7. Kết cấu của luận văn
2.4. Đánh giá chung về thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Những hạn chế
Thời gian gần đây hoạt động huy động vốn của Eximbank Ba Đình phát sinh những dấu hiệu của sự bất ổn, mà điều dễ thấy là tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giảm so với trước đây, khối lượng nguồn vốn lớn bị giảm sút, cơ cấu nguồn vốn vẫn chưa được cải thiện theo hướng tích cực.
- Không tận dụng hình thức huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá như: Phát hành trái phiếu, Phát hành chứng chỉ tiền gửi, Phát hành kỳ phiếu, Giấy tờ có giá khác.
- Không thực hiện nhận ủy thác đầu tư
- Không thực hiện vay NHNN và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước - Vốn huy động chưa xứng với tiềm năng của Eximbank Ba Đình, Cụ thể mức độ hoàn thành hàng năm chưa tương xứng với quy mô thị trường lớn tại Quận Ba Đình. Mặt khác, chi phí huy động vốn cao cùng với quy định về trần lãi suất cho vay và đầu tư của NHNN, thị trường các yếu tố luôn biến động, bất ổn và chịu nhiều sự tác động của thị trường thế giới khiến hoạt động KD
của các DN gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả huy động vốn cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
- Cơ cấu huy động vốn chưa hợp lý về kỳ hạn. Trong tổng nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ. Chi nhánh chưa huy động được nhiều nguồn vốn trung - dài hạn Mặc dù hiện nay, cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực xong tỷ trọng huy động vốn dài hạn còn thấp so với tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn. Tỷ trọng bình quân nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động mới chỉ đạt 25-28%. Về sử dụng vốn cho vay trung - dài hạn trong tổng dư nợ cho vay đạt 34-36%. Như vậy so với định hướng và yêu cầu của đầu tư phát triển là thấp. Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhu cầu vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế là một vấn đề đang được các nhà lãnh đạo, các cấp, các ngành, đặc biệt là NHNN quan tâm.
- Trong quan hệ gửi và lĩnh tiền của người dân chưa được cải tiến nhiều, các hoạt động này vẫn được thực hiện chủ yếu là thủ công và trực tiếp... mọi khoản tiền gửi ở Ngân hàng, KH chỉ nhận được một phần lãi, còn các tiện ích khác gần như chưa được thực hiện: Chuyển đổi chiết khấu, thanh toán chi trả...
- Chi phí huy động vốn của Chi nhánh còn tương đối cao. Thêm vào đó, Chi nhánh còn phải mua nhiều vốn từ HO, điều này làm giảm hiệu quả hoạt động KD của Chi nhánh.
- Hoạt động huy động vốn chưa đáp ứng được hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh.
- Vẫn còn một số KH chưa thực sự hài lòng với chất lượng dịch vụ gửi tiền tại Chi nhánh, đặc biệt là đối với đối tượng KH cá nhân nhỏ, lẻ.
2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân chủ quan
- Công tác hoạch định chiến lược KD của Chi nhánh còn chưa thực sự hiệu quả:
Chi nhánh chưa bám sát định hướng phát triển KD do hội sở giao vì vậy còn để xảy ra tình trạng chưa theo kịp được kế hoạch hàng quý mà còn dồn kế hoạch thực hiện vào các tháng cuối năm.
Các hình thức huy động vốn tại Chi nhánh chưa phong phú, còn đơn điệu, phần lớn là các hình thức huy động truyền thống. Bên cạnh đó công tác marketing ngân hàng của Chi nhánh chưa được thực hiện đồng bộ, liên tục.
Lãi suất huy động vốn và cho vay dài hạn cao mà nguồn vốn của các NHTM chủ yếu là ngắn hạn nên không thể cho vay trung - dài hạn quá nhiều do cho vay trung - dài hạn có rủi ro cao buộc các ngân hàng phải thận trọng hơn khi cho vay.
Trong quan hệ gửi và lĩnh tiền của người dân chưa được cải tiến nhiều, các hoạt động này vẫn được thực hiện chủ yếu là thủ công và trực tiếp... mọi khoản tiền gửi ở Ngân hàng, dân chúng chỉ nhận được một phần lãi, còn các tiện ích khác gần như chưa được thực hiện: Chuyển đổi chiết khấu, thanh toán chi trả...
