Phân tích tương quan pearson

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành việt nam (Trang 126 - 130)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.3.Phân tích tương quan pearson

3.3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị để

3.3.3.Phân tích tương quan pearson

Để thực hiện phân tích tương quan pearson, trước tiên phải tạo biến mới đại diện cho một nhóm biến (bằng cách lấy giá trị trung bình của các biến quan sát đã hội tụ về

cùng một yếu tố từ bảng kết quả EFA phía trên) với:

Biến QM đại diện cho các biến QM1, QM2, QM3 Biến NT đại diện cho các biến NT1, NT2, NT3.

Biến CC đại diện cho các biến CC1, CC2, CC3 và NT4. Biến CL đại diện cho các biến từ CL1 đến CL4.

Biến VH đại diện cho các biến VH1, VH3, VH4, VH5, VH6 Biến TDKT đại diện cho các biến từ TDKT1 đến TDKT5, Biến CNTT đại diện cho nhóm biến từ CNTT1 đến CNTT3, Biến MTKD đại diện cho nhóm biến từ MTKD1 đến MTKD4 Biến TH đại diện cho nhóm biến từ TH1 đến TH4.

Bảng 3.10: Bảng gom nhóm biến

Biến đại diện

Biến

quan sát Tên biến quan sát

Tên nhóm (Biến tổng)

QM

QM1 Số lượng nhân viên Quy mô

doanh nghiệp QM2 Doanh thu hàng năm

QM3 Số lượng sản phẩm/dịch vụ

NT

NT1

Nhà quản lý cấp cao có hiểu biết về các các kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN Nhận thức của nhà quản lý cấp cao về tính hữu ích của KTQT trong việc đánh giá HQHĐ NT2

Nhà quản lý cấp cao đánh giá cao về tính hữu ích của các kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN

NT3

Nhà quản lý cấp cao có nhu cầu cao về việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN.

CC

CC1

Nhà quản lý cấp cao cung cấp đầy đủ nguồn lực cho việc tổ chức KTQT để đánh

giá HQHĐ của DN Cam kết của

nhà quản lý cấp cao CC2

Nhà quản lý cấp cao truyền đạt hiệu quả sự hỗ trợ của mình cho việc tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ của DN

CC3

Nhà quản lý cấp cao thực hiện quyền hạn của mình trong việc hỗ trợ tổ chức KTQT để đánh giá HQHĐ của DN

NT4

Nhà quản lý cấp cao chấp nhận mức chi phí cao trong việc đầu tư chi phí thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN

CL

CL1 Chiến lược giới thiệu sản phẩm mới

Chiến lược kinh doanh CL2 Chiến lược tùy chỉnh sản phẩm theo nhu

cầu của khách hàng một cách nhanh chóng

CL3 Chiến lược mở rộng thị trường

CL4 Chiến lược tăng sự hài lòng của khách

hàng

VH

VH1 Quy chế tài chính, nhân sự, thưởng, phạt,

bổ nhiệm, tuyển dụng

Văn hóa DN VH3 Hỗ trợ của nhà quản lý đối với nhân viên

VH4 Sự hợp tác của nhân viên

VH5 Sự nhất trí về mục tiêu phát triển

VH6 Xây dựng hình ảnh bên trong và bên ngoài

DN

TDKT

TDKT1 Bằng cấp của nhân viên kế toán

Trình độ của nhân viên kế toán TDKT2 Hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của DN

TDKT3 Kỹ năng công nghệ thông tin

TDKT4 Chuyên môn tài chính và kế toán quản trị

TDKT5 Khả năng sáng tạo

CNTT

CNTT1

Hệ thống CNTT linh hoạt cho phép thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu thích hợp phục vụ cho KTQT thực hiện đánh giá HQHĐ của DN.

Hệ thống CNTT CNTT2

Hệ thống CNTT cung cấp cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật để hỗ trợ cho KTQT thực hiện đánh giá HQHĐ của DN

CNTT3 Phần mềm kế toán có thể kết nối với các

có) để kế toán có thể nhập và truy xuất dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ của DN MTKD MTKD1 Mức độ cạnh tranh về giá Mức độ cạnh tranh của môi trường kinh doanh MTKD2 Mức độ cạnh tranh trong việc phát triển

sản phẩm mới

MTKD3 Mức độ cạnh tranh về các kênh phân

phối/marketing

MTKD4 Mức độ cạnh tranh về thị phần/doanh thu

TH TH1 Xác lập hệ thống chỉ số đánh giá Thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ TH2 Thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ

TH3 Xử lý dữ liệu, phân tích thông tin để đánh

giá HQHĐ của DN

TH4 Cung cấp thông tin về HQHĐ của DN

(Nguồn: NCS tổng hợp)

Kết quả phân tích tương quan (Phụ lục số 17) cho thấy, biến TH có mối tương quan thuận với các biến QM, NT, CC, CL, TDKT, CNTT, VH (Vì r mang giá trị dương, đều lớn hơn 0,1; Và giá trị sig. tương quan Pearson đều nhỏ hơn 0.05). Nói cách khác, tồn tại những mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa 07 yếu tố “Quy mô DN, Nhận thức của nhà quản lý cấp cao về tính hữu ích của KTQT với việc đánh giá HQHĐ, Cam kết của các nhà quản lý cấp cao, Chiến lược kinh doanh, Trình độ của nhân viên kế toán, Hệ thống CNTT và sơ sở dữ liệu, Văn hóa DN” với việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN.

Vì vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 được chấp nhận và các yếu tố này được đưa vào phân tích hồi quy đa biến. Riêng biến MTKD, có r = 0.030 <0.1 và giá trị sig. = 0.674 > 0.05, do đó giả thuyết H8 bị bác bỏ, biến MTKD không có tương quan với biến phụ thuộc TH và sẽ không được sử dụng cho phân tích hồi quy. Như vậy, sau khi phân tích tương quan, chỉ có 07 yếu tố được đưa vào phân tích hồi quy.

Mặc dù, kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy: hệ số tương quan (r) của cặp biến độc lập VH và TD (r= 0.591 >0.5) – Biểu hiện của đa cộng tuyến có thể xảy ra; tuy nhiên, để có thể kết luận và khẳng định có hay không hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tuyến tính thì cần sử dụng hệ số phóng đại phương sai

(VIF) (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Do đó, các biến trên vẫn được giữ lại để phân tích hồi quy và kiểm tra lại thông qua hệ số VIF.

Phân tích tương quan pearson thực chất chỉ là điều kiện cần trước khi phân tích hồi quy, do đó, bước tiếp theo là cần thực hiện phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố đến biến phụ thuộc.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành việt nam (Trang 126 - 130)