Chƣơng 1 TỔNG QUAN
2.1. Sự phát triển và hoạt động thi công xây dựng của Công ty Cổ phần
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1983
Công ty CP Đầu tư và xây dựng Xuân Mai tiền thân là Nhà máy Bê tông tấm lớn Xuân Mai được thành lập ngày 29 tháng 11 năm 1983 theo Quyết định số 1434-BXD/TCCB của Bộ Xây dựng do Liên Xơ giúp đỡ xây dựng. Nhà máy có quy mơ lớn và trang thiết bị đồng bộ để sản xuất cấu kiện bê tông tấm lớn phục vụ lắp dựng chung cư tại Xuân Mai và Hà Nội.
Năm 1996
Nhà máy Bê tông Xuân Mai được đổi tên thành Nhà máy Bê tông và Xây dựng Xuân Mai và chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam theo Quyết định số 1049 BXD/TCLĐ ngày 06/12/1996 của Bộ Xây dựng.
Công ty đã chủ động ký kết chuyển giao công nghệ với hãng Saret International của Cộng hòa Pháp để đầu tư dây chuyền bê tông dự ứng lực
khẩu độ nhỏ sản xuất dầm PPB phục vụ cho việc lắp dựng các cơng trình dân dụng. Sản phẩm dầm PPB đã được áp dụng rộng rãi ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Năm 1999
Được sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng, Công ty Xuân Mai đã hợp tác với hãng RONVEAUX của Vương quốc Bỉ xây dựng một dây chuyền sản xuất các cấu kiện bê tông cốt thép ứng suất trước tiền chế khẩu độ lớn bằng phương pháp kéo trước tại nhà máy Bê tông Xuân Mai để sản xuất cấu kiện bê tông dự ứng lực phục vụ cho việc lắp dựng các khu chung cư cao tầng, nhà máy cơng nghiệp, cơng trình cơng cộng và các cơng trình giao thơng. Sản phẩm bê tơng ứng suất trước tiền chế có những tính năng, ưu điểm vượt trội như: Chất lượng cao, tính bền, ít phải bảo dưỡng khi sử dụng, tạo ra những khơng gian lớn từ đó tạo ra khoảng mở cho các nhà thiết kế kiến trúc và giúp tiết kiệm các chi phí cơng trình.
Năm 2003
Nhà máy tiến hành cổ phần hóa đổi tên thành Cơng ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai theo Quyết định số 1434/QĐ-BXD của Bộ Xây Dựng.
Năm 2005
Công ty là đơn vị đầu tiên và duy nhất của ngành xây dựng Việt Nam nhận “Giải thưởng Nhà nước về Khoa học cơng nghệ” cho cơng trình ứng dụng cơng nghệ sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép dự ứng lực tiền chế bằng phương pháp kéo trước cho các cơng trình xây dựng tại Việt Nam.
Năm 2007
Công ty đã thực hiện niêm yết và giao dịch 10 triệu cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là XMC và Vinaconex Xuân Mai đã nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khốn uy tín” năm 2008 và 2010.
Năm 2008
Cơng ty thực hiện chuyển đổi mơ hình Cơng ty Mẹ - Cơng ty Con theo hướng chun mơn hóa, từng bước mở rộng và hồn thiện mơ hình quản lý hoạt động theo mơ hình Cơng ty Mẹ - Cơng ty Con, qua đó nâng cao hơn nữa thế và lực của Công ty trên thị trường xây dựng.
Năm 2010
Công ty là đơn vị có doanh thu đứng đầu và lợi nhuận đứng thứ 2 trong Tổng công ty VINACONEX. Vinaconex Xuân Mai đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân Chương Lao động Hạng II của Chủ tịch nước trao tặng.
Năm 2013
Được sự nhất trí của Đại Hội đồng Cổ đơng về chủ trương tái cấu trúc Cơng ty, Tổng cơng ty VINACONEX đã chuyển nhượng tồn bộ 10.200.000 cổ phần Công ty CP Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai cho Công ty TNHH Khải Hưng.