- Chính sách Maketing chưa thực sự hiệu quả: Chi nhánh hầu như chỉ làm công tác tiếp thị, quảng cáo mỗi khi cần huy động vốn làm sao đáp ứng được nhu cầu cấp bách của mình trong một thời gian nào đó. Còn chính sách thu hút vốn trong dân chúng qua những hoạt động dịch vụ hoặc quyền lợi của người gửi tiền thì ít được quảng cáo. Do vậy, sự hiểu biết của người dân đối với chi nhánh còn bị hạn chế. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng huy động vốn của ngân hàng.
- Chính sách chăm sóc KH chưa tốt: Hầu hết các chính sách chăm sóc KH của Eximbank Ba Đình đều áp dụng với KH VIP, KH lớn,… mà chưa có chính sách chăm sóc đối với các KH nhỏ, lẻ.
- Công nghệ phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết của khách hàng: Các kênh phân phối dịch vụ hiện đại của ngân hàng chưa được sử dụng phổ biến. Hệ thống quản trị mạng còn gặp nhiều sự cố không chỉ ở các phòng giao dịch, ATM, mà còn cả phòng nghiệp vụ, lỗi đường truyền và
máy tính thi thoảng gây sự chậm trễ đến các hoạt động của Chi nhánh trong đó có cả hoạt động huy động vốn.
- Đội ngũ giao dịch viên, nhân viên chưa thực sự chủ động, chuyên nghiệp: Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động vốn còn bất cập, phần lớn đội ngũ nhân viên làm huy động vốn từ dân cư chưa thực sự làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn cho KH lựa chọn các hình thức gửi tiền phù hợp, chưa quan tâm đến công tác tiếp thị và thu hút khách hàng.
Đội ngũ giao dịch viên, được đánh giá là có độ tuổi tương đối già so với các ngân hàng khác nên việc cập nhật thông tin tình hình hoạt động ngân hàng, chính sách văn bản…còn chưa nhạy bén. Bên cạnh đó tư duy sáng tạo trong KD còn hạn chế nên việc quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.
- Eximbank chưa cung cấp nhiều tiện ích gia tăng đối với dịch vụ huy động vốn.
Nguyên nhân khách quan
- Chính sách của nhà nước còn chưa linh động đã ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn của Eximbank Ba Đình mà cả trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức sản xuất ở nước ta hiện nay. Chẳng hạn, chính sách tiền lương chưa phù hợp với giá cả điện, nước sinh hoạt tăng, giá cả thực phẩm tăng hiện nay, thuế thu nhập cá nhân còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến tiêu dùng – tiết kiệm của người dân và DN.
- Tâm lý thói quen dùng tiền mặt của người dân Việt Nam vẫn còn phổ biến, trình độ của nhân dân chưa đồng đều, chưa quen với việc mở tài khoản cá nhân, việc thanh toán qua ngân hàng còn hạn chế và thu nhập của họ còn thấp nên chưa phát sinh nhu cầu thanh toán đó. Hơn nữa, tâm lý của người dân chưa thực sự tin tưởng vào hệ thống Ngân hàng đặc biệt là các Ngân hàng ngoài quốc doanh, thêm vào đó là sự bất ổn kinh tế trong khu vực, sự biến động tỷ giá, sự xuất hiện của một số thông tin xấu về Ngân hàng lừa tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, sai lệch về cơ chế quản lý ngoại hối. Tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến người dân sợ không dám gửi tiền vào Ngân hàng.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong nội dung chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình, đồng thời chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tại Chi nhánh. Từ đó, tác giả đã tìm ra được những hạn chế của hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh như:
Vốn huy động chưa xứng với tiềm năng của Eximbank Ba Đình, cơ cấu huy động vốn chưa hợp lý về kỳ hạn, trong quan hệ gửi và lĩnh tiền của người dân chưa được cải tiến nhiều, các hoạt động này vẫn được thực hiện chủ yếu là thủ công và trực tiếp...
Nguyên nhân của hạn chế dẫn đến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh chưa hiệu quả là do công tác hoạch định chiến lược KD của Chi nhánh còn chưa thực sự hiệu quả, chính sách Maketing và chính sách chăm sóc KH chưa tốt… Đây là nền tảng để tác giả đề xuất những giải pháp ở chương 3.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH