Đơn vị: Tỷ lệ %
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
NIM 2,59 2,27 3,27 2,82 3,02
Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi 27,82 34,47 25,93 30,02 28,95 Tỷ lệ chi phí quản lý/tổng thu 24,41 26,62 29,00 37,62 39,44
ROA 1,88 1,31 1,29 1,65 1,50
ROE 29,11 19,23 19,74 25,77 22,53
Nguồn: Phòng Kế toán
Trong suốt những năm qua, GPBANK luôn có quy mô lợi nhuận cao nhất trong tất cả các NHTM tại Việt Nam. Tuy nhiên, khoảng cách về chỉ tiêu này so với các NHTM khác đang ngày càng bị rút ngắn lại.
GPBANK vẫn duy trì đƣợc các chỉ tiêu hiệu quả khá tốt (ROA, ROE). Điều này có đƣợc là do một số lợi thế vốn có của GPBANK: chi phí vốn rẻ, hệ số chi phí (chi phí quản lý) trên thu nhập thấp, thu từ kinh doanh ngoại tệ, thu nhập từ phí cao, … Tuy nhiên những lợi thế này đang dần mất đi. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (lãi suất thấp) tại GPBANK đã giảm liên tiếp từ 51% năm 2017 xuống 33,4% năm 2018, 28% năm 2019 và 24% năm 2020. Trong khi đó tỷ trọng tín dụng thể nhân (lãi suất cao) chỉ tăng tƣơng ứng từ 9,25% lên 10,6% cùng kỳ. Hệ số chi phí/thu nhập của GPBANK cũng tăng cao trong 3 năm qua chủ yếu là do tăng chi phí lƣơng, trong khi các khoản chi khác tăng thấp. Với hệ số này, xét trên một khía cạnh khác, thấp chƣa hẳn đã là tốt. Nếu tăng chi có thể thúc đẩy tăng thu với tốc độ lớn hơn thì sẽ tốt hơn.
Đây cũng là một vấn đề đặt ra cho công tác quản trị chi phí. Trong lĩnh vực dịch vụ cũng nhƣ kinh doanh ngoại tệ, GPBANK cũng đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt, thị phần doanh thu từ hai mảng kinh doanh này cũng đang có xu hƣớng bị co hẹp lại.
2.3. Đánh giá thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính
2.3.1. Ưu điểm
- Thứ nhất, PTBCTC đƣợc GPBank rõ ràng, hợp lý, hệ thống báo cáo tài chính đầy đủ, đƣợc trình bày ngày càng sinh động, chi tiết hơn. Công tác PTBCTC đã hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị, điều hành ngân hàng.
- Thứ hai, nội dung phân tích đƣợc thể hiện đa dạng .Do đó, việc phân tích này đã đáp ứng đƣợc một phần yêu cầu của công tác quản trị ngân hàng đồng thời tạo điều kiện cho GPBank và NHNN kiểm tra, giám sát các quy định của nhà nƣớc đƣợc d dàng hơn. Nội dung phân tích báo cáo tài chính của GPBank đã tập trung vào các mặt sau:
+ Từ việc phân tích khái quát quy mô, tăng trƣởng, cơ cấu tài sản, huy động vốn, vốn tự có, tín dụng của GPBank nhƣ đã trình bày ở trên, các đối tƣợng quan tâm sẽ nắm bắt đƣợc một cách khái quát sự biến động về tổng tài sản, cơ cấu, tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản và nguồn vốn, giúp ngƣời đọc hình dung toàn cảnh về hoạt động kinh doanh của NH.
+ GPBank cũng đã tính toán đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo thông tƣ 13 để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của GPBank.
+ GPBank tiến hành đánh giá đƣợc tốc độ tăng trƣởng thu nhập, chi phí qua các năm, cơ cấu cũng nhƣ sự biến động về cơ cấu thu nhập chi phí, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời nhƣ ROAE, ROAA, NIM, NNIM đƣợc tính toán và phân tích .Ttừ đó giúp nhà quản trị ngân hàng nhận thức về vị trí, vai trò của từng nghiệp vụ sinh lời và có hoạch định các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp để khai thác tối đa lợi thế của ngân hàng trong tƣơng lai.
+ Trong phân tích, GPBank đã so sánh với số liệu ngành, số liệu của các NH khác đối với một số chỉ tiêu phân tích.
