CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngô từ Trung Quốc
Quốc của công ty cổ phần hóa chất công nghiệp Tân Long giai đoạn 2011-2014
3.4.1 Thành tựu
a. về công tác nghiệp vụ nhập khẩu
Công tác đàm phán, ký kết hợp đồng:
Nhận thức rõ tầm quan trọng và phức tạp của việc đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương nên công ty luôn đặt ra yêu cầu cao đối với đội ngũ cán bộ tham gia vào hoạt động này. Trong thời gian vừa qua, do có đội ngũ cán bộ tham gia đàm phán ký kết hợp đồng có trình độ nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, thành thạo ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh, Trung Quốc), có kinh nghiệm đàm phán và do tạo được uy tín đối với các bạn hàng nước ngoài nên công ty luôn hoàn thành tốt công tác đàm phán ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị.
Thực hiện hợp đồng
Nhìn chung, các hợp đồng nhập khẩu ngô của công ty đều được thực hiện đúng với những điều khoản đã ký kết, hạn chế mức tối đa các trường hợp sai sót về nghiệp vụ công tác giao hàng tại bến cảng và làm thủ tục hải quan mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, bất cập song công ty đã có những biện pháp thích hợp để hoàn thành nhanh chóng, hàng nhập về đúng thời hạn quy định. Chính bởi những điều mà công ty luôn giành được sự tin cậy và quý mến của khách hàng trong và ngoài nước và là một trong những nhà nhập khẩu có uy tín nhất trong lĩnh vực nhập khẩu ngô.
b. Về kết quả hoạt động nhập khẩu ngô
- - Thứ nhất, trong ba năm gần đây Công ty luôn làm ăn có lãi. Chỉ tiêu lợi nhuận tăng kéo theo các chỉ tiêu khác như mức sinh lời một lao động, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tăng theo. Kết quả này cho thấy các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty đã phát huy giá trị, đồng thời góp phần khuyến khích cán bộ nhân viên trong Công ty tích cực lao động để tiếp tục làm gia tăng lợi nhuận.
- Thứ hai, Công ty đã tạo dựng được uy tín với các đối tác trong và ngoài nước, có mối quan hệ tốt với các Ngân hàng và cơ quan quản lý Nhà nước. Điều này được thể hiện qua việc thị trường nhập khẩu được mở rộng, kim ngạch nhập khẩu tăng cao. Đây sẽ là nền tảng để Công ty tiếp tục thực hiện nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ngô trong dài hạn.
- Thứ ba, mối quan tâm hàng đầu của công ty là chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Do đó, công ty luôn tìm kiếm, hợp tác với những công ty có uy tín nhất tại thị trường Trung Quốc và luôn kiểm tra thử nghiệm hàng hóa một cách kỹ lưỡng đảm bảo đem đến cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt nhất.
3.4.2 Tồn tại và hạn chế
- Thứ nhất, tốc độ tiêu thụ hàng hóa ngày càng giảm. Doanh thu của Công ty trong 3 năm vừa qua liên tục giảm xuống với tốc độ nhanh mặc dù kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng vượt bậc
- Thứ hai, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tăng nhưng còn thấp so với ngành - Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn thấp và có xu hướng giảm. Có thể nhận thấy điều này qua chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn giảm mạnh trong 3 năm liền. Cùng với đó, số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu ngô ngày càng giảm, thời gian quay vòng vốn lưu động ngày càng cao cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn lưu động trong thời gian dài.
- Thứ tư, hiệu quả sử dụng lao động không cao. Vẫn còn tình trạng người lao động làm không đúng việc. Doanh thu bình quân 1 lao động ngày càng giảm.
3.4.3 Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
- Sản xuất trong nước ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều ngô để cung cấp cho cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc. Do vậy doanh thu từ nhập khẩu giảm.
- Trong thời gian gần đây, sự biến động về tỷ giá đồng ngoại tệ mạnh lên so với VND và lãi suất USD tăng gây bất lợi cho công tác nhập khẩu vật tư thiết bị của Công ty. Đồng VND giảm giá so với ngoại tệ mạnh làm giá hàng nhập khẩu tăng lên. Lãi suất USD tăng khiến Công ty phải chịu thêm chi phí lãi vay USD để thanh
toán cho các hợp đồng nhập khẩu với các nhà cung cấp nước ngoài. Kết quả là tổng chi phí nhập khẩu của Công ty cũng tăng theo.
- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, kinh tế thế giới có nhiều biến động, lạm phát tăng cao làm cho giá nhập khẩu ngô từ thị trường Trung Quốc nói riêng và cá thị trường nhập khẩu khác nói chung đều có xu hướng tăng. Đồng thời khủng hoảng khiến cho các ngành sản xuất gặp khó khăn, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, hạn chế nhập khẩu.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Do từ đầu chưa nhận thức được vai trò của trình độ lao động kinh doanh nhập khẩu nên hiệu quả của công tác tuyển dụng đầu vào chưa đảm bảo, cán bộ nhân viên chưa đủ trình độ, kinh nghiệm. Bên cạnh đó công tác đào tạo cán bộ chuyên môn cho hoạt động nhập khẩu của công ty chưa thực sự tốt dẫn đến những hạn chế về trình độ nghiệp vụ. Ngoài ra, một thực trạng phổ biến là chưa có sự phân công cụ thể công việc cho nhân viên, đồng thời tinh thần trách nhiệm chưa được đề cao.
- Hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đơn hàng chưa được quan tâm đúng mức. Công ty không có phòng Marketing để chào hàng, giới thiệu sản phẩm, góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng nhập khẩu. Do vậy Công ty đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tăng thị phần và doanh thu.
- Cơ sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Hiện tại Công ty vẫn chưa có phương tiện riêng phục vụ giao nhận và vận chuyển hàng nhập khẩu nên tất cả đều phải thuê bên ngoài. Vì chưa có kho lưu hàng hóa nên nếu hàng nhập khẩu về tới cảng mà khách hàng chưa nhận ngay thì Công ty lại phải chịu khoản phát sinh tiền lưu kho lưu bãi. Sự thiếu chủ động về cơ sở vật chất khiến cho chi phí bán hàng của Công ty tăng lên, đồng nghĩa với việc tổng chi phí nhập khẩu cũng tăng, làm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu giảm đáng kể.
- Công ty chủ yếu nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu ủy thác, nhập khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng không cao. Nhập khẩu ủy thác Công ty không phải ứng trước một lượng vốn lớn, đầu ra lại được đảm bảo, nhưng khi hạch toán doanh thu chỉ được hạch toán phần phí ủy thác nhập khẩu nên doanh thu nhập khẩu không cao.
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU NGÔ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT
CÔNG NGHIỆP TÂN LONG