Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Cho đến nay, hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại của Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn có những một số điểm chưa hợp lý, gây trở ngại cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhập khẩu. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục có những biện pháp hoàn thiện hơn nữa về hệ thống pháp luật nhằm tạo ra một hành lang
pháp lý đầy đủ, công bằng và thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong quản lý, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Thứ nhất, về chính sách thuế, Nhà nước cần quy định rõ ràng về thuế nhập khẩu đối với từng loại mặt hàng, kèm theo đó là bản phụ lục mô tả mặt hàng nhập khẩu chịu thuế. Sự hỗ trợ về thuế đối với các mặt hàng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước như xi măng, thép, than…phải được duy trì. Đồng thời Nhà nước phải lên kế hoạch đối với sự thay đổi về mức thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu, góp phần thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước nói riêng và của ngành xi măng nói chung.
Thứ hai, về chính sách điều tiết nhập khẩu, Nhà nước cần sớm thay đổi và hoàn thiện các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Giữa Bộ Công thương và Tổng Cục Hải quan cần có sự thống nhất với nhau trong việc quản lý nhập khẩu. Nhà nước cần quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung quy trình thủ tục hải quan theo hướng tiêu chuẩn hóa.
Thứ ba, về chính sách quản lý ngoại hối, hiện nay chủ trương của Nhà nước là đẩy mạnh xuất khẩu nên tỷ giá hối đoái thường được điều hành theo hướng có lợi cho hoạt động xuất khẩu. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng đóng góp phần quan trọng không kém trong việc bổ sung, cân đối các mặt hàng trong nước còn thiếu hụt, duy trì năng lực sản xuất. Do vậy Nhà nước cần có các biện pháp điều hành tỷ giá một cách hợp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và công bằng cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Hỗ trợ thông tin thị trường
Việc gia nhập WTO mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội về thị trường, song cũng đặt ra cho họ rất nhiều những thách thức. Những chính sách bảo hộ sẽ dần được dỡ bỏ nhằm tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh tại Việt Nam. Do vậy sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ có thể là sự hỗ trợ về mặt thông tin. Nhà nước có thể cung cấp các thông tin trên các phương tiện đại chúng, xuất bản những tài liệu mang tính thống kê và cảnh báo những biến động, rủi ro trên thị trường quốc tế có thể tác động xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đào tạo nguồn nhân lực
Tại các doanh nghiệp Việt Nam đang xảy ra tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ, có chuyên môn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy Nhà nước cần ban hành các chính sách đầu tư cho giáo dục, xây dựng hệ thống đào tạo một cách bài bản và sát với yêu cầu thực tế. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, ngoài những kỹ năng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, còn đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ về ngoại ngữ.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng
Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc...Muốn nâng cấp cơ sơ hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho kinh doanh đòi hỏi phải đầu tư nguồn vốn rất lớn, nằm ngoài khả năng của các doanh nghiệp. Do vậy Nhà nước cần có những chính sách đầu tư thích đáng trong việc quy hoạch, xây mới hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...i
MỤC LỤC...ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU...v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...1
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...2
1.3. Mục đích nghiên cứu...3
1.4. Đối tượng nghiên cứu...3
1.5. Phạm vi nghiên cứu...3
1.6. Phương pháp nghiên cứu...3
1.7. Kết cấu khóa luận...4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU...5
2.1 Lý luận về hoạt động kinh doanh nhập khẩu...5
2.1.1 Khái niệm kinh doanh nhập khẩu hàng hóa...5
2.1.2 Đặc điểm của kinh doanh nhập khẩu...5
2.1.3 Các hình thức kinh doanh nhập khẩu...6
2.1.3.1. Nhập khẩu uỷ thác...6
2.1.3.2. Nhập khẩu tái xuất...7
2.1.3.3. Nhập khẩu đổi hàng...7
2.1.3.4. Nhập khẩu tự doanh...7
2.1.3.5. Nhập khẩu liên doanh...7
2.1.3.6. Một số hình thức khác...8
2.1.4 Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân...8
2.1.5 Nội dung của hoạt động kinh doanh nhập khẩu...9
2.2 Lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu...9
2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu...9
2.2.2 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu...9
2.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu...10
2.2.4.1 Tăng doanh thu...13
2.2.4.2 Giảm chi phí...13
2.2.4.3 Tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí...14
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa...14
2.3.1. Các nhân tố khách quan...14
2.3.2. các nhân tố chủ quan...16
2.3.2.1. nguồn nhân lực...16
2.3.2.2. Vốn kinh doanh...17
2.3.2.3. Trình độ quản lý...17
2.4 Phân định nội dung nghiên cứu...17
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU NGÔ TỪ TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TÂN LONG...18
3.1 Tổng quan về công ty cổ phần hóa chất công nghiệp Tân Long...18
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty...18
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh...19
3.1.3 Cơ cấu tổ chức...20
3.1.4 Nhân lực...21
3.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật...21
3.1.6 Tài chính...22
3.2 Khái quát hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngô từ Trung Quốc của công ty cổ phần hóa chất công nghiệp Tân Long giai đoạn 2011-2014...23
3.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngô từ Trung Quốc của công ty cổ phần hóa chất công nghiệp Tân Long giai đoạn 2011-2014...24
3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty từ thị trường TQ...24
3.3.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty từ thị trường Trung Quốc...25
3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngô từ Trung Quốc của công ty cổ phần hóa chất công nghiệp Tân Long giai đoạn 2011-2014...31
3.4.2 Tồn tại và hạn chế...32
3.4.3 Nguyên nhân...32
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU NGÔ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TÂN LONG...34
4.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu giai đoạn 2015- 2020...34
4.1.1 Mục tiêu cụ thể...34
4.1.2 Định hướng phát triển nhập khẩu ngô từ thị trường Trung Quốc của công ty……...35
4.2 Một giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ngô từ Trung Quốc của công ty cổ phần hóa chất công nghiệp Tân Long...36
4.2.1 Giải pháp từ phía công ty...36
4.2 Một số kiến nghị đối với nhà nước...40
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ bộ máy quản lý của Công ty...20
Bảng 3.1 Cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần hóa chất công nghiệp Tân Long...22
Bảng 3.2: Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 2012-2014...23
Hình 3.1 Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 2012-2014...23
Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngô từ Trung Quốc năm 2012- 2014...24
Hình 3.2 Tăng trưởng lợi nhuận nhập khẩu 2012-2014...25
Bảng 3.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động...28