- Thứ ba, Nội dung báo cáo phân tích đã đƣợc bộ phận phân tích làm cho sinh động và trực quan hơn bằng việc sử dụng hệ thống các biểu đồ hình cột và hình tròn bên cạnh việc sử dụng các bảng biểu. Điều này làm cho nội dung phân tích không chỉ trực quan mà còn làm phong phú và linh hoạt thêm cách trình bày kết quả đánh giá khi sử dụng các phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính.
- Thứ tư, Hệ thống các chỉ tiêu đƣợc sử dụng tƣơng đối đầy đủ và khoa học có nghĩa trong việc thể hiện các kết quả tài chính của ngân hàng. Các chỉ tiêu dùng để phân tích và tính toán cũng không đòi hỏi quá phức tạp, nguồn thông tin làm cơ sở để tính toán cũng không đòi hỏi quá chi tiết, cặn kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân tích.
- Thứ năm, Việc phân công công việc trong tổ chức kế toán, phân tích báo cáo tài chính đƣợc quy định rõ ràng. Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đƣợc thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đảm bảo số liệu kế toán đƣợc phản ánh đầy đủ và chính xác.
2.3.2. Hạn hế và nguyên nhân
Hạn chế
Mặc dù công tác phân tích báo cáo tài chính hiện nay của GPBANK đã có đƣợc kết quả đáng hoan nghênh và cần tiếp tục phát huy nhƣng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ sau:
- Thực tế tại GPBANK hiện tại công tác phân tích chƣa có một hệ thống về quy trình công việc, quy trình lƣu trữ - hệ thống lƣu trữ, chƣa có những văn bản chi tiết hƣớng dẫn các chi nhánh, hội sở cách thực hiện phân tích báo cáo tài chính. Do vậy, công tác phân tích báo cáo tài chính di n ra không đồng bộ thống nhất giữa các chi nhánh trong hệ thống, chất lƣợng báo cáo không đồng đều.
- Quy trình phân tích chƣa có sự phân định cụ thể việc thu thập thông in và trao đổi thông tin giữa các Phòng/Bộ phân liên quan; và trình tự từ bƣớc phân tích, xử lý, kiểm soát, phê duyệt báo cáo phân tích.
-GPBANK mới chỉ sử dụng 4 phƣơng pháp là phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tổ, phƣơng pháp tỷ lệ và phƣơng pháp cân đối để thấy đƣợc sự biến động tình hình tài chính của mình theo thời gian còn các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp Dupont, phƣơng pháp thay thế liên hoàn ngân hàng chƣa sử dụng. Đối với một số nội dung phân tích không thể chỉ sử dụng các phƣơng pháp trên là đủ bởi nếu chỉ sử dụng phƣơng pháp so sánh hoặc tỷ lệ, cân đối sẽ chỉ cho thấy cái nhìn bề ngoài mà không thấy bản chất bên trong, không thấy đƣợc nguyên nhân của sự biến động từ đó tạo ra khó khăn trong công tác đƣa ra các quyết định kinh doanh. Một ví dụ điển hình là việc phân tích hai chỉ tiêu ROA và ROE. Báo cáo phân tích GPBANK mới chỉ sử dụng phƣơng pháp tỷ lệ để tính toán sau đó sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh chỉ tiêu này so với năm trƣớc hoặc so với toàn ngành hoặc so với mục tiêu dự kiến. Điều này không cho bộ phận phân tích thấy và đánh giá ảnh hƣởng của các nhân tố khác cấu thành nên chỉ tiêu ROA, ROE đến hai chỉ tiêu này. Điều này hoàn toàn có thể làm đƣợc thông qua việc sử dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn và mô hình Dupont nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1.
- Báo cáo phân tích chƣa nêu bật đƣợc tình hình kinh doanh của ngành để thấy đƣợc nguyên nhân dẫn đến các biến động của chỉ tiêu tài chính, xác định rõ sự biến động đó là do yếu tố bên trong, nội tại hay yếu tố bên ngoài, để để xuất giải pháp phù hợp, có tính thuyết phục cao.
- Một vài hoạt động kinh doanh chƣa đủ sơ sở, tiêu chuẩn chính xác để nhận định, kết luận đúng đắn khi phân tích nội dung của hoạt động đó, do cách thức, tiêu chuẩn phân loại, đánh giá giữa các NH trong nƣớc hoặc giữa NH trong nƣớc và NH ngoài nƣớc là khác nhau.
