Theo ý kiến của GS Hoàng Chí Bảo

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC (Trang 25 - 27)

yêu nước và chủ nghĩa quốc tế; tự lực tự cường và tranh thủ sự ủng hộ của các nước; đức - tài...

Thứ hai: Thực tiễn hóa lý luận và lý luận hóa thực tiễn là một trong

những đặc điểm chủ yếu.

Thứ ba: Phương pháp sáng tạo, đổi mới để phát triển, chú trọng hành

động và hiệu quả thực tế, nên chú trọng bày vẽ cách làm, bước đi thật cụ thể để dân chúng hiểu đúng và làm ngay.

Thứ tư: Một kiểu mẫu của lòng khoan dung nhân ái, của việc thực hành

lối sống và nhân cách văn hóa.

3.1.1.6. Phương pháp luận của Hồ Chí Minh

Mọi người đều khẳng định có phương pháp và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, và đã trở thành phương pháp cách mạng của Đảng và cách mạng Việt Nam. Nhưng có phương pháp luận Hồ Chí Minh (hay phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh) hay không? Có hai loại ý kiến:

Loại ý kiến thứ nhất cho là Hồ Chí Minh đã tiếp nhận, vận dụng và phát

triển phương pháp luận Mác - Lênin và đã thành công trong việc giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam.

Loại ý kiến thứ hai cho là có phương pháp luận Hồ Chí Minh với nhiều

cách lý giải:

Phương pháp luận Hồ Chí Minh là phương pháp luận Mác - Lênin kết hợp với triết học phương Đông.

Phương pháp luận Hồ Chí Minh là phương pháp luận duy vật biện chứng đã đạt đến một trình độ mới trong cách xem xét và giải quyết thực tiễn, vượt qua nhiều người đương thời để trở thành người kế tục những nhà sáng lập

chủ nghĩa duy vật biện chứng mới, trước một phương Đông đầy mâu thuẫn, đầy

biến cố phức tạp.

Loại ý kiến khẳng định có phương pháp luận Hồ Chí Minh đã nêu ra những điểm cơ bản của nội dung phương pháp luận đó.

Tập thể tác giả sách Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh do GS Đặng Xuân Kỳ chủ biên tổng hợp một số ý kiến: 1- Nguyên tắc thực tiễn và thống nhất lý luận và thực tiễn; 2- Nguyên tắc toàn diện, hệ thống và trọng điểm; 3- Quan điểm phát triển và đổi mới; 4- Tinh thần độc lập, tự chủ; 5- Quan điểm về con người; 6- Quan điểm về dân tộc, quan hệ dân tộc và giai cấp; 7- Nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Nhóm tác giả cho rằng phương pháp luận Hồ Chí Minh gồm có 8 vế mà Khổng Tử đã nêu ra và được ghi lại trong sách “Đại học”. Đó là: Cách vật là đến với sự vật khách quan; trí tri là đạt đến sự hiểu biết chắc chắn; thành ý là lấy cái thành tâm của mình lôi cuốn mọi người; chính tâm là làm cho lòng mình theo đúng với chân lý mình phát hiện; tu thân là tu dưỡng đạo đức cách mạng nhằm mục đích tác động đến xã hội; tề gia là làm cho gia đình mình và mọi gia đình đều yên ấm, tiến bộ; trị quốc là làm cho đất nước có kỷ cương, chính quyền được vững bền; bình thiên hạ là làm cho thiên hạ được yên ổn, thái bình, dùng tấm gương giáo hóa của nước mình khiến cho thiên hạ noi theo.

Ý kiến cho rằng Hồ Chí Minh chưa hề nói tới phương pháp luận, nhưng

trong hoạt động chính trị - văn hóa của Cụ, Người nghiên cứu dường như trông thấy một số lề lối có thể gọi là phương pháp luận, phương pháp tư tưởng6:

Là nhà tư tưởng, lãnh tụ, chính khách có tầm cỡ quốc tế, dĩ nhiên Hồ Chí Minh có quan điểm và phương pháp triết học của mình, nhưng Người không quan tâm nhiều đến duy vật hay duy tâm, biện chứng hay siêu hình, mặc dù Người đã nghiên cứu cặn kẽ mọi học thuyết.

Hồ Chí Minh dường như có cách tiếp cận khác, quan niệm khác: học thuyết, tổ chức nào hướng tới vấn đề đấu tranh để giải phóng dân tộc thuộc địa, xóa bỏ áp bức bất công đang chà đạp tự do công lý, nhân phẩm. Triết học Hồ Chí Minh là triết học hành động - thực tiến - nhân sinh.

Đánh giá tầm tư tưởng, phương pháp luận, phương pháp Hồ Chí Minh phải vượt giới hạn văn bản học, phải thấy động cơ, hành động và hoạt động thực

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w