7. Kết cấu luận văn
1.4.2. Tính chất cạnh tranh của thị trường lao động
Khi kinh tế phát triển cao, đời sống của con người được ổn định ở mức cao hơn, có điều kiện để nâng cao sức khỏe, trình độ chuyên môn được phát triển, tuổi thọ con người tăng. Mặt khác, kinh tế phát triển cùng với việc đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình toàn cầu hóa và thương mại quốc tế là điều kiện cạnh tranh của các nước, phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại nguồn nhân lực phải cập nhật kiến thức để kịp thời đáp ứng với trào lưu của khu vực và thế giới. Sự phát triển kinh tế – xã hội tạo ra thị trường lao động cạnh tranh.
Trong khi, ui mô dân số tăng làm giảm chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực, ngược lại nếu giảm qui mô dân số, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Qui mô dân số lớn, là nguyên nhân hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế – xã hội; bởi vì khi dân số tăng, liên quan đến việc đầu tư cho nguồn nhân lực giảm, làm chậm tốc độ tăng GDP/người, tăng số lượng lao động. Tính chất cạnh tranh trong thị trường lao động thể hiện ở việc tạo ra sức ép về nhu cầu thu nhập, việc làm và các vấn đề xã hội như y tế, giáo dục… cho người lao động. Từ đó, có thể thấy rõ hai mặt trong một thị trường lao động cạnh tranh đó là: chất lượng lao động đầu vào của mỗi tổ chức được tăng lên, đồng thời do số lượng lao động chất lượng cao là hữu hạn nếu các tổ chức không có chế độ ưu đãi phù hợp thì không thể giữ chân được lao động.