Một số phương pháp cụ thể, đặc thù nghiên cứu Hồ Chí Minh học

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC (Trang 34 - 41)

6 Ý kiến của GS Trần Văn Giàu

3.2.3. Một số phương pháp cụ thể, đặc thù nghiên cứu Hồ Chí Minh học

hậu với cuộc sống.

3.2.2.5. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải dựa trên cơ sở lý luận là các quan điểm của Đảng ta.

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam gắn với tên tuổi, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

3.2.3. Một số phương pháp cụ thể, đặc thù nghiên cứu Hồ Chí Minhhọc học

3.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử Hồ Chí Minh8

Khái niệm về thể loại tiểu sử và các hình thức của tiểu sử

Khái niệm về thể loại tiểu sử: có nhiều thể loại tiểu sử, thường có hai loại là tiểu sử chính trị và tiểu sử khoa học.

Các hình thức của tiểu sử: Biên niên tiểu sử (trước biên niên tiểu sử là biên niên sự kiện), tiểu sử khoa học, tiểu sử chính trị.

Tình hình nghiên cứu tiểu sử Hồ Chí Minh ở Việt Nam và nước ngoài

Ở Việt Nam, năm 1970, nhân kỷ niệm lần thứ 80 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Sự thật đã xuất bản cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí

Minh- Tiểu sử và sự nghiệp do Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương biên

soạn. Năm 2002, nhân kỷ niệm lần thứ 112 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tái bản lần thứ bảy, có chỉnh lý, bổ sung.

Năm 2006, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, từ một đề tài khoa học, kết hợp với Nhà xuất bản Lý luận chính trị, xuất bản cuốn Hồ Chí Minh- Tiểu sử.

Ở nước ngoài, cuốn Hồ Chí Minh của Jean Lacouturê, Nhà xuất bản Sơi, Pari, 1967. Cuốn Hồ Chí Minh một biên niên sử của tác giả người Đức Hellmut Kapfenbeger, Nhà xuất bản Thế giới Hà Nội, 2010.

Mấy vấn đề cơ bản trong nghiên cứu và giảng dạy tiểu sử Hồ Chí Minh

Thứ nhất: Cần lý giải sáng tỏ mối quan hệ của vĩ nhân đối với đất nước,

dân tộc và thời đại

Sự ra đời của một vĩ nhân không phải là ngẫu nhiên hay do một sức mạnh huyền bí nào mà gắn liền với những điều kiện không gian, thời gian và nhu cầu của một xã hội nhất định. Với Hồ Chí Minh cần hiểu dân tộc ta, non sông đất nước ta và thời đại chúng ta đã sinh ra Người, người anh hùng dân tộc

8 Các phần 2.3.1, 2.3.2 và 2.3.3 tham khảo Đề cương bài giảng “Khái niệm về Hồ Chí Minh học – Đối tượng vàphương pháp nghiên cứu” của GS Trần Thành. phương pháp nghiên cứu” của GS Trần Thành.

vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta và thời đại chúng ta”.

Tuy nhiên, sử học mácxít không chỉ nhấn manh cái xã hội mà bỏ cái tự

nhiên, cái sinh học (gien di truyền), nhưng không coi yếu tố đó là nhất thành, bất

biến mà tùy theo điều kiện của hoàn cảnh và giáo dục, cái bẩm sinh cũng sẽ được củng cố, phát triển lên hoặc thui chột đi.

Trong khi coi trọng hoàn cảnh lớn (giai cấp, dân tộc, thời đại), nhưng không nên coi nhẹ hay bỏ qua hoàn cảnh nhỏ (môi trường hẹp) đã góp phần hình thành tâm lý, cá tính,tính cách của vĩ nhân.

Thứ hai: Cần thể hiện cuộc đời của vĩ nhân trong cả đời sống chung và

đời sống riêng, vừa như là một vĩ nhân, vừa như là một con người bình thường.