- Các phần mềm phục vụ cho công tác phân tích báo cáo tài chính chƣa có, công tác phân tích báo cáo tài chính đƣợc thực hiện trên phƣơng pháp thủ công nên tính chính xác có thể vẫn chƣa cao.
hàng doanh nghiệp đặc biệt là khách hàng VIP, để dự tính đƣợc lợi nhuận do đối tƣợng khách hàng này mang lại. Do đó, chƣa có những báo cáo phân tích chuyên sâu các khách hàng VIP – khách hàng có ảnh hƣởng chi phối đến tình hình kinh doanh của ngân hàng, kéo theo việc chậm tr trong việc chăm sóc khách hàng VIP.
Nguyên nhân bên ngoài
- Thứ nhất, Các NHTM chƣa có sự nhất quán, thống nhất trong tiêu chuẩn phân loại nợ, làm cho việc so sánh tỷ lệ nợ xấu giữa các NHTM trong nƣớc chƣa chính xác.
- Thứ hai, Quy định cách tính Tài sản có đã điều chỉnh theo rủi ro của NHNN có sự khác biệt với tiêu chuẩn của Basel II, nên việc đánh giá của NH trong nƣớc với NH trong khu vực và trên thế giới chƣa chuẩn.
Tài sản “có” đã điều chỉnh rủi ro theo Thông tƣ 13/TT-NHNN ngày 20/5/2017 của NHNN khi tính tỉ lệ CAR chƣa tính đến rủi ro thị trƣờng và rủi ro hoạt động nên chƣa phản đúng ánh thực lực của NHTM khi xem xét tính đủ vốn theo tiêu chuẩn Basel II. Do vậy, khi đánh giá, so sánh với các TCTD khác trong khu vực sẽ khó thấy đƣợc thực lực tài chính, gây khó khăng trong việc đề ra các giải pháp phù hợp với mục tiêu tài chính đặt ra trong dài hạn của NHTM.
- Thứ ba, Tính minh bạch trong công bố thông tin của các NHTM và
NHNN chƣa cao.
Việc công bố, minh bạch hóa thông tin về tình hình tài chính của các NHTM vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu tính kịp thời, thiếu chính xác, các thông số, chỉ tiêu tài chính đƣợc công bố còn chƣa đầy đủ. Do đó, việc so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các NHTM còn nhiều khó khăn.
- Thứ tư,Việc thanh tra, giám sát của NHNN còn yếu.
Các báo cáo tài chính của NHTM tuy đã đƣợc kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán hàng năm, nhƣng vẫn còn nhiều nội dung mà kiểm toán không có ý kiến kết luận. Vì vậy, tình hình tài chính của các NHTM không đƣợc
phản ánh chi tiết, đầy đủ. Trong khi đó, việc thanh tra, giám sát của NHNN trong thời gian qua đã để xảy ra nhiều khoảng trống, chƣa phát hiện việc báo cáo chính thiếu xác số liệu, hạch toán không đúng bản chất nội dung kinh tế của các mảng hoạt động nghiệp vụ, điển hình là các khoản tiền gửi ủy thác đầu tƣ để lách trần lãi suất huy động, cho vay mua trái phiếu các NHTM nhằm đảo nợ.
- Thứ năm, NHNN chƣa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này. NHNN chỉ kết hợp với HHNH soạn thảo tài liệu “phân tích tình hình hoạt động tài chính NHTM ở Việt Nam dùng để tập huấn cho cán bộ thanh tra của NHNN” và bƣớc đầu quy định những tiêu chuẩn mang tính giới hạn trong hoạt động của các NHTM tạo cơ sở cho quá trình phân tích (, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ khả năng chi trả …) chƣa quan tâm nghiên cứu hình thành một phƣơng pháp phân tích chung để hƣớng dẫn cho các NHTM và xây dựng một phần mềm thống nhất giúp cho các NHTM.
Nguyên nhân bên trong
- Thứ nhất, ngân hàng chƣa xây dựng, cập nhật thƣờng xuyên, đầy đủ dữ liệu tài chính của các NHTM khác (Số liệu tổng hợp, số liệu chi nhánh, PGD theo từng tháng, qu , năm) để làm căn cứ đối chiếu, so sánh sự tƣơng quan hiệu quả kinh doanh của GPBANK.
- Thứ hai, Nhiều “trƣờng” cơ sở dữ liệu khách hàng (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập…) còn sơ sài, thiếu tính thống nhất, chƣa đƣợc cập nhật kịp thời do bộ phận thông tin khách hàng còn hạn chế về nhân lực, nhiều năm qua chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của việc nhập liệu các trƣờng trên vào hệ thống Core banking nên việc chiết xuất thông tin chƣa đầy đủ, khó khăn làm hạn chế việc phân tổ khi phân tích.
