Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tiên sơn, thanh hóa (Trang 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.5. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực

nhân lực và bài học rút ra cho Cơng ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa

1.5.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp

1.5.1.1. Tổng công ty May 10 (May 10)

May 10 là một doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời trong ngành Dệt may Việt Nam và luôn là một trong mười thương hiệu ngành. Để đạt được kết quả này, May 10 luôn chú ý đến công tác phát triển nhân lực bằng các hoạt động, như: Thực hiện xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển đội ngũ nhân viên, cán bộ quản lý phù hợp với mục tiêu phát triển sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty. Trong đó, tập trung ưu tiên đào tạo chun gia về cơng nghệ, thị trường và công nhân lành nghề.

Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác đào tạo, chủ động thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo. May 10 với lợi thế có Trường Cao đẳng Nghề Long Biên, nơi cung cấp nhân lực chất lượng về kỹ thuật may và thời trang, quá trình đào tạo gắn liền với thực tế, vừa học kiến thức vừa thực hành kỹ năng nghề nghiệp. Ngoài ra, May 10 tổ chức đào tạo lớp học đặc biệt của dự án ODM với chương trình được thiết kế riêng đào tạo đội ngũ nhân lực quản trị và công nhân lành nghề những kiến thức quản lý, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong và thái độ làm việc hiệu quả được trang bị các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, năng lực phát huy nguồn lực nội tại… nâng cao chất lượng đào tạo cho học viên.

Tổ chức nói chuyện với các chuyên gia để trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức sản xuất. Thành lập bộ phận đào tạo nội bộ, đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, nhằm hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho người lao động. Với đặc thù sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn, thao tác. May 10 đã phát triển các chương trình đánh giá rà sốt cắt giảm các thao tác thừa trong sản xuất thơng qua hồn hiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, áp dụng mơ hình quản trị tinh gọn vào quản lý. Cán bộ quản lý thực hiện ghi lại hình ảnh thao tác của cơng nhân trong q trình sản xuất, sau đó

tiến hành phân tích loại bỏ dần các thao tác thừa, hướng dẫn lại cho cơng nhân, bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp để nâng năng suất.

Tổ chức các khóa học đào tạo kiến thức quản lý, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp cho đội ngũ nhân lực quản trị cán bộ các phịng ban, xí nghiệp và các đơn vị thành viên; đào tạo nâng cao bổ sung kiến thức nghiệp vụ (tiền lương, bảo hiểm, pháp luật…), đào tạo kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng phân tích xu hướng thời trang, kiến thức về LEAN, 5S...

1.5.1.2. Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội - Hanosimex

Hanosimex là doanh nghiệp sản xuất và cung ứng đồng bộ từ sợi - dệt - may với nhiều đơn vị thành viên được tổ chức sản xuất ở địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh... Để có đội ngũ nhân lực mạnh, Hanosimex thực hiện đồng bộ các giải pháp, đó là:

Xây dựng hệ thống chính sách quản trị nhân lực thống nhất từ Tổng cơng ty đến các đơn vị thành viên nhằm chuẩn bị đủ nhân lực đáp ứng chuỗi cung ứng sợi - dệt - may của Hanosimex tiến tới tổ chức sản xuất theo phương thức ODM.

Quan tâm đến hoạch định đào tạo cán bộ nguồn, nâng cao năng lực chủ động các kiến thức về ngành nghề và khả năng phân tích xu hướng của thị trường quốc tế.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý linh hoạt theo vị trí cơng việc, chức danh. Xây dựng chương trình phát hiện cán bộ trẻ có năng lực, tâm huyết, nhằm thay thế lớp cán bộ cũ nghỉ chế độ hoặc cán bộ chuyển cơng tác.

Các chương trình đào tạo nhân lực quản trị từ cấp cao đến cấp cơ sở được thực hiện phù hợp theo nhóm đối tượng như đào tạo nâng cao ý thức, bảo quản sản phẩm, giữ gìn từng bản chế phẩm cho nhân lực quản trị cấp cơ sở, cán bộ kỹ thuật; tổ chức khóa học ngắn hạn hướng dẫn tổ trưởng sản xuất về cách quản lý, điều hành. Thực hiện cử nhân lực quản trị cấp trung và cấp

cao tham gia lớp học giám đốc xí nghiệp dệt may, phân tích xu hướng thời trang và tham dự hội thảo về sản xuất tinh gọn (lean six sigma). Các chương trình đào tạo nội bộ như đào tạo kỹ năng kinh doanh, kỹ năng quản lý do trực tiếp Tổng giám đốc hướng dẫn, giảng dạy. Nội dung giảng dạy lý thuyết bám sát với thực tế sản xuất, chiến lược kinh doanh của Tổng cơng ty và tình hình hội nhập quốc tế kết hợp với tổ chức các buổi tham quan, học hỏi thực tế tại các doanh nghiệp lớn cùng ngành trong hệ thống Hanosimex hoặc Vinatex.

