Nhu cầu mong đợi của các bên liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai (Trang 61)

STT Các bên liên quan Nhu cầu và mong đợi

1

Chủ sở hữu (Cổ đông, Hội đồng quản trị) & Ban lãnh đạo Công ty

- Không phát sinh sự cố ATSKNN

- Sử dụng ngân sách ATSKNN tối ưu và tiết kiệm

- Xây dựng văn hóa an tồn tại XMC và hình ảnh thương hiệu là cơng ty thi cơng an tồn

2

Tổ chức cơng đồn & Mạng lưới an tồn vệ sinh viên

- Cơng ty tn thủ các quy định về ATSKNN

3

Người lao động - Thời gian/ chế độ/ điều kiện làm việc đảm bảo theo quy định;

- Cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân; - Thiết bị thi cơng đảm bảo an tồn, được kiểm định, bảo dưỡng đúng thời hạn;

STT Các bên liên quan Nhu cầu và mong đợi

- Các hướng dẫn công việc, biển cảnh báo nguy hiểm dễ thấy, dễ hiểu.

4

Cơ quan quản lý nhà nước: Sở LĐTBXH, Sở Xây dựng,..

- Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động

- Báo cáo TNLĐ, công tác ATVSLĐ & đăng ký thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ đầy đủ thông tin, đúng thời hạn

5

Khách hàng - Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về ATSKNN theo quy định của Khách hàng và yêu cầu pháp luật 6 Nhà cung cấp về ATSKNN, nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, nhà thầu phụ về ATSKNN và chất lượng

- Cung cấp đầy đủ thông tin yêu cầu về ATSKNN

7

Cộng đồng xung quanh dự án/Văn phòng

- Tuân thủ yêu cầu về ATSKNN - Không phát sinh sự cố về ATSKNN

3.2.1.3. Xác định phạm vi hoạt động của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp

+ Căn cứ theo điều khoản 4.3 của tiêu chuẩn; + Hướng dẫn thực hiện:

Hệ thống quản lý ATSKNN cho tất cả các Bộ phận/ đơn vị thuộc Công ty cho các lĩnh vực:

- Hoạt động: Thiết kế, mua sắm, thi công xây lắp, bảo hành các cơng trình cơng nghiệp, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, thủy lợi và giao thông.

- Trụ sở Cơng ty: Tầng 4, Tịa tháp Xn Mai, đường Tô Hiệu, Phường Hà Cầu, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

- Các dự án trên lãnh thổ Việt Nam - Cơ cấu áp dụng cho các phòng ban:

 Ban lãnh đạo Cơng ty

 Văn phịng

 Phịng Tài chính kế tốn

 Phịng Đấu thầu và QLDA

 Phòng Vật tư

 Phòng Kỹ thuật thiết bị

 Phòng Giám sát

 Phòng Quản lý bất động sản

 Phịng An tồn

 Các Ban Điều hành/Ban Chỉ huy công trường

3.2.1.4. Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp

+ Căn cứ theo điều khoản 4.4 của tiêu chuẩn; + Hướng dẫn thực hiện:

Quá trình dự thầu

Các yêu cầu về ATSKNN được Bộ phận chủ trì dự thầu nhận diện, đánh giá khả năng thực hiện và chuyển tải thành Hồ sơ dự thầu – Đề xuất kỹ thuật. Khi có văn bản trúng thầu thì tồn bộ hồ sơ dự thầu sẽ chuyển giao cho dự án triển khai tại hiện trường.

Quá trình thiết kế

Đơn vị chủ trì thiết kế đảm bảo kiểm sốt q trình thiết kế cơng trình tn thủ các quy phạm pháp luật Việt Nam về công tác thi công và ATVSMT. XMC cam kết chỉ các dự án có đủ hồ sơ pháp lý về mặt kỹ thuật thi cơng thì Cơng ty mới bắt đầu triển khai thi công, với mục tiêu tối đa nhằm giảm thiểu rủi ro ATSKNN.

Q trình mua sắm

Phịng Vật tư có trách nhiệm xem xét các yêu cầu về ATSKNN khi mua hàng và triển khai đáp ứng khi tiến hành đánh giá lựa chọn nhà cung cấp và theo dõi hàng về, chất lượng hàng hóa giao tại kho. Các yêu cầu về ATSKNN cần quan tâm như an tồn hóa chất đối với sơn, dầu mỡ dùng cho thi công; hồ sơ kiểm tra chất lượng thiết bị thi công, thiết bị lắp đặt cho khách hàng để giảm thiểu rủi ro sự cố, cháy nổ.

