Nguồn huy động vốn của Eximbank Ba Đình

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 63 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Phân tích thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ

2.2.3. Nguồn huy động vốn của Eximbank Ba Đình

2.2.3.1. Huy động vốn từ tiền gửi

Tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Eximbank Ba Đình và có xu hướng tăng về tỷ trọng trong năm 2019. Để đa dạng danh mục sản phẩm tiền gửi, Eximbank Ba Đình đã triển khai rất nhiều sản phẩm tiền gửi với kỳ hạn linh hoạt: Ngắn hạn – trung hạn - dài hạn...

Nguồn vốn không kỳ hạn chủ yếu từ các KH thực hiện dịch vụ thanh toán, lãi suất huy động thấp nên không thu hút KH. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn vốn chiến lược của Chi nhánh đối với KH tiền gửi thanh toán, vừa thu hút được nguồn vốn giá rẻ, vừa kết hợp các dịch vụ thanh toán đi kèm.

Bảng 2.5. Huy động vốn tiền gửi thông qua số lƣợng khách hàng tại Eximbank Ba Đình Đơn vị: Khách hàng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tăng trƣởng (%) 2019/2018 2020/2019 Tổng số KH huy động vốn 19.986 21.972 24.338 9,9 10,8 KH có tài khoản thanh toán 14.846 16.641 18.843 12,1 13,2

KH có tiền gửi tiết

kiệm 5.140 5.331 5.495 3,7 3,1

Nguồn: Eximbank Ba Đình

Bảng 2.5 cho thấy tổng số KH huy động vốn của Eximbank Ba Đình tăng lên qua từng năm từ 19.986 khách hàng năm 2018 lên 24.338 khách hàng năm 2020, trong đó số lượng KH cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán tăng lên nhanh chóng. Có được kết quả như trên là do Eximbank Ba Đình triển khải mở tài khoản thanh toán và phát hành thẻ cho nhiều công ty trên địa bàn, phát hành thẻ cho học sinh khối 12 của các trường trung học phổ thông.

Qua đó thúc đẩy bán chéo nhiều sản phẩm dịch vụ khác, góp phần tăng huy động vốn cho Chi nhánh.

Về số lượng, KH tiền gửi của Eximbank Ba Đình không ngừng tăng lên qua các năm, trong đó KH sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán và gửi tiền chiếm số lượng lớn. Đối với nguồn tiền gửi ngắn hạn từ 12 tháng trở xuống tăng đều và chiếm tỷ trọng tương đối lớn từ 64- 66%, trong đó nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ dân cư vẫn có sự tăng trưởng khá ổn định đã bù đắp cho sự sụt giảm nguồn tiền gửi khác. Điều này cho thấy Chi nhánh đã có nhiều biện pháp nỗ lực trong việc huy động tiền gửi, đa dạng trong các loại tiền gửi, đối tượng huy động, cơ cấu huy động hợp lý để mang lại tính cân bằng, ổn định và tăng trưởng. Tiền gửi ngắn hạn được đánh giá là nguồn vốn bền vững của chi nhánh, KH thường lựa chọn các sản phẩm tiền gửi từ 12 tháng trở xuống do có lãi suất phù hợp với nhu cầu và nếu rút trước hạn, KH vẫn được thanh toán bằng lãi suất không kỳ hạn.

Nguồn tiền gửi trung - dài hạn từ 12 tháng đến 24 tháng của Chi nhánh cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu nguồn 10-12% trong giai đoạn 2018-2020. Nguồn tiền gửi trung và dài hạn chủ yếu nhằm vào các chương trình chứng chỉ tiền gửi kèm khuyến mãi, có thời hạn huy động trên 12 tháng lãi suất biến động theo chu kỳ 3 tháng, 6 tháng/1 lần. Điều này cũng do tâm lý của người dân ngại gửi tiền với kỳ hạn dài, sợ rủi ro về biến động lãi suất, đồng tiền mất giá…

-Nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn

+ Tiền gửi thanh toán: là loại tiền gửi mà KH gửi vào Chi nhánh để thực

hiện các khoản thanh toán về tiền mua hàng hoá, dịch vụ và các khoản thanh toán khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đứng trên góc độ là KH thì đây là tiền KH gửi vào Chi nhánh để sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt. Họ có quyền rút ra bất kỳ lúc nào thông qua công cụ thanh toán. Chi nhánh coi đây là một khoản tiền phải có trách nhiệm hoàn trả cho KH bất kỳ lúc nào.

Bảng 2.6. Tiền gửi thanh toán của Eximbank Ba Đình

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Thực hiện (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

1.Tổng tiền gửi của các TCKT 407 33,97 460 36,57 407 33,09 Không kỳ hạn của các TCKT 142 11,85 140 11,13 141 11,46 2. Tổng tiền gửi của dân cư 791 66,03 806 64,07 832 67,64 Không kỳ hạn của dân cư 30 2,50 26 2,07 25 2,03

Nguồn: Eximbank - Chi nhánh Ba Đình

Tiền gửi thanh toán của Eximbank Ba Đình chủ yếu là tiền gửi của dân cư (khoảng trên 65% tổng tiền gửi thanh toán của Chi nhánh), trong đó, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tiền gửi thanh toán (các TCKT khoảng trên 11% và dân cư khoảng 2%).