Năm 2014
Ngày 21/4/2014, Cơng ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (Tên viết tắt: Xuan Mai Corporation).
Năm 2015
Hợp tác với Công ty Rieckerman - Đức để chuyển giao công nghệ tấm tường rỗng tiền chế Acotec của hãng Elemantic - Phần Lan và lắp đặt dây chuyền sản xuất với trạm trộn của Công ty Frumecar - Tây Ban Nha. Xuân Mai là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sản xuất và ứng dụng tấm tường Acotec trong các cơng trình mang lại nhiều lợi ích như tăng năng suất, tiết kiệm nhân cơng, thân thiện với môi trường...
Năm 2017
Ứng dụng thành công thế hệ công nghệ thi công F4, cho phép đạt tiến độ 3 ngày/tầng. Ngoài ra, Xuân Mai đã khánh thành nhà máy tấm tường
Acotec thứ 2 và đang tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền thứ 3 và thứ 4 để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trải qua hơn 38 năm xây dựng và trưởng thành với những thay đổi thăng trầm qua thời gian, Công ty đã phát triển lớn mạnh toàn diện, ngày càng khẳng định được năng lực, uy tín, vị thế trên thị trường xây dựng. Nhờ vào kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng, Xuân Mai hiện là đơn vị hàng đầu về việc áp dụng công nghệ bê tông dự ứng lực bán tiền chế tại Việt Nam, thực hiện các khâu từ thiết kế, sản xuất cấu kiện tới thi cơng cơng trình. Cơng ty vẫn ln chú trọng đến việc đầu tư và nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới, nỗ lực không ngừng với mục tiêu trở thành Tổng thầu EPC hàng đầu và Nhà phát triển bất động sản uy tín.
Kinh nghiệm thi cơng trong các lĩnh vực hoạt động
Bảng 2.1. Kinh nghiệm hoạt động của công ty trong các lĩnh vực
Lĩnh vực Số năm kinh nghiệm
1. Thiết kế, tư vấn xây dựng cơng trình 18 năm 2. Sản xuất cơng nghiệp 38 năm 3. Xây dựng cơng trình dân dụng 36 năm 4. Xây dựng cơng trình cơng nghiệp 32 năm 5. Xây dựng giao thông, thủy lợi 36 năm 6. Xây dựng trạm điện và đường dây 34 năm
Nguồn: ăn phịng Cơng ty 2.1.2. Hoạt động sản xuất và thi công xây lắp
Các lĩnh vực kinh doanh chính: Đầu tư bất động sản; tổng thầu thi cơng xây lắp các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp, cơng trình giao thơng, thủy lợi; tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát thi công; đầu tư kinh doanh các dự án bất động sản, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng... Công tác thi cơng xây lắp được thực hiện theo quy trình chung như sau:
Sơ đồ 2.1. Trình tự thi cơng một Dự án
Nguồn: Phòng Kĩ thuật thiết bị
Một số hình ảnh các Dự án được Cơng ty đầu tư và sản xuất thi cơng.
Hình 2.1: Sản xuất bê tơng cột, dàn sàn đúc sẵn
Đầu tư / Đấu thầu
Sản xuất cấu kiện
Vận chuyển
Thi công lắp dựng
Nghiệm thu, bàn giao
Hình 2.2: Sản xuất tấm tƣờng Acotec
Hình 2.3: Vận chuyển cấu kiện từ nhà máy sản xuất đến Dự án
Hình 2.5: Dựa án Eco Green City – Nguyễn Xiển
Hiện tại công ty có vốn điều lệ gần 675 tỷ đồng. Tình hình tài chính được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.2. Số liệu tài chính trong 3 năm gần nhất của Cơng ty
(Đơn vị tính: NĐ)
Stt Tài sản
Số liệu tài chính
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Tổng số tài sản có 4.377.475.328.846 5.294.863.685.935 5.022.404.919.766 2 Tổng nợ phải trả 3.670.262.518.127 4.478.944.648.031 4.155.022.080.596 3 Tài sản ngắn hạn 2.837.365.741.464 3.893.161.947.863 3.946.964.517.120 4 Tổng nợ ngắn hạn 2.476.228.170.345 3.240.925.840.187 3.525.534.516.958 5 Tổng nợ dài hạn 1.194.034.347.782 1.238.018.807.844 629.487.563.638 6 Doanh thu 2.854.222.301.454 2.981.935.207.787 2.140.580.057.050
7 Lợi nhuận trước thuế 145.354.954.790 162.778.391.403 143.316.651.307
8 Lợi nhuận
sau thuế 98.300.205.410 119.003.578.434 126.577.661.847
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần đầu tƣ và xây dựng Xuân Mai
Nguồn: ăn phịng Cơng ty
Cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai bao gồm:
- Hội đồng Quản trị: Chủ tịch ông Bùi Khắc Sơn và các ủy viên. - Tổ giúp việc HĐQT;
- Ban kiểm toán nội bộ;
- Ban Tổng giám đốc: Tổng giám đốc ông Nguyễn Cao Thắng và các Phó Tổng giám đốc.
