Phương pháp học và mối quan hệ giữa dạy và học

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC (Trang 41 - 42)

6 Ý kiến của GS Trần Văn Giàu

3.3.2. Phương pháp học và mối quan hệ giữa dạy và học

Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. Lý luận hay nhất là lý luận Hồ Chí Minh.

Mục đích học là để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng.

Học - từ trình độ cử nhân trở lên - căn bản là tự học.

Học tư tưởng Hồ Chí Minh là học lập trường, quan điểm, phương pháp, những vấn đề có tính nguyên tắc. Tức là học tinh thần xử trí mọi việc của Hồ Chí Minh, chứ không phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ.

Học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tế. Tức là phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và sống với nhau cho có tình có nghĩa. Ở nhà trường, trước hết cần liên hệ với tư tưởng và công tác của mình; dùng lý luận đã học được để phân tích những thắng lợi và thất bại trong công tác, những mặt đúng sai trong tư tưởng, tìm nguồn gốc đúng sai về lập trường quan điểm và phương pháp của mình.

Trong khi học cũng cần liên hệ với những vấn đề thực tế ở trong nước và trên thế giới, những vấn đề và nhiệm vụ cách mạng hiện nay đề ra cho Đảng ta.

Cũng tránh sự lệch lạc đòi hỏi trong khi học tập phải giải quyết tất cả mọi vấn đề thực tế. Vì thực tế của cách mạng rất rộng, nên nhà trường chỉ có thể đặt cơ sở cho việc liên hệ với thực tế mà thôi.

Nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không được nhắm mắt tin theo sách vở một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ chín chắn.

Phải có tinh thần cầu thị, khiêm tốn, thật thà trong học tập. Vì nói chung, trình độ lý luận của ta còn thấp kém, không ai có thể tự xưng mình là giỏi lý luận. Phải đào sâu suy nghĩ khi nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cái gì biết thì nói biết. Cái gì không biết thì nói không biết. Tránh tự kiêu, tự mãn. Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập.

Phải bảo vệ chân lý, phải có nguyên tắc tính, không được ba phải, điều hòa.

Phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau học tập, mạnh dạn phê bình và thật thà tự phê bình trên cơ sở ý muốn đoàn kết.

Xây dựng thái độ học tập đúng thành tác phong thường xuyên trong quá trình học tập. Mục đích cuối cùng là đào tạo cán bộ sống, lao động, học tập theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, biết vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề cách mạng cụ thể.

Mối quan hệ giữa giảng dạy và học tập.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC (Trang 41 - 42)