Ban Điều hành dự án/Ban chỉ huy công trường chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho các vật tư đưa vào dự án thi cơng.

Q trình th thầu phụ

Phịng Đấu thầu và QLDA có trách nhiệm tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty để lựa chọn các đơn vị thầu phụ có năng lực và đáp ứng yêu cầu quản lý ATSKNN của Khách hàng cũng như XMC; dự án và Phịng An tồn sẽ theo dõi và giám sát q trình thực thi cơng tác ATSKNN tại dự án liên quan đến đơn vị thầu phụ.

Đối với hoạt động thuê thiết bị thi công đặc thù, Phịng Kỹ thuật thiết bị có trách nhiệm tham mưu cho Ban lãnh đạo Cơng ty cho việc đảm bảo an tồn khi thuê mướn các thiết bị thi cơng.

Q trình thi cơng

Ban Điều hành dự án / Ban chỉ huy cơng trường chịu trách nhiệm chính về chủ động triển khai và duy trì cơng tác ATSKNN tại dự án; Phịng An toàn giúp việc tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty để giám sát các hoạt động này tại dự án. Song song với công tác giám sát, Phịng An tồn có trách nhiệm hỗ trợ cho Ban Điều hành dự án/Ban chỉ huy trưởng trong việc thực thi các yêu cầu ATSKNN tại dự án, đảm bảo chủ động phòng ngừa rủi ro, tuân thủ tuyệt đối hệ thống quy phạm pháp luật về ATVSLĐ và hiệu quả về mặt quản trị công trường.

Ban Điều hành dự án/Ban chỉ huy công trường chịu trách nhiệm đảm bảo cơng tác an tồn sau khi dự án đã bàn giao, đảm bảo an toàn cho khách hàng khi triển khai bảo hành sửa chữa và an toàn cho người lao động của XMC.

XMC có thể tiến hành tổng kết công tác ATVSLĐ theo từng dự án hoặc theo chu kỳ sơ kết, tổng kết năm tùy theo yêu cầu từ Ban lãnh đạo Công ty hoặc quy mô, mối nguy về ATSKNN tại dự án.

Quá trình hỗ trợ

Văn phịng đảm bảo cơng tác tuyển dụng, đào tạo, chăm sóc sức khỏe người lao động được kiểm sốt và quản lý có hiệu lực, tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam.

Công tác quản lý phương tiện di chuyển, nhà ăn, trang bị tại Văn phịng… được kiểm sốt và thực hiện một cách hợp lý và an toàn, đảm bảo tạo cho người lao động môi trường làm việc thuận lợi và thoải mái.

Hệ thống tài liệu ATSKNN theo ISO 45001:2018 được Công ty thiết lập được quy định cụ thể tại Phụ lục 3 – Danh mục tài liệu hệ thống ATSKNN

theo ISO 45001:2018 tại XMC.

3.2.2. Sự lãnh đạo và tham gia của người lao động

3.2.2.1. Sự lãnh đạo và cam kết

+ Căn cứ theo điều khoản 5.1 của tiêu chuẩn; + Hướng dẫn thực hiện:

Trách nhiệm của lãnh đạo cao nhất - Chủ tịch Hội đồng quản trị

Chủ tịch Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật liên quan đến công tác ATSKNN, bên cạnh các trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành thì Chủ tịch HĐQT phải có trách nhiệm sau:

- Chịu trách nhiệm chung và trách nhiệm giải trình về việc ngăn ngừa

chấn thương và bệnh tật trong công việc, cũng như về việc cung cấp nơi làm việc và các hoạt động an tồn và lành mạnh

