7. Kết cấu của luận văn
3.3. Giải pháp hồn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh
3.3.2. Hoàn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty
tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Du lịch Cơng đồn Việt Nam dưới góc độ Kế tốn Quản trị
3.3.2.1. Hồn thiện phân loại doanh thu, chỉ phi, kết quả kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Du lịch Công đoàn Việt Nam
+ Hồn thiện phân loại chi phí kinh doanh dịch vụ du lịch
Hiện nay chi phí kinh doanh tại Cơng ty chủ yếu được phân loại theo yêu cầu của kế tốn tài chính với mục đich cuối cùng là xác định chi tiêu tổng giá vốn hàng bán và tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ là bao nhiêu để tính tốn tổng lãi (lỗ) trong kỳ hay mục đích phục vụ việc lập báo cáo tài chính, cịn cách phân loại khác nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị chưa được chú trọng.
Chỉ với cách phân loại chi phí như hiện tại thì Cơng ty khơng thể đáp ứng được yêu cầu đánh giá hiệu quả hoạt động theo từng lĩnh vực kinh doanh cũng như cung cấp thông tin cần thiết trong việc ra những quyết sách quan trọng. Ngồi cách phân loại chi phí theo chức năng hiện tại, Cơng ty có thể phân loại theo các cách như sau:
Phân loại chi phí kinh doanh du lịch theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
Theo cách phân loại chi phí này thi chi phí hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty được phân thành ba loại sau:
Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động của
Công ty thay đổi. Mức độ hoạt động của Công ty hiện đang được thể hiện ở hai cấp độ:
o Đối với dịch vụ du lịch: là số lượng dịch vụ du lịch thực hiện và số lượng khách du lịch mỗi hợp đồng du lịch.
o Đối với hoạt động vận chuyển: là số lượng phương tiện vận chuyển và số lượng hành khách mỗi chuyến.
o Đối với hoạt động ăn uống: Số lượng khách đặt tiệc ăn và số bàn phục vụ khách.
Có những chi phí khơng biến đổi theo số lượng khách du lịch nhưng lại biến đổi so với loại dịch vụ Cơng ty cung cấp. Các chi phí biến đổi theo số lượng khách du lịch bao gồm: tiền trả cho các khoản ăn uống ngủ nghỉ của khách, tiền vé vào các khu di tích thăm quan, chi phí xăng dầu, số lượng thực phẩm... Các chi phí biến đổi theo số lượng dịch vụ cung cấp như tiền thuê phương tiện đi lại, cơng tác phí hướng dẫn viên du lịch, chi phí hoa hồng giao dịch mơi giới, ký kết hợp đồng du lịch...
Chỉ phí cố định: Là những chi phí khơng thay đổi khi mức độ hoạt
động của Công ty thay đổi. Xét theo số lượng du khách sử dụng các dịch vụ du lịch Công ty cung cấp thì các chi phí th phương tiện đi lại, cơng tác phí hướng dẫn viên du lịch, chi phí giao dịch ký kết hợp đồng, hoa hồng...như vừa đề cập ở trên lại là chi phí cố định. Xét trên phạm vi tồn Cơng ty, các chi phí cố định thơng thường bao gồm: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phịng, khấu hao văn phịng, chi phí điện nước...
Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố
biến đổi và định phí. Trong đó, phần định phí phản ảnh yếu tố căn bản, tối thiểu sự duy trì sự phục vụ và để giữ cho dịch vụ đó ln ln trong tình trạng sẵn sàng phục vụ. Cịn biến phí phản ánh phần thực tế phục vụ hoặc phần vượt quá mức căn bản (định mức) do đó phần này sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng trên mức căn bản.
Cách phân loại này giúp ích Cơng ty trong việc đưa ra các chính sách về giá và các biện pháp marketing cho các dịch vụ du lịch. Ví dụ căn cứ vào chi phí biến đổi và chi phí cố định của mỗi dịch vụ du lịch Công ty cung cấp, Công ty sẽ xác định được mức giá thông thường cho mỗi khách du lịch sử dụng một loại hình dịch vụ du lịch và các mức giá khác nhau khi số lượng khách tăng lên hoặc giảm xuống. Mức giá thông thường cần bù đắp được chi phí biến đổi và chi phí cố định của mỗi dịch vụ nhưng khi số lượng khách tăng thêm thì Cơng ty chỉ cần xác định phần chi phí biến đổi cho lượng khách tăng thêm.
Vào khoảng thời gian không phải mùa du lịch, các chi phí chung của tồn Cơng ty vẫn phải chi ra, Cơng ty có thể sử dụng các chính sách khuyến mại với mức giá giảm hơn mức giá thông thường nhưng vẫn bù đắp được các chi phí biến đổi.
