Pháp luật của WTO về xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu

Một phần của tài liệu thực tiễn chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 101 - 103)

phá giá và thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu

Pháp luật hiện hành của WTO về vấn đề này được quy định tại Điều 3.5 ADA 1994. Theo đó việc xác định quan hệ nhân quả giữa việc BPG và thiệt hại và trách nhiệm tương ứng của sản phẩm BPG đối với thiệt hại gồm hai nội dung:

Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền phải xác định được mối liên hệ nhân quả giữa việc BPG và thiệt hại mà ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu phải gánh chịu. Để làm điều này, cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng bất kỳ chứng cứ nào miễn là thấy rằng nó phù hợp kể cả những chứng cứ trực tiếp và gián tiếp. Tuy vậy, điểm mấu chốt của việc xác định mối quan hệ nhân quả không phải là sử dụng chứng cứ nào mà là như thế nào thì có thể được coi là chứng minh được mối quan hệ nhân quả này. Rất tiếc pháp luật của WTO, kể cả ADA 1994 và các án lệ, đều không quy định cụ thể về vấn đề này. Chính vì điều đó, trong thực tiễn quy tắc được áp dụng chung trong các nước thành viên WTO thường là nếu như

thiệt hại của ngành sản xuất nội địa xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau khi hàng hóa BPG vào thị trường nội địa của nước nhập khẩu thì coi như đã có sợi dây liên hệ nhân quả giữa hai yếu tố đó. Đây được gọi là nguyên tắc đồng hành giữa sản phẩm BPG và thiệt hại của ngành sản xuất nội địa (coexistence rule).

Bên cạnh nguyên tắc đồng hành, pháp luật của WTO còn quy định chỉ cần sản phẩm BPG được xem là một trong những nguyên nhân gây ra thiệt hại là có thể xác định có mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này và theo đó sản phẩm BPG phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại đã gây ra. Sản phẩm BPG có thể không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra thiệt hại và thậm chí đó cũng không cần phải là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại. Quy định này thực ra mới xuất hiện trong pháp luật của WTO kể từ 1979 cho đến nay. Trước đó, ADA 1967 quy định chỉ có thể buộc sản phẩm BPG chịu trách nhiệm đối với thiệt hại của ngành sản xuất nội địa khi nó là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đó [81, tr.324-325].

Như vậy, theo quy định hiện hành của WTO thì chỉ cần xác định được sự xuất hiện đồng thời về mặt thời gian của sản phẩm BPG và thiệt hại thì coi như đã có thể kết luận có mối quan hệ nhân quả đó.

Thứ hai cơ quan có thẩm quyền phải xem xét tất cả các yếu tố hiển nhiên nào khác, ngoài sản phẩm BPG, cùng lúc có gây thiệt hại. Mục đích của việc này là xác định xem tổng thể các nguyên nhân cùng lúc gây ra thiệt hại là những nguyên nhân nào và mức độ thiệt hại tương ứng với các nguyên nhân đó. Để bảo đảm sự công bằng, thiệt hại do các nguyên nhân khác gây ra sẽ không được quy kết cho sản phẩm BPG và do đó trách nhiệm bù đắp thiệt hại mà sản phẩm BPG phải chịu chỉ tương ứng với mức độ gây thiệt hại của nó mà thôi.

Những yếu tố WTO cho phép đưa vào xem xét để giảm bớt trách nhiệm bồi thường của sản phẩm BPG là:

- Số lượng và giá cả của sản phẩm tương tự nhập khẩu nhưng không BPG. - Sự thu hẹp nhu cầu trong tiêu dùng hoặc thay đổi phong cách tiêu dùng. - Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà xuất khẩu và nội địa.

- Sự phát triển trong công nghệ sản xuất ra sản phẩm tương tự, khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất nội địa.

Tuy nhiên, theo một án lệ của WTO để cơ quan có thẩm quyền tính đến các nguyên nhân này và loại trừ thiệt hại do chúng gây ra các doanh nghiệp xuất khẩu phải nêu ra các nguyên nhân này trong lập luận của mình trước cơ quan đó.

Một phần của tài liệu thực tiễn chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 101 - 103)