Thực trạng kế toán doanh thu

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên du lịch công đoàn việt nam (Trang 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tạ

2.2.1. Thực trạng kế toán doanh thu

2.2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

* Tổng quan tình hình kết quả Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ (DTBH & CCDV)

Bảng 2.1: Bảng so sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2018-2020

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (NVĐ) 138.257.419.238 140.173.359.683 104.242.317.749 Chênh lệch (▲�) 0 1.915.940.445 (35.931.041.934) Chênh lệch (%) 100 +1.38 (25.633)

Do ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 mà Doanh thu toàn bộ ngành du lịch nói chung và doanh thu tại Du lịch Công đoàn nói riêng cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tương tự, cụ thể: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty vào năm 2020 đã sụt giảm hơn hẳn so với năm 2019 là 25,633 % và chỉ dừng lại ở con số 104.242.317.749 đồng, giảm 35.931.041.934 đồng so với mức 140.173.359.683 của năm 2019.

Theo Ông Nguyễn Trùng Khánh- Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nhận định: “Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Toàn ngành đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 720.000 tỷ đồng. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới”.

Đi song song với sự phát triển vàng của ngành công nghiệp không khói năm 2019, thì Công ty Du lịch Công đoàn cũng góp sức vào sự phát triển ấy, con số DTBH & CCDV đạt hơn 140 tỷ thể hiện sự nỗ lực không ngần ngại và chiến lược kinh doanh thích hợp của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty.

Theo đà phát triển không ngừng nghỉ ấy, Nghị quyết 08 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Bộ Chính trị ban hành đã đặt ra những mũi nhọn cho năm tiếp theo- 2020, một trong tám mũi nhọn được biểu thị bằng những con số cụ thể như sau:

“Thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.” – Theo Nghị quyết 08- NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Ban Chấp hành Trung Ương.

Nếu không có sự xuất hiện của đại dịch toàn cầu (COVID-19) thì những mũi nhọn đó hoàn toàn có thể thực hiện, thậm chí trên đà tăng trưởng mạnh mẽ ấy, có lẽ sẽ vượt xa. Nhưng ngày 22/1/2020, Việt Nam xác nhận có

bệnh nhân dương tính với Virus SARS-CoV-2 và sau đó cùng với làn sóng lây nhiễm thứ 1 (tháng 3/2020 – 4/2020), làn sóng thứ 2 (tháng 7/2020 – 9/2020), và làn sóng thứ 3 (tháng 1/2021 – 3/2021) đã làm cho ngành du lịch, dịch vụ của nước ta chuyển hướng hoàn toàn. “Lao đao, khó khăn chồng chất khó khăn” là những từ hoàn toàn đúng để định hình về du lịch Việt Nam 2020

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020

Nguồn: Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn VN

Do ảnh hưởng của đại dịch, Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế đến trong quý I/2020 làm cho lượng khách du lịch sụt giảm mạnh mẽ. Trước tình hình đó, “Du lịch nội địa” được đẩy lên làm trọng tâm và mục tiêu. Hầu hết doanh thu của các công ty Du lịch lữ hành và khách sạn đều đến từ du lịch nội địa. Không nằm ngoài vòng xoáy đó, Du lịch Công đoàn cũng bị thiệt hại đáng kể về Doanh thu lẫn lợi nhuận trong việc kinh doanh của mình vào năm 2020. Bằng chứng cho thấy sự suy giảm về doanh thu so với những năm trước khi dịch bệnh diễn ra và cụ thể hơn, doanh thu công ty đến chủ yếu từ hoạt động du lịch nội địa và cho thuê văn phòng.

Doanh thu hoạt động du lịch

nội địa

Doanh thu thuê văn phòng

Doanh thu tiền phòng

Doanh thu hội

trường Doanh thu khác

Năm 2019 40.025 35 35.268 6.258 23.619 Năm 2020 35.845 35.287 26.806 4.762 0.541 40.025 35 35.268 6.258 23.619 35.845 35.287 26.806 4.762 0.541 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Doanh thu năm 2019/2020

Năm 2019 Năm 2020

Biểu đồ 2.2: So sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019-2020

Nguồn: Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn VN

Nhìn vào biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh thu CCDV ở trên, chúng ta có thể nhận ra rằng bằng những nỗ lực, chiến lược, sự hợp tác của toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của toàn thể công ty đã đem tới những hiệu quả mặc dù trong giai đoạn khó khăn.