- Đảm bảo Chính sách ATSKNN và các mục tiêu ATSKNN liên quan

- Đảm bảo sự tích hợp các yêu cầu của hệ thống quản lý ATSKNN vào

các quá trình hoạt động chủ chốt của XMC

- Đảm bảo tính sẵn có các nguồn lực cần thiết để thiết lập, thực hiện,

duy trì và cải tiến hệ thống quản lý ATSKNN

- Trao đổi thông tin về tầm quan trọng của quản lý ATSKNN hiệu lực

và phù hợp với các yêu cầu của hệ thống quản lý ATSKNN

- Đảm bảo hệ thống quản lý ATSKNN đạt được các kết quả dự kiến

- Định hướng và hỗ trợ mọi người đóng góp vào tính hiệu lực của hệ

thống quản lý ATSKNN

- Đảm bảo và thúc đẩy cải tiến liên tục

- Hỗ trợ các vai trò quản lý liên quan để thể hiện sự lãnh đạo cấp cao

- Phát triển, dẫn dắt và thúc đẩy văn hóa trong Cơng ty để hỗ trợ các

đầu ra dự kiến của hệ thống quản lý ATSKNN

- Bảo vệ người lao động khỏi sự trả thù khi báo cáo các sự cố, mối

nguy, rủi ro và cơ hội.

3.2.2.2. Chính sách an tồn sức khỏe nghề nghiệp

+ Căn cứ theo điều khoản 5.2 của tiêu chuẩn; + Hướng dẫn thực hiện:

Lãnh đạo cao nhất của Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách ATSKNN mà chính sách đó phải:

- Bao gồm cam kết cung cấp các điều kiện làm việc an toàn và lành

mạnh nhằm ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật liên quan đến cơng việc và thích hợp với mục đích, quy mơ và bối cảnh của tổ chức cũng như bản chất cụ thể của các rủi ro và cơ hội ATSKNN;

- Cung cấp khuôn khổ thiết lập các mục tiêu ATSKNN;

- Bao gồm cam kết đáp ứng các yêu cầu pháp lý liên quan và các yêu

cầu khác;

- Bao gồm cam kết loại bỏ mối nguy và giảm thiểu rủi ro ATSKNN;

- Bao gồm cam kết đối với sự tham gia và tham vấn của người lao động

và của đại diện người lao động (nếu có);

Đề xuất chính sách ATSKNN cho công ty như sau:

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai cam kết thực hiện quản lý có trách nhiệm với tất cả các vấn đề có liên quan đến ATSKNN với mục tiêu:

- Bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người lao động, các đơn vị thầu

phụ và các bên liên quan;

- Duy trì mơi trường an tồn trong mọi hoạt động của Công ty với các

tiêu chí:

+ Khơng tai nạn;

+ Không gây nguy hại cho người; + Không gây tổn hại đến mơi trường;

+ Khơng có sự cố cháy nổ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Đồng thời công ty tuân thủ và cải tiến các nội dung sau: + Tuân thủ pháp luật Việt Nam và các quy định Quốc tế khác;

+ Đảm bảo người lao động được huấn luyện về các kiến thức và kĩ năng trong cơng tác an tồn;

+ Nhận diện và phân tích các mối nguy, rủi ro từ đó đưa ra giải pháp phòng ngừa;

+ Cập nhật và cải thiện hệ thống quản lý an tồn;

+ Khuyến khích người lao động, thầu phụ và các đối tác tham gia vào các hoạt động an tồn;

+ Cung cấp mơi trường làm việc chun nghiệp, an tồn, có lợi cho sức khỏe tại nơi làm việc;

+ Chia sẻ các thành tích cũng như kinh nghiệm an tồn tới người lao động, thầu phụ và các bên liên quan.

Sau khi chính sách được soạn thảo và ban hành sẽ được thông tin tới các bên liên quan thông qua: Trang web của Công ty; thư cá nhân, in và dán

tại các khu văn phòng; đồng thời phổ biến tới người lao động thông qua các buổi đào tạo, huấn luyện nội bộ.

3.2.2.3. Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức

+ Căn cứ theo điều khoản 5.3 của tiêu chuẩn;

+ Hướng dẫn thực hiện:

Ban lãnh đạo Công ty đảm bảo phân cấp cơng tác an tồn thơng qua:

- Phân cấp trách nhiệm trong công tác ATLĐ – VSLĐ- PCCN

- Quy định chức năng nhiệm vụ các đơn vị trực thuộc

- Mô tả công việc

- Thành lập mạng lưới ATVSV

- Thành lập Ban chỉ huy công trường

- Thành lập Đội PCCC và CNCH

Các quy định về phân quyền trách nhiệm và quyền ủy quyền trong công tác ATVSLĐ được thiết lập và cập nhật nếu có sự thay đổi, Văn phịng có trách nhiệm phát hành văn bản phân quyền cho các bộ phận liên quan để triển khai áp dụng.

