Mở rộng quyền đình công cho người lao động

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng về bộ luật lao động 2019 (Trang 96 - 98)

8. Quy định đơn giản, rõ ràng về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động

8.4. Mở rộng quyền đình công cho người lao động

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. Pháp luật Việt Nam chỉ

thừa nhận đình công là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, được tiến hành khi việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thông qua các thiết chế luật định không thành công. Nhưng không phải ai cũng có quyền tiến hành đình công, chỉ có những tổ chức đại diện người lao động là một bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích mới được tổ chức, lãnh đạo đình công.

Thay đổi lớn nhất của Bộ luật Lao động 2019 liên quan đến đình công là đã sửa đổi và mở rộng quyền đình công cho người lao động, bổ sung thêm một trường hợp được tiến hành đình công. Trước đây, việc đình công chỉ được thực hiện khi việc giải quyết tại hội đồng trọng tài lao động không thành hoặc khi một trong các bên không thực hiện thỏa thuận hòa giải đã được hội đồng trọng tài lao động ghi nhận. Hiện nay, việc đình công được tiến hành khi xảy ra một trong hai trường hợp:

(i) Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;

(ii) Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Bộ luật cũng quy định lại về những trường hợp đình công bất hợp pháp, gồm 06 trường hợp:

- Không thuộc trường hợp được đình công;

- Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công;

- Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật Lao động 2019;

- Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này;

- Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công;

- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, bộ luật đã đơn giản hóa thủ tục thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc của người sử dụng lao động. Thay vì phải thông báo cho 05 thành phần như trước đây, theo quy định mới, người sử dụng lao động chỉ phải thông báo cho 03 cơ quan, tổ chức, gồm:

+ Tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công; + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nơi làm việc dự kiến đóng cửa;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có nơi làm việc dự kiến đóng cửa.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng về bộ luật lao động 2019 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w