Tổng tiền gửi của các TCKT không có sự biến động nhiều qua các năm, riêng năm 2019, chỉ tiêu này tăng lên 460 tỷ đồng, tương ứng 36,57% tổng tiền gửi thanh toán của Chi nhánh, còn năm 2018 và năm 2020 ở mức 407 tỷ đồng. Nguyên nhân của tình trạng này là do Chi nhánh chưa có nhiều chính sách thu hút tiền gửi của các TCKT, mà tập trung vào mảng tiền gửi từ dân cư.

Tổng tiền gửi của dân cư tăng qua các năm từ 791 tỷ đồng lên 832 tỷ đồng trong giai đoạn 2018-2020. Sự tăng lên của chỉ tiêu này tuy chưa cao nhưng cũng thể hiện nỗ lực của Chi nhánh trong việc gia tăng quy mô huy động vốn từ dân cư trong bối cảnh dịch Covid-1 bùng phát và sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng tăng cao.

+ Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: là loại tiền gửi không kỳ hạn, KH

gửi vào Chi nhánh nhằm bảo đảm an toàn về tài sản. Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý cũng là tài sản của người ký thác, họ có quyền rút bất kỳ lúc nào, Chi nhánh luôn luôn phải đảm bảo có thể thanh toán, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán. Mục đích của người gửi tiền là bảo đảm an toàn vì KH không xác định được thời gian nhàn rỗi cho số

tiền của họ và họ không có nhu cầu sử dụng tiền gửi thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh.

Bảng 2.7. Huy động tiền gửi không kỳ hạn của Eximbank Ba Đình

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 1.198 1.258 1.230 60 5,01 -28 -2,23

Tiền gửi KKH thuần túy 172 166 166 -6 -3,49 0 0,00

Tỷ lệ nguồn vốn KKH

trong tổng nguồn vốn(%) 14,36 13,20 13,50 -1 -8,09 0 2,28

Nguồn: Eximbank - Chi nhánh Ba Đình

Huy động tiền gửi không kỳ hạn giảm từ 172 tỷ đồng xuống 166 tỷ đồng trong giai đoạn 2018-2020, chiếm khoảng trên 13% trong tổng nguồn vốn huy động của Eximbank Ba Đình, nhưng đang có xu hướng giảm về tỷ trọng qua các năm. Tiền gửi không kỳ hạn của Chi nhánh giảm từ 172 tỷ đồng năm 2018 xuống 166 tỷ đồng năm 2019 và giữ nguyên ở năm 2020. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng cũng giảm từ 14,36% xuống 13,50%. Sở dĩ tỷ trọng huy động tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động vì đây là nguồn tiền mà khách hàng chủ yếu gửi vào Chi nhánh để đảm bảo an toàn chứ không có mục đích sinh lời nên lượng tiền này ít hơn so với tiền gửi có kỳ hạn.

- Với tiền gửi có kỳ hạn

KH gửi vào Chi nhánh có sự thoả thuận trước về thời hạn rút tiền. Loại tiền gửi này tương đối ổn định vì Chi nhánh xác định được thời gian rút tiền của KH để thanh toán cho KH đúng thời hạn. Do đó, Chi nhánh có thể chủ động sử dụng số tiền gửi đó vào mục đích kinh doanh trong thời gian ký kết.

Tiền gửi có kỳ hạn của Chi nhánh giữ tương đối ổn định ở mức trên 1.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2018-2020. Hầu hết các khoản tiền gửi có kỳ hạn của Chi nhánh đều có thời hạn gửi tiền ngắn.

Bảng 2.8. Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng tại Eximbank Ba Đình

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Thực hiện (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

1. Tiền gửi ký quỹ 10 0,83 8 0,64 9 0,73

2. Tiền gửi Có kỳ hạn 1.016 84,81 1.084 86,17 1.055 85,77 Kỳ hạn < 12 tháng 797 66,53 802 63,75 798 64,88 Kỳ hạn >=12T và <24T 141 11,77 160 12,72 129 10,49 Kỳ hạn từ 24T trở lên 78 6,51 122 9,70 128 10,41

Nguồn: Eximbank - Chi nhánh Ba Đình

Tiền gửi có kỳ hạn của chi nhánh tăng từ 1.016 tỷ đồng lên 1.084 tỷ đồng trong giai đoạn 2018-2020. Tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm trên 63% tổng nguồn vốn nhưng đang có xu hướng giảm về tỷ trọng qua các năm. Điều này là do hiện nay Eximbank Ba Đình chưa có chính sách về lãi suất cao hơn đối với các kỳ hạn gửi tiền dài như 12 – 24 tháng và trên 24 tháng nên khách hàng chủ yếu gửi kỳ hạn ngắn để linh hoạt hơn trong việc sử dụng khoản tiền gửi này.