Tài liệu viện dẫn:

- Quy định chức năng nhiệm vụ các phòng ban trực thuộc XMC - Quyết định thành lập Phịng An tồn

- Quy chế hoạt động mạng lưới An toàn vệ sinh viên

- Quy định phân cấp trách nhiệm trong công tác ATLĐ- VSLĐ-PCCN.

3.2.2.4. Sự tham gia, tham vấn của người lao động

+ Căn cứ theo điều khoản 5.4 của tiêu chuẩn; + Hướng dẫn thực hiện:

Lãnh đạo Công ty chịu trách nhiệm tổ chức thiết lập, thực hiện và duy trì các quá trình cho sự tham vấn và tham gia của người lao động ở tất cả các cấp bậc và chức năng cần thiết và đảm bảo có sự tham gia của đại diện người lao động (Cơng đồn nếu cần), trong việc phát triển, hoạch định, thực hiện,

đánh giá kết quả hoạt động và các hành động cần thiết để cải tiến hệ thống quản lý ATSKNN.

Phịng An tồn, Cơng đồn Cơng ty và Dự án có trách nhiệm phối hợp triển khai lấy ý kiến đóng góp hoặc tiếp thu phản hồi từ người lao động liên quan đến công tác ATVSLĐ, các ý kiến được phân tích, đánh giá và xác định hành động tuân thủ.

Cơng ty duy trì các quá trình cho sự tham vấn và tham gia của người lao động ở tất cả các cấp bậc tại các bộ phận thơng qua một số hình thức sau:

- Họp an toàn dự án định kỳ - Đào tạo nhân viên mới

- Treo phổ biến đường dây liên lạc trong trường hợp khẩn cấp - Đại hội Cơng đồn

Công ty đảm bảo việc tiếp cận kịp thời với thơng tin rõ ràng, dễ hiểu, và có liên quan về hệ thống quản lý ATSKNN:

- Thông tin về lịch làm viêc, nghỉ lễ tết thông báo trước kỳ nghỉ và

thông báo trước khi thay đổi.

- Tiêu chuẩn về trang bị bảo hộ lao động đối với công nhân viên trước

khi vào làm việc theo yêu cầu dự án và quy định của XMC.

- Thông báo lịch làm thêm trước khi bố trí cơng việc.

- Các báo cáo về sự cố về ATSKNN được họp phổ biến cho dự án. - Nội quy về an tồn cơng trường đối với khách và nhà thầu được treo

tại cổng dự án, đối với công nhân viên được đưa vào nội dung đào tạo công nhân viên mới trước khi làm việc.

- Biển cảnh báo theo tiêu chuẩn được hiển thị tại các khu vực có

nguy hiểm.

- Huấn luyện an tồn giải thích về các kí hiệu an tồn trong cơng ty, đối

với khách và nhà thầu bố trí người giám sát và hướng dẫn.

- Thông báo về lịch khám và nội dung khám sức khỏe cho công

- Lấy ý kiến về nội dung & hình thức tổ chức Hội nghị người lao động

và Đại hội cơng đồn trước khi thực hiện.

Quy định cụ thể về công tác tham gia và tham vấn người lao động liên quan đến ATSKNN được thực hiện theo Phụ lục 4 – Công tác tham gia và tham vấn ATSKNN

Tài liệu viện dẫn:

- Phụ lục 4 – Công tác tham gia và tham vấn ATSKNN

3.2.3. Hoạch định

3.2.3.1. Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

+ Căn cứ theo điều khoản 6.1 của tiêu chuẩn; + Hướng dẫn thực hiện:

Phịng An tồn có trách nhiệm nhận diện rủi ro và cơ hội khác liên quan đến ATSKNN cần giải quyết nhằm:

- Đảm bảo hệ thống ATSKNN có thể được các kết quả dự kiến - Ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các tác động không mong muốn - Đạt được sự cải tiến liên tục

Khi xác định rủi ro và cơ hội liên quan đến hệ thống quản lý ATSKNN và những kết quả dự kiến cần được giải quyết, Phòng An tồn phải tính đến:

- Các mối nguy

- Rủi ro ATSKNN và rủi ro khác - Cơ hội ATSKNN và cơ hội khác

- Yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 2018 vào quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)