- Thứ ba, bộ mã sản phẩm cho vay chƣa hoàn thiện nên công tác thống kê còn chậm, phụ thuộc vào báo cáo số liệu của các chi nhánh. Vì thế gây khó khăn trong công tác phân tích báo cáo tài chính chi tiết khách hàng vay.
- Thứ tư, công tác kế toán quản trị của GPBANK còn hạn chế mà một
trong các l do là chƣa có hệ thống quản trị nội bộ theo đúng nghĩa của nó và hiện đang sử dụng các công cụ tự phát triển để phục vụ công tác quản trị nội bộ.
Việc thiếu một chức năng kế toán quản trị nội bộ một cách chuyên biệt là một trong những điểm yếu chính về mặt tổ chức công tác quản trị tài chính hiện tại của GPBANK. Việc thiếu hệ thống quản trị nội bộ có thể nhận thấy ngay từ việc bố trí hệ thống phần mềm kế toán hiện tại của GPBANK. Đối với hệ thống tài khoản kế toán, hiện tại hệ thống tài khoản sổ cái tổng hợp (GL) đang đƣợc quản lý trên hệ thống corebanking. Ngoài chức năng quản lý tài khoản hạch toán, hệ thống quản lý tài khoản GL hiện tại chƣa hỗ trợ đầy đủ chức năng quản lý cụ thể là hệ thống báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, đặc biệt là các báo cáo mang tính dự báo trƣớc đối với các tình huống giả định khi các yếu tố thị trƣờng (tỷ giá, lãi suất...) thay đổi. Các báo cáo này hiện đƣợc lập từ một hệ thống ứng dụng khác, chƣa mang tính đồng bộ và tập trung nên gây khó khăn cho cán bộ quản lý tài khoản GL trong việc kiểm tra, đối chiếu, tra soát. Hơn nữa, các báo cáo này chỉ đƣợc lập theo định kỳ (tháng, quý), chƣa có khả năng lập báo cáo tức thời nên hiệu quả thông tin trong công tác quản trị, điều hành chƣa cao. Việc quản lý ngân sách, chi phí và lợi nhuận chƣa có công cụ hỗ trợ. Căn cứ yêu cầu quản lý phát sinh tại từng thời điểm, Ban điều hành GPBANK sẽ có chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp xây dựng yêu cầu, tiêu chí thông tin và chuyển trung tâm công nghệ thông tin thực hiện việc tập hợp số liệu cho từng đợt. Do yêu cầu phát sinh đột xuất và phải hoàn thành trong thời gian ngắn nên chất lƣợng số liệu chƣa cao, có thể ảnh hƣởng đến việc tính toán, ra quyết định.
Đối với yêu cầu quản lý dự thu, dự chi và công nợ, việc quản l đƣợc phân chia cho từng phòng ban nghiệp vụ và quản lý không tập trung. Hơn nữa do chƣa có công cụ hỗ trợ nên cách thức thực hiện của các phòng chức năng không thống nhất gây khó khăn cho việc tập hợp dữ liệu và lập báo cáo tổng
hợp. Ngoài ra, để phục vụ hoạt động kinh doanh nhƣ các NHTM nói chung, NH còn phải quản lý các khoản chi phí hành chính, chi phí hoạt động trong đó có nhiều khoản mục đƣợc thực hiện dƣới hình thức tạm ứng. Việc quản lý các khoản tạm ứng đƣợc thực hiện thủ công (với công cụ đơn giản nhƣ file Excel, Word,...) nên gây khó khăn cho việc quản lý, nhắc nợ và có thể làm ảnh hƣởng đến việc kết chuyển, quyết toán tài chính cuối năm.
Một chức năng quan trọng và có ảnh hƣởng đến việc ra quyết định, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là chức năng quản lý chuyển giá vốn nội bộ và phân bổ thu nhập - chi phí (FTP). Đây là chức năng cho phép đánh giá, tính toán mức độ sinh lời của mỗi sản phẩm, mỗi lĩnh vực kinh doanh, mỗi chi nhánh/hội sở để biết đƣợc sản phẩm hay lĩnh vực/chi nhánh sử dụng đồng vốn hiệu quả và đóng góp vào lợi nhuận nhiều nhất. Hiện tại, GPBANK mới đang xây dựng cơ chế chuyển giá vốn nội bộ trong khi nhiều NHTM khác đã thực hiện công việc này từ khá lâu. Hiện tại, kết quả