KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu thực tiễn chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 55 - 57)

1. BPG trong thương mại quốc tế là một hiện tượng xảy ra khi một hàng hóa của nước này được xuất khẩu vào một nước khác với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa đó tại nước xuất khẩu. BPG trong thương mại quốc tế chỉ xảy ra khi có các điều kiện nhất định đó là (1) phải có hai thị trường riêng biệt, hai thị trường này phải bị ngăn cách bởi những đường biên giới quốc gia hoặc vùng. (2) giá bán của cùng một loại hàng hóa ở thị trường nhập khẩu thấp hơn ở thị trường xuất khẩu hoặc một thị trường thứ ba.

2. BPG là một thực tiễn thương mại quốc tế đã có từ lâu trong lịch sử nhân loại. Pháp luật về chống BPG quốc gia cũng đã được hình thành từ rất sớm. Song, chỉ tới khi có xu hướng hình thành Tổ chức thương mại thế giới và đặc biệt từ khi tổ chức này thành lập thì hệ thống luật lệ quốc tế và quốc gia về chống BPG mới có sự phát triển và thống nhất với nhau. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông của thương mại quốc tế.

3. BPG có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như để tạo thế cạnh tranh, để tối đa hoá lợi nhuận, để cắt giảm lỗ, để giành vị trí thống lĩnh thị trường, …Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp BPG đó đều có ý đồ xấu hay có hại đối với môi trường cạnh tranh hoặc nền kinh tế của nước nhập khẩu.

4. BPG được phân chia thành nhiều loại khác nhau, song dù là loại nào thì việc BPG cũng sẽ có các tác động nhất định đối với các nền kinh tế nước nhập khẩu và nền kinh tế nước xuất khẩu. Đối với nền kinh tế của nước nhập khẩu BPG đem lại hàng hóa giá rẻ cho người tiêu dùng qua đó làm cho mặt bằng giá cả trên thị trường nói chung có xu hướng giảm đi, nó cũng làm cho môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh hơn… Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nội địa không đủ tiềm lực để duy trì sự cạnh tranh thì ảnh hưởng tiêu cực là rõ ràng. Đối với nền kinh tế nước xuất khẩu nhìn chung tác động của các hành vi BPG là tích cực vì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được duy trì và mở rộng, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

5. Do tác động của BPG và đặc biệt là tác động tới ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu vì vậy chống BPG được coi là biện pháp bảo vệ nhóm lợi ích này hữu hiệu nhất. Chống BPG là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp phù hợp để loại bỏ những thiệt hại mà hàng hóa nhập khẩu BPG gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước mình. Trong các biện pháp đó thì Pháp luật về chống BPG là biện pháp mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất và phổ biến nhất.

6. Về bản chất, các biện pháp chống BPG đều nhằm mục đích bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu. Khi áp dụng thuế chống BPG thì chỉ có ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu là đối tượng duy nhất được lợi và cái lợi đó có được trên sự thua thiệt của chính người tiêu dùng của họ và trên sự lao động của các doanh nghiệp và nhân công lao động nước ngoài, những người đã bỏ công sức sản xuất ra hàng hoá với mức giá cạnh tranh hơn.

7. Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng cao và đòi hỏi ngày càng gay gắt sự hình thành một sân chơi công bằng cho kinh tế toàn cầu, tính chất bảo hộ của Pháp luật chống BPG trong hệ thống pháp luật của WTO, Hoa Kỳ và EU ngày càng giảm dần về mức độ. Với xu hướng phát triển này, trong tương lai có thể hệ thống luật lệ về thương mại quốc tế và khu vực về chống BPG sẽ ngày càng đến gần hơn với pháp luật về cạnh tranh.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu thực tiễn chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w