3. Một số trường hợp hợp đồng lao động bị chấm dứt
3.2. Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
phải trợ cấp mất việc làm. Riêng đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng theo Điều 42, người sử dụng lao động chỉ được cho thôi việc sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên) và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.
Việc xác định các trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ và vì lý do kinh tế vẫn được giữ nguyên như quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nhưng nay đã được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 Bộ luật Lao động.
(iv) Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc. Đây là sự ghi nhận trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 để đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật.
3.2. Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động củangười lao động người lao động
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một trường hợp làm chấm dứt hợp đồng lao động. Nhưng vì bao hàm nội dung rộng, dễ bị vi phạm nên trường hợp này đã được tách ra hướng dẫn riêng. Bộ luật Lao động 2019 ghi nhận việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như một quyền của người lao động, đồng thời đã có những thay đổi căn bản trong quan điểm của pháp luật về nội dung này.
Hiện nay, tại Bộ luật Lao động 2012 ghi nhận quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động theo hướng phân biệt giữa các loại hợp đồng lao động, hạn chế hơn quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng (chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật).
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã đưa ra 02 phương án sau đây:
Phương án 1: Sửa đổi (người lao động có quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động không vì lý do gì mà chỉ cần thời hạn báo trước).
Cụ thể, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 01 tháng trở lên;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 01 tháng.
Đặc biệt, người lao động không cần báo trước theo quy định nêu trên trong những trường hợp sau:
- Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;
- Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn như đã thống nhất giữa các bên;
- Người lao động bị ngược đãi, quấy rối tình dục hoặc cưỡng bức lao động.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, người lao động phải báo trước dài hơn thời hạn quy định đối với một số ngành nghề, công việc đặc thù theo quy định của Chính phủ.
Phương án 2: Giữ như hiện hành (có lý do + thời hạn báo trước).
Đến Bộ luật Lao động 2019, người lao động không phân biệt làm việc theo loại hợp đồng lao động nào, đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không phụ thuộc vào lý do, chỉ cần đảm bảo về thời hạn báo trước: ít nhất là 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất là 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất là 03 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng; một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước do Chính phủ quy định. Đặc biệt, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung một quy định mới cho phép người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước trong 07 trường hợp, gồm:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;