Nói cụ thể, cần xử lý tốt các mối quan hệ đa dạng, phong phú của vĩ nhân với gia đình, bạn bè, kẻ thù; với nhân dân, đất nước, cả đời sống xã hội và đời sống nội tâm (yêu thương và căm giận, vinh quang và cay đắng, hạnh phúc và đau khổ... trong cuộc đời của họ). Hồ Chí Minh, như một số nhà nghiên cứu đã viết, một con người bình thường nhưng vô cùng vĩ đại.

Thứ ba: Cần làm sáng giá tư tưởng, hành vi, công trạng của vĩ nhân đã

cống hiến cho dân tộc và thời đại của mình.

Tức là không dừng lại ở trình bày, mô tả (tuy là chủ yếu) đồng thời phải đi tới phân tích, lý giải, đánh giá, kết luận. Xét đến cùng, đó là nhiệm vụ chính của người viết tiểu sử.

Thứ tư: Cần bám sát tiến trình và hoàn cảnh lịch sử.

Tiểu sử được hiểu là lịch sử cuộc sống của một con người. Vì vậy, viết hay nghiên cứu tiểu sử cần bám sát theo giai đoạn lịch sử.

3.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh

Phải xuất phát từ văn kiện, tác phẩm của Hồ Chí Minh; từ những tư liệu, sự kiện lịch sử đã qua xác minh để đảm bảo tính chân thực khách quan về bản thân đối tương nghiên cứu

Trước hết phải dựa vào văn kiện, tác phẩm của Người. Cái khó là đến nay, một số tác phẩm của Hồ Chí Minh viết ở nước ngoài trước năm 1945 vẫn chưa tìm lại được. Cái khó nữa là có một số tác phẩm được viết bằng tiếng nước ngoài, dịch ra tiếng Việt; có một số bài, vì nhiều lý do, đã được biên tập lại gây trở ngại cho việc tiếp cận tư tưởng đích thực của Người cũng như việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn phong của Người. Sự phân biệt tư tưởng Hồ Chí Minh với quan điểm của Đảng trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước hay các tổ chức chính trị xã hội cũng là một câu hỏi chưa có lời giải.

Dựa vào văn bản, sự kiện, đồng thời còn phải dựa vào bối cảnh xuất xứ của nó mà phân tích, đánh giá để không rơi vào suy diễn chủ quan, theo thiên kiến từ phía này hay phía khác.

Phải tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh trong tính thống nhất giữa sống và viết, giữa nói và làm, giữa đời sống chung và đời sống riêng

Hồ Chí Minh là một nhà triết học hành động, tư tưởng của Người còn được thể hiện qua hành động. Người thường nói ít, làm nhiều, có khi chỉ làm mà không nói. Do đó cần tìm hiểu tư tưởng của Người qua hành động, qua việc làm, cách làm và phong cách. Hành vi chứa đựng tư tưởng là vấn đề khó và lớn trong cuộc đời Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện tính nhất quán trong đa dạng, sự nhất quán đó được quy định bởi tư tưởng cốt lõi đã quán xuyến toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách của Người, đó là sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Toàn cảnh bức tranh đa dạng, phong phú của tư tưởng Hồ Chí Minh được liên kết trên cái trục trung tâm đó. Không bám vào hạt nhân cơ bản đó, sự nghiên cứu dễ rơi vào tản mạn, cục bộ; xa rời hạt nhân đó, dễ rơi vào chủ quan, khiên cưỡng trong phân tích, lý giải

Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển cùng với sự vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời là sự phản ánh trình độ phát triển của nhận thức và tư duy lý luận ở thời điểm lịch sử đó

Cần tránh hiện đại hóa tư tưởng Hồ Chí Minh, gán cho Người những điều Người chưa kịp nghĩ tới do thực tiễn chưa đặt ra, chưa chín muồi trong tư tưởng của mình. Và cũng phải tránh việc nghiên cứu chưa đến tầm tư tưởng của

Người với tư cách là một vĩ nhân có tầm nhìn xa trông rộng, luôn hướng tới tương lai.

Mặt khác, bản thân tư tưởng Hồ Chí Minh cũng có sự vận động, phát triển. Trên con đường tìm tòi chân lý, Hồ Chí Minh cũng có sự thay đổi nhận thức và điều chỉnh cách lập luận của mình. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cũng phải phát hiện ra những chỗ Hồ Chí Minh tự điều chỉnh đó.

