Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dầu khí Toàn cầu (Trang 47 - 51)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một

thành viên Dầu Khí Toàn Cầu

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dầu Khí Toàn Cầu

Ngày 7/7/2015, Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân Hàng Thƣơng Mại Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Dầu Khí Toàn Cầu

Địa chỉ liên hệ

Hội sở: Số 109 Trần Hƣng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04. 37 345 345

Fax: 04. 37 263 999

Tên Việt Nam : Ngân Hàng Thƣơng Mại Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Dầu Khí Toàn Cầu

Tên tiếng anh : GPBANK

Từ năm 2002 đến năm 2004

Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc đã có những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của tỉnh

Năm 2005

Bằng khen của Tổng cục Thuế về những thành tích trong việc đóng góp thuế cho Nhà nƣớc

Năm 2006

Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trao tặng cho Tập thể cán bộ nhân viên có thành tích góp phần hoàn thành nhiệm vụ ngân hàng năm 2005 – 2006

Năm 2007

Danh hiệu “Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua năm 2007” cùa Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Danh hiệu “Ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc năm 2007” của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Năm 2009

Top 500 thƣơng hiệu Nổi tiếng tại Việt Nam do Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam khảo sát

Năm 2010

Cup Thƣơng hiệu nổi tiếng quốc gia.Top 1000 NHTM đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam.

Năm 2011

Giải thƣởng Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam

Năm 2014

Top 10 Ngân hàng đƣợc quan tâm nhất MyEbank.

2.1.2. Đặ điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dầu Khí Toàn Cầu

* Ngành nghề kinh doanh

Căn cứ vào giấy phép thành lập, hoạt động và giấy chứng nhận đăng k kinh doanh, GPBank đƣợc kinh doanh NH và thực hiện các dịch vụ kinh doanh sau:

- Huy động vốn. - Cung cấp tín dụng.

- Hoạt động thanh toán và ngân quỹ.

- Các hoạt động khác nhƣ góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trƣờng tiền tệ, trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc, uỷ thác, đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, cung ứng các dịch vụ bảo hiểm, tƣ vấn tài chính.

Là một trong những ngân hàng hàng đầu và đa năng nhất tại Việt Nam, GPBank luôn giữ một vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng quốc gia. Ngoài vị thế vững mạnh trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn, vài ba năm gần đây GPBank đã thay đổi chiến lƣợc kinh doanh để chuyển mình từ một ngân hàng bán buôn thành ngân hàng đa năng trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, vừa củng cố, giữ vững vị thế của ngân hàng bán buôn, đẩy mạnh bán lẻ để đa dạng hóa hoạt động.

Với thế mạnh về công nghệ, GPBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đƣa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đƣa ngân hàng tới gần khách hàng” nhƣ: dịch vụ Internet banking, GPBANK -Money (Home banking), SMS banking, Phone banking…Ngoài ra Vietcombank cũng cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng khác nhƣ tài trợ thƣơng mại, bao thanh toán (factoring), và các dịch vụ về vốn và ngoại tệ (thị trƣờng tiền tệ, mua bán trái phiếu, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh, v.v...).

* Quy mô hoạt động

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trƣờng, từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, GPBank ngày nay là một trong những ngân hàng thống trị nội địa, đã phát triển rộng khắp với mạng lƣới bao gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nƣớc ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, GPBank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.800 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn đƣợc hỗ trợ bởi mạng lƣới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2.1.3. Cơ ấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Thương mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dầu Khí Toàn Cầu

- Đại hội đồng cổ đông: cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng, tất cả các cổ đông có tên trong danh sách đăng k cổ đông đều có quyền tham dự.

- Hội đồng quản trị: là những cổ đông có phần vốn góp lớn nhất, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để quản trị ngân hàng, đƣợc toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính; giám sát việc chấp hành chế độ kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng.

- Phòng kiểm toán nội bộ: đƣợc tổ chức thành hệ thống theo ngành dọc, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát và đặt dƣới sự điều hành trực tiếp của Ban kiểm soát và trƣởng kiểm toán nội bộ. Đây là đơn vị chuyên trách thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ tại ngân hàng.

- Tổng giám đốc: là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị, trƣớc pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng theo nhiệm vụ quyền hạn phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng, các quy định khác của pháp luật, Điều lệ ngân hàng và các quy chế quản lý nội bộ của ngân hàng.

- Phó tổng giám đốc là ngƣời giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của ngân hàng theo sự phân công của Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc và trƣớc pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc Tổng giám đốc phân công. Hiện nay, GPBANK tổ chức theo mô hình khối nghiệp vụ nên mỗi khỗi nghiệp vụ đƣợc giao cho một phó tổng giám đốc phụ trách. Các khối nghiệp vụ gồm có: khối quản lý rủi ro, khối NH bán buôn, khối NH bán lẻ, khối tài chính kế toán, khối vốn và khối hỗ trợ

- Hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO) của ngân hàng là hội đồng chuyên môn trực thuộc Tổng giám đốc, có chức năng tham mƣu cho Tổng

giám đốc xem xét và quyết định chính sách kinh doanh từng thời kỳ; quyết định quy mô, cơ cấu tài sản nợ, tài sản có và chính sách quản trị Tài sản Nợ và tài sản Có của ngân hàng; quản trị rủi ro và xây dựng các phƣơng án phòng chống rủi ro; quản lý giám sát hệ thống điều chuyển vốn nội bộ.

- Trƣởng phòng tại Hội sở chính là ngƣời quản lý cao nhất của các phòng nghiệp vụ, chịu trách nhiệm trƣớc Phó Tổng giám đốc về việc quản l , điều hành toàn bộ hoạt động của phòng.

Giám đốc các đơn vị thành viên hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc về việc tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động của đơn vị mình theo điều lệ hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dầu khí Toàn cầu (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)