Tóm lại từ sự phân loại trên ta có Bảng phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động như (Phụ lục)
Phân loại chi phí kinh doanh du lịch theo khả năng quy nạp chi phí cho đối tƣợng hạch tốn chi phí
Theo cách phân loại này chi phí kinh doanh du lịch gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Cụ thể:
Chi phí trực tiếp: là chi phí liên quan đến thực hiện một sản phẩm
dịch vụ du lịch hoặc một lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và có thể hạch tốn trực tiếp cho đối tượng
Chi phí gián tiếp: là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm dịch vụ
hoặc một lĩnh vực hoạt động nên khơng thể hạch tốn trực tiếp cho đối. Nếu xem xét đối tượng hạch toán là dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển thì chi phí trực tiếp cho các đối tượng này là tiền trả cho ăn uống, ngủ nghỉ, tiền thuê phương tiện đi lại, vé vào cửa các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tiền lương và các khoản trích theo lương của hướng dẫn viên du lịch, cơng tác phí của hướng dẫn viên du lịch, chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng du lịch, hoa hồng môi giới... Nếu xét trên thị trường du lịch, ngồi chi phí trực tiếp cho các đối tượng tập hợp chi phí trên thì trên từng thị trường có thể bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lượng của các nhân viên phụ trách thị trường, chi phí nghiên cứu, tìm hiểu thị trường...
Theo cách phân loại này rất có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh theo từng loại hoạt động, từng thị trường, từng khu vực khách hàng, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có quy mơ lớn, đa dạng các sản phẩm du lịch. Chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trực tiếp của từng đối tượng sẽ biểu thị kết quả kinh doanh của từng đối tượng đó, thể hiện khả năng bù đắp chi phí của đối tượng kinh doanh đó như thế nào.
Tóm lại, sự phân loại trên, có bảng phân loại chi phí theo khả năng quy nạp của chi phí như (Phụ lục 2.18)
+ Hoàn thiện phân loại doanh thu cung cấp dịch vụ du lịch
Hiện nay Công ty đã theo dõi doanh thu của từng loại riêng biệt (doanh thu bộ phận nhà hàng, doanh thu khách sạn, doanh thu dịch vụ lữ hành...) thậm chí Cơng ty cịn mở chi tiết từng địa điểm thực hiện và nhìn chung, đã đáp ứng được yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong thời kỳ hiện tại. Tuy nhiên khi nên kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập sâu và rộng, để tăng cường hơn nữa về năng lực quản trị thì Cơng ty nên quan tâm đến một số cách phân loại doanh thu dịch vụ du lịch sau:
Phân loại doanh thu kinh doanh dịch vụ du lịch theo điểm hòa vốn
Theo cách phân loại này doanh thu được phân làm hai loại là doanh thu hịa vốn và doanh thu an tồn.
Với cách phân loại này nhà quản trị có thể dễ dàng xác định phạm vi lãi lỗ cũng như đo lường được mức đo an toàn hay rủi ro trong kinh doanh của từng loại hình dịch vụ, từng bộ phận thực hiện. Từ đó quyết định nên hay không nên ký kết hợp đồng kinh tế.
Phân loại doanh thu kinh doanh dịch vụ du lịch theo địa điểm kinh doanh
Theo cách phân loại này doanh thu được phân làm hai loại là doanh thu nội địa và doanh thu quốc tế.
Doanh thu nội địa là các khoản thu được từ bán hàng và cung cấp địch vụ du lịch trong nước, rất hiểm khi có giao dịch bằng ngoại tệ.
Doanh thu quốc tế là các khoản thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ du lịch tại nước ngoài, hầu hết các giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ.
Cách phân loại này rất quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có thể nắm bắt được các thơng tin chi tiết về địa điểm kinh doanh, từ đó có những hướng đi đúng đắn nhằm củng cố vị trí đang có đối với thị trường truyền thống và xây dựng quan hệ hữu hảo đối với thị trường tiềm năng.
3.3.2.2. Hồn thiện lập dự tốn doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Du lịch Cơng đồn Việt Nam
Trên cơ sở phân tích dự báo nhu cầu thị trường và việc phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, theo khả năng quy nạp của chi phí Cơng ty cần thiết phải lập dự tốn doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh. Các dự toán này sẽ được lập cho từng hoạt động dịch vụ du lịch và sau đó sẽ tổng hợp trên phạm vi tồn Cơng ty. Khi lập dự toán cần xây dựng cụ thể như sau:
+ Dự toán doanh thu
Dự toán doanh thu là q trình khởi đầu của lập dự tốn. Để lập dự toán doanh thu, trước hết kế toán phải dựa vào tình hình tiêu thụ các kỳ trước, chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược marketing, phương án sản xuất kinh doanh tối ưu, thu nhập của người lao động, các chế độ chính sách của Nhà nước, những biến động về kinh tế và xã hội trong và ngồi nước... Từ đó kế tốn quản trị sẽ xác định được khối lượng sản phẩm dịch vụ du lịch ở thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng. Đánh giá được nhu cầu và xu hướng du lịch theo từng mùa vụ để lên các phương án chi tiết cụ thể cho nhà quản trị ra quyết định.
Dự toán doanh thu sẽ được lập chi tiết cho từng sản phẩm dịch vụ theo từng bộ phận, đơn vị (tổ, trung tâm). Trên cơ sở dự toán doanh thu, kế toán sẽ lập dự tốn chi phí trực tiếp cho các sản phẩm, dịch vụ đó cũng như các chi phí quản lý chung từ đó xác định dự tốn kết quả kinh doanh.
