Những nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo việc nghiên cứu Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC (Trang 32 - 34)

6 Ý kiến của GS Trần Văn Giàu

3.2.2. Những nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo việc nghiên cứu Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh

3.2.2.1. Quan điểm lý luận gắn với thực tiễn

Thực tiễn là nguồn gốc và động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý. Nhận thức ở trong thực tiễn và thực tiễn biến đổi tích cực thông qua hoạt động của con người dựa trên cơ sở nhận thức khoa học.

Tính chuẩn xác của lý luận đòi hỏi lý luận gắn với thực tiễn; ở trong thực tiễn; xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và soi sáng, cải tạo thực tiễn.

Thực tiễn khảo nghiệm lý luận và tổng kết thực tiễn để bổ sung và phát triển lý luận.

Thực tiễn thúc đẩy lý luận và lý luận cung cấp cơ sở khoa học cho mọi hành động cải tạo thực tiễn.

Hồ Chí Minh xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin. Theo Người, “Thực tiễn không có lý luận dẫn đường thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Học phải đi đôi với hành.

3.2.2.2. Quan điểm lịch sử - cụ thể

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các vĩ nhân không phải dừng lại và chủ yếu viện dẫn các câu nói của họ. Vấn đề không phải ở câu chữ mà là tinh thần cơ bản, ở nội dung cốt lõi, đích thực của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung cốt lõi đó nằm ở câu chữ, đằng sau câu chữ, ở việc làm của Người, ở sự nghiệp, mục tiêu, lý tưởng, hạm muốn tột bậc, duy nhất mà Người để lại thông qua các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân.

Mỗi sự kiện có nhiều tầng ý nghĩa. Quan điểm lịch sử - cụ thể còn được hiểu bối cảnh, đối tượng, mục đích cụ thể khi Người viết và nói. Chỉ có như vậy mới hiểu được ý nghĩa đích thực của các sự kiện.

Về mặt lý luận và thực tiễn như Hồ Chí Minh đã chỉ ra, là con người thì đều có tốt có xấu trong lòng. Mặt khác, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử cụ thể, nên cũng chịu sự chế định của điều kiện lịch sử đó. Phải nhận thức có chất lượng khoa học điểm này để tránh tình trạng nghiên cứu một chiều.

3.2.2.3. Quan điểm toàn diện và hệ thống

Toàn diện là tất cả mọi khía cạnh, lĩnh vực, các mặt, các mối liên hệ. Phương pháp hệ thống - cấu trúc là một điểm mới trong tư duy khoa học. Tức là tập hợp các yếu tố có liên hệ và tác động qua lại với nhau. Mỗi yếu tố chỉ

tồn tại trong quan hệ với yếu tố khác. Chỉ trong hệ thống, sự vật mới biểu hiện ra cái gì, xác định vị trí, vai trò, chức năng, tác dụng; mới hiểu được bản chất của nó.

Sức mạnh hệ thống được tạo ra từ sức mạnh cá thể trong mối liên hệ với hệ thống. Ví dụ: cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới; dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội...

3.2.2.4. Quan điểm kế thừa và phát triển

Kế thừa là tất yếu trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

Kế thừa phải gắn với phát triển vì thực tiễn luôn luôn biến đổi và biến đổi nhanh hơn lý luận. Phát triển không đơn giản là tăng lên, rộng ra mà là “sự thống nhất của các mặt đối lập” (Lênin). Đây là “chìa khóa của sự tự vận động, của những bước nhảy vọt, của sự chuyển hóa thành mặt đối lập, của sự tiêu diệt cái cũ và nảy sinh cái mới” (Lênin). Lý luận của Mác không phải như là một cái gì xong xuôi hẳn hoặc bất khả xâm phạm. Lý luận đó chỉ đặt nền móng của môn

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC (Trang 32 - 34)