Doanh thu từ hoạt động Du lịch nội địa đạt con số 36.845.089.204 đồng tương đương với 35,35% so với tổng doanh thu cung cấp dịch vụ. Năm 2020, hoạt động du lịch nội địa được đẩy mạnh và đầu tư hơn do Du lịch quốc tế đang gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng. Phần lớn, Doanh thu của Công ty đến từ quý IV/2020 và khoản doanh thu ổn định đến từ hoạt động cho thuê văn phòng.

Doanh thu hoạt động du lịch nội địa không ổn định và phần lớn là thu được từ quý IV/2020, khi dịch bệnh có dấu hiệu ổn định và lắng xuống. Nguồn thu này sụt giảm hơn 4 tỷ đồng so với năm 2019.

Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế không khả quan và đạt mức thấp kỷ lục từ khi hoạt động đến nay. Doanh thu khác đã sụt giảm 23.618.459.000 tỷ đồng so với năm 2019.

Doanh thu này bao gồm: - Doanh thu tiền phòng

- Doanh thu hoạt động du lịch quốc tế - Doanh thu dịch vụ ăn uống

- Doanh thu dịch vụ đi kèm

Tuy nhiên, công ty vẫn có nguồn doanh thu ổn định từ hoạt động cho thuê văn phòng.

* Đặc điểm doanh thu cung cấp dịch vụ

Doanh thu CCDV được ghi nhận khi không còn những yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền hoặc chi phí đi kèm theo.

Trường hợp dịch vụ được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì doanh thu được ghi nhận căn cứ vào tỷ lệ dịch vụ hoàn thành tại ngày kết thúc năm tài chính.

Để phù hợp với thực tế tình hình kinh doanh của mình, công ty đã mở các tiểu khoản cho từng loại doanh thu phát sinh, bao gồm (bảng 2.2).

Doanh thu của Công ty đến từ DTBH & CCDV, doanh thu hoạt động tài chính và từ thu nhập khác.

Do hoạt động chủ yếu liên quan đến dich vụ du lịch, khách sạn và cho thuê văn phòng nên doanh thu phần lớn là đến từ các hoạt động kể trên.

 DT CCDV hoạt động du lịch là nguồn thu đến từ việc cung cấp các chuyến du lịch, kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế, vận tải hành khách khác cho các đối tượng khác nhau bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Doanh thu này được ghi nhận khi tour du lịch được tổ chức thành công, xuất hóa đơn và biên bản thanh lý hợp đồng chuyến đi.

Bảng 2.2: Phân loại các tiểu khoản của tài khoản 511

Nguồn: Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn VN

 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khách sạn của công ty bao gồm 2 thành phần chính là:

- Doanh thu từ dịch vụ lưu trú (đáp ứng yêu cầu nghỉ ngơi, ăn uống cho khách hàng)

- Doanh thu từ các dịch vụ bổ sung (đáp ứng yêu cầu về các hoạt động vui chơi giải trí thể thao, theo yêu cầu của khách hàng)

Ngoài ra còn còn các nguồn thu đến từ các hoạt động khác như tổ chức hội nghị và hội thảo theo nhu cầu của khách hàng.

 Doanh thu trong nhà hàng là số tiền thu được khi bán thức ăn, đồ uống và các dịch vụ kèm theo khác. Doanh thu này cũng bao gồm phí dịch vụ là 5%.

 Doanh thu từ hoạt động cho thuê văn phòng là số tiền mà các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân trả cho công ty vào đầu kì đến từ việc cho họ thuê địa điểm văn phòng thuộc sở hữu của mình. Hàng tháng, kế toán doanh thu tiến hành phân bổ khoản doanh thu nhận trước đó vào FTBH & CCDV - hoạt động cho thuê văn phòng.

Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ nên DT CCDV kể trên là doanh thu không bao gồm thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT.