- 11 phịng ban chức năng;
- 08 Công ty thành viên.
2.1.3.2. Cơ cấu lao động
Để duy trì sự ổn định và thành cơng trong 38 năm hình thành và phát triển Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai đó là thành quả của sự đồn kết, gắn bó, khơng ngừng học tập, sáng tạo và tiếp thu những công nghệ mới của các thế hệ cán bộ công nhân viên. Năng lực của cán bộ quản lý và công nhân kĩ thuật được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2.3. Năng lực cán bộ quản lý và kỹ thuật của Công ty STT Cán bộ chuyên môn Số lƣợng Kinh nghiệm STT Cán bộ chuyên môn Số lƣợng Kinh nghiệm
1 Trên Đại học 15 1 - 35 năm kinh nghiệm 2 Đại học 603 3 Cao đẳng, Trung cấp 319 Tổng cộng 937
Nguồn: ăn phịng Cơng ty
Bảng 2.4. Số lƣợng công nhân kỹ thuật
STT Tên ngành nghề lƣợng Số Kinh nghiệm
1 Thợ hàn 120 1 - 35 năm 2 Thợ cơ khí 7 1 - 35 năm 3 Thợ lái cẩu 73 1 - 35 năm 4 Thợ điện nước 47 1 - 35 năm 5 Thợ sửa chữa máy 19 1 - 35 năm 6 Thợ vận hành máy 77 1 - 35 năm 7 Thợ lắp dựng cấu kiện 65 1 - 35 năm 8 Thợ cốt thép 31 1 - 35 năm 9 Thợ sản xuất cấu kiện 134 1 - 35 năm 10 Thợ khác 37 1 - 35 năm 11 Lái xe 42 1 - 35 năm
2.2. Thực trạng quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần đầu tƣ và xây dựng Xuân Mai phần đầu tƣ và xây dựng Xuân Mai
2.2.1. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai
Hiện tại, Công ty đang tuân thủ và triển khai theo các yêu cầu của Luật an toàn và các Nghị định, thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành để thực hiện công tác quản lý an tồn. Cơng ty đã ban hành quyết định thành lập và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phịng ban, vị trí cơng tác trong cơng tác quản lý an toàn.
2.2.1.1. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động
Công ty đã ra quyết định thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động theo Quyết định số 135A/2018/QĐ-XMC-VP ban hành ngày 12/7/2018 với 5 thành viên. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tại Cơng ty có nhiệm vụ:
- Xây dựng nội quy, quy trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
- Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện cơng tác an tồn, vệ sinh lao động; - Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động, người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy cải thiện các điều kiện làm việc cơng bằng, an tồn cho người lao động; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về an tồn, vệ sinh lao động.
2.2.1.2. Phịng an tồn - Chun trách về an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ - bảo vệ môi trường
Cơng ty thành lập Phịng an toàn theo quyết định Số: 103/2018/QĐ/XMC/VP ngày 8/6/2018 với nhân sự bao gồm: 01 Trưởng phịng và 05 nhân viên. Phịng an tồn có chức năng và nhiệm vụ:
Chức năng:
- Là bộ phận tham mưu cho Hội đồng an toàn vệ sinh lao động, Ban tổng giám đốc về công tác ATVSLĐ- bảo vệ môi trường, an ninh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Quản lý công tác ATVSLĐ – PCCC- BVMT, thực hiện công tác giám sát hoạt động an ninh trên công trường, giám sát và tư vấn các hoạt động y tế trên cơng trình.
Nhiệm vụ:
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và soạn thảo các quy định về ATVSLĐ - PCCC- BVMT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định của Pháp luật;
- Kiểm tra các biện pháp thi công phù hợp với các tiêu chuẩn ATVSLĐ - PCCC- BVMT tại các dự án trước khi trình Ban lãnh đạo cơng ty phê duyệt;
- Tổ chức đào tạo an toàn lao động cho người lao động mới khi bắt đầu vào làm việc tại Công ty;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, cấp chứng nhận, thẻ an toàn và PCCN cho người lao động và lực lượng PCCC cơ sở;
- Lập hệ thống dữ liệu của Công ty về kinh nghiệm xử lý sự cố công trình, các nguyên nhân gây mất an toàn lao động. Nghiên cứu đề xuất giải pháp phịng ngừa.
- Xây dựng, đơn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn vệ sinh lao động hàng năm;
- Xây dựng quy trình xử lý, ứng cứu các tình huống khẩn cấp, quy trình đánh giá rủi ro; phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá rủi ro cho các công việc trước khi triển khai;
- Điều tra tai nạn lao động, sự cố kĩ thuật gây mất an toàn lao động theo quy định của Pháp luật;
- Quản lý theo dõi việc khai báo, kiểm định các thiết bị, máy móc, vật tư và các chất có u cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xây dựng và tổ chức hệ thống an ninh Công ty;
- Kiểm tra, báo cáo thường xuyên, trung thực về tình trạng an ninh, ý thức tuân thủ nội quy an toàn lao động tại các dự án theo ngày, tuần, tháng;
- Phối hợp với bộ phân Cơng đồn cơng tác chăm lo đời sống, sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, giám sát việc tổ chức khám sức khỏe đầu vào cho người lao động tại các cơng trình theo quy định, hướng dẫn việc thực hiện mạng lưới an toàn vệ sinh viên;
- Tập hợp đề xuất với người sử dụng lao động, giải quyết những kiến nghị của đoàn thanh kiểm tra và người lao động về công tác ATVSLĐ.
2.2.1.3. Các tiểu ban an toàn tại các Dự án
Tại các Dự án triển khai thi công, Công ty thành lập các tiểu ban an toàn với nhiệm vụ như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Phòng An tồn, Ban lãnh đạo Cơng ty về tất cả các tai nạn lao động, sự cố liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ xảy ra tại cơng trình.
- Phối hợp với Phịng An tồn, Ban điều hành, Ban chỉ huy công trường xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động, kế hoạch huấn luyện an tồn vệ sinh lao động tại cơng trình.
- Quản lý cơng tác an tồn tại cơng trình theo quy định của Cơng ty và Nhà nước.
- Cùng Ban điều hành, Ban chỉ huy lập biện pháp thi công đảm bảo điều kiện an toàn theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Nhà nước.
- Phối hợp với Phịng An tồn xây dựng các nội quy, quy chế, các nguyên tắc để quản lý cơng tác an tồn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ cho con người và máy móc thiết bị, dụng cụ thi cơng theo các tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước.
- Phối hợp với Ban quản lý dự án, Ban điều hành, Ban chỉ huy cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo quy định của Công ty và của pháp luật Nhà nước.
- Phối hợp với Phịng An tồn tổ chức huấn luyện an toàn nội bộ cho người lao động tham gia thi công tại công trường.
- Phối hợp với phịng An tồn tổ chức các cuộc họp với mạng lưới An toàn viên - Vệ sinh viên để thảo luận các chương trình an tồn và vệ sinh lao động, rút kinh nghiệm giữa các cơng trình với nhau, cập nhật các ý kiến để đóng góp cải tiến điều kiện làm việc.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an