1.5.2. Bài học rút ra cho Cơng ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hố

Từ những kinh nghiệm của các tổ chức ở trên, cộng với tình hình thực tiễn của Cơng ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hố, tác giả xin được rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

Về công tác tuyển dụng: tuyển dụng không chỉ là tuyển nhân lực mà

cần chú ý đến tuyển dụng nguồn nhân lực, nhấn mạnh công tác tạo nguồn lao động. Tuyển dụng hướng đến kế hoạch phát triển tương lai, sử dụng lao động lâu dài chứ không đơn thuần tuyển dụng cho hiện tại.

Trong công tác tuyển dụng cần chú ý đến việc hợp tác với các tổ chức đào tạo, tổ chức cung ứng nhân lực.

Về đào tạo phát triển NNL: Đa dạng hóa các loại hình đào tạo và

khuyến khích tinh thần tự học để tạo cơ hội tối đa bổ sung cập nhật kiến thức cho người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Từ đó tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc, cử những nhân viên xuất sắc đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo bên ngồi để kích thích nhân viên hăng say học tập, làm việc đồng thời tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển phù hợp với từng đối tượng. Công tác đào tạo trong doanh nghiệp tập trung về đào tạo kỹ năng, kiến thức chuyên sâu đáp ứng tiêu chuẩn mới trong hội nhập.

Về chính sách đãi ngộ: Hồn thiện quy chế trả lương, thưởng gắn với

kết quả thực hiện công việc thực tế và khuyến khích, tạo động lực cho lao động. Nghiên cứu áp dụng chế độ đãi ngộ đặc thù với nhân tài để thu hút và

giữ chân nhân tài. Đa dạng hóa các chính sách đãi ngộ, tạo tính đặc thù riêng biệt cho Cơng ty.

Về văn hố doanh nghiệp: cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp là tinh thần

doanh nghiệp và quan điểm giá trị doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp và nhân viên cần thiết phải có sự thống nhất về tinh thần doanh nghiệp và quan điểm về giá trị. Tạo môi trường để nhân viên làm việc thoải mái và n tâm cơng tác, quan hệ lao động hợp tác, bình đẳng giữa các nhân viên, giữa nhân viên với các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

Quan trọng hơn nữa, đó là doanh nghiệp phải được tự chủ hoàn toàn trong mọi hoạt động theo đúng pháp luật và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế của mình trên cơ sở những quy định và cơ chế hoạt động của Nhà nước.

Tiểu kết chƣơng 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển nguồn nhân lực cũng như tìm hiểu các nội dung liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, ta có thể đưa ra một khái niệm bao quát nhất về phát triển nguồn nhân lực “PTNNL bao gồm tất cả các hoạt động nhằm nâng cao thể lực và phẩm chất của người lao động, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong từng thời kỳ”.

Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm: phát triển về số lượng nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hợp lý cơ cấu nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, chúng ta cũng xác định được các tiêu chí để phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đó là: tiêu chí đánh giá về số lượng, tiêu chí về chất lượng và tiêu chí về cơ cấu, từ đó có thể nhận thấy rằng:

- Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố sống còn với từng doanh nghiệp.

- Việc nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải là yêu cầu hàng đầu đối với các doanh nghiệp trong tình hình hiện nay. Có chiến lược phát triển mới có thể hồn thành các mục tiêu đề ra theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

- Trong xu thế hội nhập về khoa học và công nghệ, việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cần có những hướng đi cụ thể, phù hợp với từng ngành nghề.

- Thực hiện xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển đội ngũ nhân viên, cán bộ quản lý phù hợp với mục tiêu phát triển sản xuất - kinh doanh của đơn vị.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIÊN SƠN THANH HĨA

2.1. Tổng quan về Cơng ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa

2.1.1. Q trình hình thành và phát triển

Cơng ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa hoạt động trong lĩnh vực may xuất khẩu, may gia công, cho thuê nhà xưởng may… Từ khi thành lập vào tháng 7 năm 1995 cho đến nay, Công ty đã tạo việc làm cho gần 5 nghìn lao động, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho lao động tại khắp các huyện, thị của tỉnh Thanh Hóa. Cơng ty được Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và các cấp lãnh đạo địa phương ghi nhận, thể hiện qua rất nhiều bằng khen, giấy khen, huân huy chương cao quý.

Về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh thu hàng năm luôn vượt chỉ tiêu đề ra, quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng và các nhà máy liên tục được đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại nhất.

Đến nay, TSTH đã có 9 nhà máy may gia cơng để xuất khẩu tại thị xã Bỉm Sơn, huyện Nga Sơn, huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Như Thanh, huyện Yên Định, huyện Thạch Thành và thành phố Thanh Hóa với giá trị đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Cơng ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa là đối tác chiến lược tại Việt Nam của các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới như: Nike, Converse, Hurley, Jordan…, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty tại Mỹ chiếm khoảng 60%, Hàn Quốc chiếm khoảng 30% và các nước khác khoảng 10%.