Dự tốn doanh thu có thể được thiết kế ở (Phụ lục)
+ Dự toán chi phí bán hàng, chỉ phí quản lý doanh nghiệp
Dự tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là việc dự kiến các khoản chi phí sẽ phát sinh trong kỳ kế hoạch để phục vụ cho q trình bán hàng và quản lý chung tồn doanh nghiệp.
Tương tự như dự tốn chỉ phí sản xuất chung, dự tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng khơng lập chi tiết theo từng khoản mục chi phí riêng biệt, mà được lập ra trên cơ sở biến phí và định phí của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Thông thường, đơn giá biến phí bán hàng được xây dựng trên khối lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ, cịn đơn giá biến phí quản lý doanh nghiệp có thể xây dựng trên tổng thời gian lao động trực tiếp giống như chi phí sản xuất chung. Dự tốn chi phí bán hàng và chi phí quan lý doanh nghiệp có thể thiết kế (Phụ lục )
+ Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh
Lập dự toán kết quả hoạt động kinh doanh là bảng tính tốn dự kiến lợi nhuận sẽ mang lại cho doanh nghiệp trong kỳ tới. Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh là cơ sở để điều hành kiểm tra và hướng mọi hoạt động của doanh nghiệp tới hiệu quả mong muốn.
Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh nên lập theo cách đối ứng của chi phí để phục vụ nhu cầu thơng tin của kế tốn quản trị. Căn cứ vào các dự toán đã lập ở trên, kế toán tự lập dự toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu như (Phụ lục 2.4; 2.6).
Chi phí để phục vụ nhu cầu thơng tin của kế toán quản trị. Căn cứ vào các dự Các dự tốn chi phí, doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được lập hàng năm và được chi tiết theo từng quý (tháng). Trong quá trình hoạt động, căn cứ từ kết quả thực tế và những biến động trên thị trường Cơng ty cần có những điều chỉnh dự tốn cho phù hợp. Vì vậy cơng tác lập dự tốn có vai trị quan trọng đối với Cơng ty TNHH MTV Du lịch Cơng đồn Việt Nam nhằm xác định kế hoạch doanh thu, chi phí, kết quả cho kỳ tiếp theo.
Hệ thống dự tốn doanh thu, chi phí, kết quả rất hữu ích đối với cơng tác quản lý trong các doanh nghiệp du lịch. Hệ thống dự tốn này sẽ giúp Cơng ty chủ động trong việc bố trí, huy động và sử dụng nguồn lực trong quá trình hoạt động kinh doanh. Mặt khác hệ thống dự toán này cịn là cơ sở để Cơng ty đánh giá kết quả hoạt động trong thực tế của Công ty và các nhà quản lý.
3.3.2.3. Giải pháp phân tích các thơng tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Hệ thống báo cáo quản trị về kết quả kinh doanh; thông qua báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm hệ thống các báo cáo phân tích như:
+ Phân tích tình hình qn lý CP và KQKD qua việc phân tích các tỷ suất: Tỷ suất Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần Tỷ suất Chi phí bán hàng
Doanh thu thuần Tỷ suất Chi phí bán hàng
Doanh thu thuần Tỷ suất Chi phí quản lý DN
Doanh thu thuần
Tỷ suất Lợi nhuận kinh doanh Doanh thu thuần
Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần
Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
+ Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Phân tích BCTC (báo cáo KQHĐKD) là một quá trình chọn lọc, tìm hiểu tương quan và đánh giá các dữ kiện trong hệ thống BCTC. Phân tích BCTC nhằm xác định kết quả kinh doanh của cơng ty ở một kỳ kế tốn nhất định: DT bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí HĐKD, lãi (lỗ).
Việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cho phép công ty đánh giá được các mặt hoạt động của mình trên các chi tiêu DT, CP, lợi nhuận. Có thể so sánh bằng số tương đối hoặc số tuyệt đối để thấy được mức độ biến động của lợi nhuận; đồng thời cũng có thể đánh giá để thấy được cơ cấu lãi của công ty bằng cách so sánh tỷ trọng lãi của từng hoạt động trong tổng lãi
qua các năm để thấy được nguồn lợi nhuận chính của cơng ty do hoạt động nào mang lại.
+ Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bộ phận: việc phân tích báo cáo KQHĐKD bộ phận sẽ giúp Cơng ánh giá được mức độ đóng góp lợi nhuận của từng bộ phận đối với tồn cơng ty. Qua việc đánh giá này, giúp quản trị doanh nghiệp phát hiện những khả năng tiềm tàng trong mọi hoạt động kinh doanh của từng hoạt động để có giải phát tốt nhất, đưa các quá trình hoạt động kinh doanh của tồn cơng ty tiếp tục phát triển bền vững.
Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận phải thể hiện được các tiêu chí sau đây: doanh thu bán hàng, tổng biến phí, tổng lãi góp, định phí thuộc tính, lãi bộ phận, định phí chung, thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp...