Phương pháp luận nghiên cứu chung thuộc khoa học xã hộ

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC (Trang 30 - 32)

6 Ý kiến của GS Trần Văn Giàu

3.2.1. Phương pháp luận nghiên cứu chung thuộc khoa học xã hộ

3. 2.1.1. Quan niệm duy vật lịch sử

Vạch ra quy luật phổ biến của mọi thời đại lịch sử là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Lịch sử như là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Lôgic của cái tất yếu kinh tế xuyên qua mọi biến thiên của lịch sử, xét đến cùng, kinh tế là nhân tố quyết định của lịch sử.

Vạch ra quy luật đấu tranh giai cấp như là sự phản ánh về mặt xã hội những mâu thuẫn của quan hệ kinh tế (của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất). Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem đấu tranh giai cấp là một động lực của sự

phát triển xã hội có giai cấp. Mối quan hệ biện chứng của kinh tế - chính trị - xã hội là biện chứng của sự phát triển.

Lý luận về vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử: sáng tạo, chủ động, chủ thể, và hướng tới sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi người, là điều kiện cho sự phát triển của tất cả mọi người.

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; ngược lại, tính năng động và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.

Lý luận về con người hiện thực mang bản chất xã hội thống nhất với bản chất sinh học. Quy luật hình thành con người mới. Biện chứng giữa cá nhân - xã hội và môi trường.

3. 2.1.2. Quan điểm biện chứng duy vật

Xuất phát từ hiện thực khách quan của đời sống vật chất và các quan hệ kinh tế để lý giải những vấn đề thuộc ý thức tư tưởng, tinh thần (mối quan hệ biện chứng giữa quyết định luận kinh tế và quyết định luận xã hội - tất yếu kinh tế là cái giá đỡ vật chất cho tất yếu chính trị, xã hội, tư tưởng).

3. 2.1.3. Quan điểm khách quan

Bản chất của thế giới là vật chất, là cái có trước, tồn tại độc lập với ý thức. Con người và ý thức con người có khả năng nhận thức, phản ánh cái vật chất khách quan ấy.

Khách quan là có một đối tượng (khách thể) để ta (chủ thể) nhận thức, chứ không thể thoát ly thực tiễn, căn cứ vào bản thân tư tưởng của chủ thể. “hãy gọi tên sự vật đúng như bản thân nó” (Ăngghen).

Khách quan trong nhận thức, đánh giá, phát hiện bản chất quy luật của quá trình ra đời, phát triển, chuyển hóa, tương tác của sự vật. Không phải là khách quan tự nhiên chủ nghĩa theo kiểu vụn vặt, che lấp bản chất tất yếu.

Tôn trọng cái khách quan trong tính thống nhất với việc đề cao năng lực chủ quan của chủ thể. Tức là thống nhất giữa khách quan hóa chủ quan và chủ

quan hóa khách quan. Chủ thể phải có năng lực tìm tòi mở rộng phạm vi, đối

3.2.1.4. Phương pháp hệ thống và sự vận động phát triển của sự vật

Nghiên cứu nguyên lý đặt trong hoàn cảnh lịch sử, trong hệ thống liên hệ với các nguyên lý khác, không cắt xén, cô lập.

Quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển.

Vạch ra mối liên hệ lịch sử bên trong, không sa vào chi tiết vụn vặt. Tức phải hiểu một hiện tượng: đã xuất hiện như thế nào? Đã trải qua như thế nào? Và hiện nay trở thành như thế nào?

3.2.1.5. Khoa học xã hội là nghiên cứu xã hội và con người trong cơ cấu, tổ chức và các mối quan hệ của nó

Thời đại lịch sử nhất định, chế độ kinh tế, chế độ chính trị, hệ tư tưởng chi phối xã hội và thời đại.

Nói đến con người là nói tới lợi ích và quyền lực, cái này chi phối tư tưởng. Tư tưởng tách khỏi lợi ích thì tự nó sẽ làm nhục bản thân nó.

3. 2.1.6. Kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic

Sự vật có lịch sử của nó, phát sinh, phát triển và tồn tại như thế nào. Phương pháp lịch sử đòi hỏi phản ánh trong tư duy quá trình lịch sử - cụ thể của sự phát triển đó.

Phương pháp lôgic phải vạch ra bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật dưới hình thức lý luận trừu tượng và khái quát.

Kết hợp hai phương pháp: muốn hiểu bản chất, quy luật của sự vật thì phải hiểu lịch sử phát sinh, phát triển của nó. Ngược lại, chỉ có nắm được bản chất và quy luật của sự vật thì mới nhận thức được lịch sử của nó một cách đúng đắn.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w