3.2.3.3. Phương pháp vận dụng, đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống

Nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là để vận dụng và làm sống động nó trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Phải biết vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn mới của đất nước và thời đại

Thời kỳ Hồ Chí Minh sống và hoạt động so với thời kỳ hiện nay đã có khoảng cách hơn nửa thế kỷ, tình hình thế giới và trong nước đã diễn ra biết bao thay đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ mà lúc sinh thời Hồ Chí Minh chưa thể dự đoán được.

Thời kỳ mới mở ra những cơ hội và thách thức mới. Đòi hỏi bức bách của dân tộc hiện nay là: tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Muốn làm được điều đó, phải biết vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với thực tiễn mới của dân tộc và thời đại; phải noi theo tấm gương Hồ Chí Minh trong việc vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam; phải quán triệt những quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận:

Quan điểm lý luận gắn với thực tiễn. Quan điểm lịch sử - cụ thể.

Quan điểm toàn diện và hệ thống. Quan điểm kế thừa và phát triển.

Về nội dung vận dụng (ở cấp vĩ mô), cần hướng vào mấy nội dung cơ bản sau đây:

Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Hồ Chí Minh.

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.

Phát triển bền vững theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước.

Điều kiện cho sự vận dụng thành công

Đảng, Nhà nước cần đầu tư, chỉ đạo, đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Cần phải vượt qua thời kỳ nghiên cứu khai phá để đi tới những thành tựu có tầm khái quát lý luận, gắn với xu thế lớn của thời đại, xứng đáng với vị trí là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Tổ chức thật tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sao cho thể hiện được sự nhất quán giữa nói và làm, nhận thức và hành động, lý luận với thực tiễn.

Tìm tòi nhiều hình thức sinh động, phong phú hơn nữa để đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, trước hết và lâu dài là vào tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Đây là một bộ phận của chiến lược “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” mà lúc sinh thời Hồ Chí Minh coi đó là một việc rất quan trọng, rất cần thiết.

Tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các luận điệu thù địch chống Hồ Chí Minh một cách thuyết phục và có hiệu quả hơn.

3.2.3.4. Một số phương pháp cụ thể

Nghiên cứu thấu đáo bộ Hồ Chí Minh Toàn tập gồm 15 tập, xuất bản lần thứ ba năm 2011 và bộ Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử gồm 10 tập xuất bản lần thứ hai, có sửa chữa bỏ sung (từ năm 2006 đến năm 2008).

Khai thác đầy đủ các bản thảo gốc, chú ý các văn bản Người viết, tự sửa chữa, hay Người chữa bài viết dự thảo của thư ký giúp việc.

Nghiên cứu hồi ký trong và ngoài nước, đặc biệt là các hồi ký của các đồng chí, của những người có thời gian được sống và làm việc bên cạnh Hồ Chí Minh, có so sánh, đối chiếu, đảm bảo tính khách quan, chính xác của các tư liệu, sự kiện liên quan đến Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước có liên quan đến Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, những học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh và những người bạn quốc tế của Người.

Phải đặt Hồ Chí Minh trong bối cảnh của lịch sử Việt Nam (gia đình, quê hương, dân tộc), lịch sử thế giới và những vấn đề của thời đại.

Kết hợp nghiên cứu bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh với cuộc sống, việc làm, tấm gương đạo đức, phương pháp, phong cách của Người và theo phương châm của người xưa “ý tại ngôn ngoại”.

Gắn việc nghiên cứu Hồ Chí Minh với thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước đây, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với xu thế hội nhập trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Gắn với những vấn đề của thời đại ngày nay để kiến giải di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay.

3.2.3.5. Cần chú ý các phương pháp chung

Phương pháp phân tích.

Phương pháp so sánh, đối chiếu. Phương pháp thống kê.

Phương pháp văn bản học.

Phương pháp phỏng vấn các nhân chứng lịch sử. Phương pháp khảo sát điền dã

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC (Trang 34 - 41)