- Tiền tiết kiệm

KH gửi tiền vào Chi nhánh nhằm hưởng lãi. Xét về bản chất, tài khoản tiền gửi tiết kiệm là một phần thu nhập của cá nhân KH khi họ chưa đưa vào tiêu dùng, họ tích luỹ tiền thay cho hình thức cất trữ vàng và hàng hoá khác.

Bảng 2.9. Huy động vốn tiết kiệm của Eximbank Ba Đình Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Thực hiện (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1.Tiền gửi của các TCKT 407 33,97 460 36,57 407 33,09 - Có kỳ hạn 255 21,29 312 24,80 157 12,76

- Ký quỹ 10 0,83 8 0,64 109 8,86

2. Tiền gửi của dân cư 791 66,03 806 64,07 832 67,64

- Có kỳ hạn 761 63,52 780 62,00 807 65,61

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn tiết kiệm của Eximbank Ba Đình (trên 64%) và ngày càng có xu hướng gia tăng qua các năm từ 791 tỷ đồng năm 2018 lên 832 tỷ đồng năm 2020. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của dân cư chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn (chiếm trên 95% tổng tiền gửi của dân cư). Tiền gửi của các TCKT chiếm khoảng trên 33% tổng huy động vốn tiết kiệm của Eximbank Ba Đình.

Như vậy có thể thấy, việc huy động vốn của Eximbank Ba Đình chủ yếu là huy động vốn từ dân cư, nhưng tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn còn chậm, chưa đáp ứng mục tiêu huy động vốn đề ra. Thêm vào đó, việc huy động vốn từ TCKT của Chi nhánh còn kém hiệu quả. Trong thời gian tới Chi nhánh cần đưa ra các giải pháp để gia tăng tốc độ huy động vốn trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng.

Duy trì được sự tăng trưởng huu động từ dân cư là do Chi nhánh mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch ở các địa bàn đông dân cư, uy tín và sự nỗ lực của nhân viên làm công tác huy động vốn. Vốn huy động dân cư vẫn luôn là nguồn vốn mang lại sự ổn định, bền vững cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tính ổn định của nguồn huy động từ dân cư thể hiện ở một số khía cạnh, đó là: luồng tiền chu chuyển thấp, ít chịu tác động bởi yếu tố thời vụ. Sự tăng giảm của thị trường vốn dân cư bị chi phối bởi hai yếu tố là yếu tố thu nhập và yếu tố tâm lý. Yếu tố thu nhập quyết định khối lượng vốn tiềm năng mà ngân hàng có thể thu hút được, yếu tố này chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách lãi suất. Yếu tố tâm lý chính là thị hiếu của người dân, ảnh hưởng đến biến động ra vào của nguồn vốn cũng như cơ cấu vốn của ngân hàng (cơ cấu ngắn hạn – dài hạn, cơ cấu theo chủ thể dân cư – tổ chức, cơ cấu nội tệ - ngoại tệ). Như vậy, để thu hút được nhiều vốn dân cư, ngoài việc giữ được lãi suất cạnh tranh, ngân hàng cần phải chú trọng vấn đề nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và xây dựng được thương hiệu vững mạnh.

Với đặc điểm địa bàn dân cư đông, Eximbank Ba Đình có lợi thế lớn trong việc huy động khách hàng gửi tiết kiệm để đáp ứng yêu cầu tích luỹ,

vừa đáp ứng yêu cầu an ninh, an toàn. Ch nh vì lẽ đó, mặc dù lãi suất liên tục giảm do nhà nước điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô cộng với những thông tin tiêu cực liên quan đến Eximbank, việc duy trì lượng khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm vẫn cơ bản đáp ứng được mục tiêu kinh doanh.

2.2.3.2. Huy động vốn thông qua phát hành Giấy tờ có giá

Từ năm 2015 trở về trước, Eximbank Ba Đình có thực hiện huy động vốn thống qua phát hành giấy tờ có giá. Từ năm 2016 trở lại đây, Eximbank Ba Đình không còn sử dụng hình thức huy động vốn này nữa. Nguyên nhân là do Chi nhánh phải thực hiện các chính sách huy động vốn theo quy định của Eximbank Hội sở theo từng thời kỳ.

2.2.3.3. Vay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng

Eximbank Ba Đình không sử dụng hình thức huy động vốn từ nguồn vay Ngân hàng nhà nước và các Tổ chức tín dụng khác. Nguyên nhân do Chi nhánh thực hiện chính sách huy động vốn theo quy định của Eximbank Hội sở theo từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 63 - 69)