Các chứng từ kế toán cần thiết để ghi nhận các khoản doanh thu kể trên bao gồm:

- Hợp đồng cung cấp dịch vụ - Hóa đơn GTGT

- Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng - Phiếu thu

- Các chứng từ khác liên quan

Sơ đồ 2.3: Quy trình tổ chức tour du lịch tại công ty

Nguồn: Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn VN

(1)Khách hàng là cá nhân, đoàn thể, tập đoàn có nhu cầu đi du lịch, nghỉ mát hay tham quan sẽ lên trang web của Trung tâm du lịch và dịch vụ của Công ty Tour du lịch nội địa Archives - (congdoanvietnamhotel.com)

Khách hàng Bộ phận Kinhdoanh Bộ phận hướng dẫn du lịch Bộ phận đặt xe Bộ phận kế toán

hoặc đến trực tiếp trung tâm du lịch lữ hành để tham khảo về các chuyến đi. (2)Bộ phận tư vấn, kinh doanh sẽ tiếp nhận thông tin đặt chuyến của khách hàng và hướng dẫn chi tiết về chuyến du lịch và báo giá cho khách hàng. Nếu khách hàng đồng ý thì hai bên sẽ tiến hành giao dịch và nhận tạm ứng (nếu có)

(3)Bộ phận hướng dẫn du lịch và đội xe căn cứ theo hợp đồng, bảng dự tính chi phí từ phòng kinh doanh để tiến hành sắp xếp các công việc và thực hiện chuyến du lịch.

(4)Bộ phận kế toán sẽ tập hợp chứng từ, hóa đơn, tiến hành thanh toán chi phí cho các bộ phận sau đó hạch toán vào sổ và làm các công việc kế toán sau đó.

+ Ví dụ minh họa 1: Theo hóa đơn số 0003152, ngày 26 tháng 11 năm 2020, Du lịch Công đoàn cung cấp tour du lịch Hà Nội –Yên Tử- Hạ Long- Tuần Châu– Hà Nội – Đền Hùng – SAPA – Hà Nội cho công ty TNHH Năng Khiếu Trẻ Thơ (10 người)

Giá cho 1 người là 5.480.000 đồng/ khách

Dựa vào hóa đơn, phiếu thu, hợp đồng du lịch, và các chứng từ khác liên quan. Kế toán đơn vị hạch toán như sau:

Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 112: 60.280.000 Có TK 51119: 54.800.000 Có TK 3331: 5.480.000

Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Như đã trình bày ở trên hiện tại công ty chỉ áp dụng chiết khấu thương mại nên tài khoản sử dụng là:

TK 5211: chiết khấu thương mại

Trình tự kế toán: Khi công ty chiết khấu thương mại cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 5211 - Các khoản giảm trừ doanh thu tăng

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra được giảm) Có các TK 111, 112, 131...

Trong quý II năm 2017 tại Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam không phát sinh bút toán chiết khấu thương mại nào nên không nêu dẫn chứng tại đây.

2.2.1.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chinh

Kế toán doanh thu tài chính

Chứng từ sử dụng:

- Phiếu thu, giấy báo có, chứng từ gốc kèm hóa đơn có liên quan

Khi nhận được GBC của ngân hàng thông báo về tiền lãi gửi, phiếu thu, kế toán tổng hợp vào phần mềm FAST

Sau đó máy tính cập nhật lên sổ cái tài khoản 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính.”

Vào cuối mỗi tháng, thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”

+Ví dụ minh họa 5: Doanh thu tài chính

Ngày 25/10/2020, Du lịch Công đoàn nhận được thông báo lãi tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng BIDV, số tiền là 716.107 đồng

Kế toán ghi nhận nghiệp vụ:

Nợ TK 1121D: 716.107 Có TK 515: 716.107

2.2.1.3. Kế toán thu nhập khác

Kế toán thu nhập khác

+ Ví dụ minh họa 7: Thu nhập khác

Các khoản thu nhập khác phát sinh của công ty bao gồm: khoản thu thanh lý tài sản cố định, thu tiền bồi thường, thu tiền phòng nghỉ của ban quản lý công ty

Kế toán căn cứ vào hóa đơn, phiếu thu, giấy báo có, biên bản bồi thường tiến hành ghi vào TK 711 “Thu nhập khác”

Ngày 26/10/2020, căn cứ vào phiếu thu số 229, khách hàng thuê phòng bồi thường 01 thẻ phòng do làm mất. Kế toán ghi nhận: Nợ TK 1111: 150.000 Có TK 711: 136.364 Có TK 3331: 13.636 2.2.2. Thực trạng kế toán giá vốn hàng bán

Trường hợp là hoạt động lữ hành, du lịch kế toán công ty tiến hành tính giá thành theo mỗi hợp đồng, mỗi dịch vụ chuyến đi.

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) bao gồm: xe ô tô khách đưa đón khách hàng, tiền phòng ở khách sạn, vé tham quan, tiền thực phẩm, nước uống trên xe cho khách, đồ dùng cần thiết: mũ đoàn, nón và ô.

 Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) tiếp: hướng dẫn viên trực tiếp tham gia bao gồm các khoản: lương và các khoản bảo hiểm

 Chi phí sản xuất chung (SXC) của việc điều hành chuyến đi: Lương bộ phận điều hành, hướng dẫn viên tại địa phương, các khoản chi phí cho quần áo vật dụng giày dép, balo, video, găng tay và loa…

Trường hợp là hoạt động kinh doanh khách sạn

 Dựa trên thực tế hàng tồn kho hàng ngày và nhu cầu về hàng hóa của các bộ phận buồng, bếp. Nhân viên của các bộ phận này sẽ tiến hành lập đơn đề nghị mua vật tư, hàng hóa sau đó trình lên phòng hành chính – tổ chức ký duyệt rồi trình lên Giám đốc ký, và phòng kế toán cấp tiền. Nhân viên kế toán phụ trách mua hàng sẽ gửi yêu cầu đặt hàng đến người cung cấp.

 Khi hàng hóa chuyển về công ty, dựa vào hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT liên 2 do người bán lập, nhân viên kế toán mua hàng, thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra và nhập kho số hàng hóa đó. Nhân viên kế toán sẽ lập phiếu nhập kho và ghi sổ chi tiết hàng hóa. Thủ kho xác nhận lượng hàng hóa thực tế trong ngày vào thẻ kho để theo dõi hàng hóa.

+ Xem xét tiếp ví dụ 1, xác định GVHB:

tàu, xe:

Chứng từ cần thiết: Hóa đơn GTGT hợp lý, Các phiếu thu (liên 2) của nhà cung cấp/ xác nhận thu tiền, Cuống vé tham quan, máy bay, tàu phà

Nợ TK 621: 34.800.000 Nợ TK 133: 3.480.000 Có TK 112: 38.280.000

 Chi phí điều hành tour (công cụ dụng cụ dành cho hướng dẫn viên du lịch, trang phục, ba lô và bộ đàm)

Chứng từ cần thiết: Quyết định cử hướng dẫn viên, bảng phân bổ chi phí Nợ TK 627: 1.000.000

Có TK 111: 1.000.000

 Chuyến đi được tổ chức thành công:

Chứng từ cần thiết: Biên bản thanh lý hợp đồng, Quyết toán giá trị thanh toán, Xuất hóa đơn cho khách hàng

Kết chuyển chi phí Nợ TK 154: 35.800.000 Có TK 621: 34.800.000 Có TK 627: 1.000.000 Kết chuyển GVHB Nợ TK 632: 35.800.000 Có TK 154: 35.800.000

+ Ví dụ minh họa 2: Căn cứ vào hóa đơn số 0000663 ngày 08/01/2020, Du lịch Công đoàn mua hàng của Công ty TNHH Quảng Cáo và Thương mại Hà Thái. Chỗ hàng này được công ty dùng để tổ chức sự kiện Tiệc cho công ty Telin

Chứng từ kế toán được sử dụng trong trường hợp này gồm có: - Hóa đơn GTGT liên 2

- Giấy đề nghi thanh toán - Phiếu Chi

Nợ TK 627: 4.355.000 Nợ TK 133: 435.500 Có TK 331: 4.790.500

Ngày 13/01/2020, Dựa vào phiếu chi số 23, kế toán hạch toán:

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên du lịch công đoàn việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)