bộ được phân thành 5 loại sau:

-Loại A : Khỏe mạnh

-Loại B1: Đủ sức khỏe công tác

-Loại B2: Đủ sức khỏe cơng tác, mắc một số bệnh mạn tính cần theo dõi -Loại C : hơng đủ sức khỏe công tác tại thời điểm khám sức khỏe -Loại D : hông đủ sức khỏe để tiếp tục công tác.

Cụ thể, cơ quan y tế sẽ khám tổng thể các bộ phận, cơ quan cơ thể mỗi người, sau đó đối chiếu tiêu chuẩn quy định để đánh giá t nh trạng sức khỏe. Từ cơ sở đó, các đơn vị, tổ chức dựa vào giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp và xác nhận cho từng người lao động, từ đó đơn vị, tổ chức đối chiếu và so sánh giữa các năm để xem xét diễn biến về tình trạng thể lực của tùng người lao động để có những biện pháp phù hợp nhằm duy trì, phát triển về thể lực cho người lao động.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác điểm đỗ xe hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)