Trong năm hoạt động 2019, Đại hội đồng cổ đông đã thơng qua Tờ trình kế hoạch lưu ký tập trung cổ phiếu tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và đăng ký niêm yết cổ phiếu Công ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Cơng ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa lên sàn chứng khốn sẽ là bước ngoặt lớn, là cánh cửa mở ra những vận hội mới để Công ty phát triển mạnh

và nhanh hơn, bắt kịp với xu thế hiện đại của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, đưa thương hiệu Tiên Sơn Thanh Hóa tiếp tục được khẳng định và nâng cao giá trị, được đông đảo các nhà đầu tư, khách hàng trong và ngồi nước biết tới. Từ đó đem lại nguồn lợi nhuận ngày càng lớn, là thành quả cho chính các cổ đơng đã tin tưởng đầu tư và đồng hành cùng sự phát triển của Tiên Sơn Thanh Hóa.

Dự kiến trong thời gian sớm nhất, Tiên Sơn Thanh Hóa sẽ tiếp tục xây dựng nhà máy may xuất khẩu thứ 10 tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đây là một trong những khu kinh tế trọng điểm của cả nước.

2.1.2. Một số đặc điểm ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực

2.1.2.1. Sơ đồ và bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hố Bộ máy tổ chức của Cơng ty gồm khối trực tiếp và khối gián tiếp, trong đó:

- Khối gián tiếp bao gồm các phòng: Phòng kế tốn, Phịng kinh doanh, Phịng tổ chức hành chính, Phịng thu mua, Phịng quản lý sản xuất, Phòng nghiệp vụ, Phòng nhân sự, Phòng kế hoạch, Phòng kỹ thuật, Phòng KCS.

-Khối trực tiếp bao gồm 2 Bộ phận sản xuất (Bộ phận sản xuất 1 và Bộ phận sản xuất 2) và Phân xưởng áo mẫu:

+ Bộ phận sản xuất 1 gồm: Phân xưởng may 1, Phân xưởng may 2, Phân

xưởng gị 1 và Phân xưởng gia cơng.

+ Bộ phận sản xuất 2 gồm: Phân xưởng đế, Phân xưởng may 3, Phân

xưởng may 4, Phân xưởng gò 2.

+ Phân xưởng áo mẫu chuyên làm các hàng áo mẫu khi khách hàng có

đơn đặt hàng mới. Ngồi ra cịn có các kho như: Kho nguyên vật liệu, Kho thành phẩm.

Sơ đồ tổ chức của công ty:

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SỐT Bộ phận sản xuất 1 P. Thu mua Bộ phận sản xuất 2 P. KC S

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Tiên Sơn Thanh Hố

Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính Cơng ty TSTH Chức năng các phịng ban:

- Phịng Tổ chức - Hành chính: có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Công ty về: Tổ chức bộ máy và mạng lưới; Quản trị nhân sự; Cơng tác quản trị hành chính, đời sống, y tế; Cơng tác bảo vệ, an tồn và vệ sinh môi trường, bảo hộ lao động; và công tác văn thư, lưu trữ.

- Phịng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Công ty về: Công tác kế hoạch và chiến lược phát triển Công ty; Công tác đầu tư và quản lý tài sản của Công ty; Tổ chức hệ thống thông tin kinh tế trong Công ty; Công

phẩm, khai thác nội địa và nhập khẩu để cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh và quản lý các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm do công ty sản xuất, phân phối.

- Phịng Kế tốn có các chức năng: giúp việc và tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch tốn và thống kê; theo dõi, phân tích và phản ảnh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại Cơng ty và cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, kinh tế cho Giám đốc trong công tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh.

- Phịng Thu mua: có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: Công tác quản lý Vật tư, thiết bị; Tổng hợp, đề xuất mua vật tư; và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.

- Phòng Quản lý sản xuất: có chức năng tham mưu cho Ban Lãnh đạo cơng ty xây dựng, theo dõi tiến độ và kế hoạch sản xuất, điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh trong tồn cơng ty.

- Phịng Kỹ thuật - Tổng vụ có các chức năng: quản lý máy móc và bảo dưỡng thiết bị máy móc; Tham mưu giúp việc cho Giám đốc và Lãnh đạo Công ty trong việc quản lý vận hành Nhà máy, lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, đầu tư; Xây dựng kế hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ của Công ty để báo cáo cơ quan cấp trên khi có yêu cầu; Quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng đối với những công việc trong Công ty; Phối hợp với các phòng, ban chức năng để tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong công tác kỹ thuật, cơng tác phịng chống lụt bão.

- Phòng Nghiệp vụ: xây dựng đơn hàng khi khách hàng đến đặt hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tiên sơn, thanh hóa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w