2012 2013 2014 0 500 1000 1500 2000 2500 1225.2 1938.3 2183.6 Triệu đồng
Lợi nhuận sau t huế Năm L ợ i n h u ậ n
(Nguồn: Sử lý số liệu của tác giả)
Trong hình 3.2, đường biểu diễn lợi nhuận đi lên cho thấy trong 3 năm trở lại đây Công ty liên tục kinh doanh có lãi. Độ dốc của đường lợi nhuận năm 2012-2013 lớn hơn độ dốc đường lợi nhuận năm 2013-2014 là do lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012 tăng 58,5%, trong khi lợi nhuận năm 2014 so với 2013 tăng với tốc độ chậm hơn đạt 26%.
Việc tăng lợi nhuận của công ty trong các năm gần đây chủ yếu do: công ty đã tăng cường phát huy quan hệ hợp tác không chỉ với Trung Quốc mà còn các nước trong khu vực ASEAN, có mối quan hệ tốt với các ngân hàng và cơ quan quản lý Nhà nước. Hiện nay, công ty đã mở rộng thêm một số mặt hàng như lâm sản, thủy hải sản… Công ty luôn nhập hàng và thanh toán đúng thời hạn quy định nên luôn giành được sự tin cậy và quý mến của đối tác trong và ngoài nước, và là một trong những nhà nhập khẩu có uy tín nhất trên thị trường. Không chỉ vậy mà công ty luôn thực hiện tốt các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình như giảm các chi phí liên quan đến việc bốc dỡ hàng hóa, gần nơi kinh doanh để giảm thiểu chi phí vận chuyển sau này, từ đó tạo ra nhiều lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Tóm lại những năm gần đây tỷ suất lợi nhuận của công ty Tân Long liên tục tăng điều này cho thấy việc sử dụng chi phí nhập khẩu của công ty luôn được chú trọng và điều chỉnh hợp lý và thị trường kinh doanh ngành của công ty ngày càng có sức mạnh thu hút khách hàng.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Dựa vào bảng 3.3 có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu ngô của Công ty trong 3 năm gần đây liên tục tăng. Nếu năm 2012, trong 100 đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu ngô Công ty chỉ thu được 0,33 đồng lợi nhuận, thì sang năm 2013 và 2014 con số này đã tăng lên tương ứng là 1,24 đồng và 1,37 đồng.
Lý do là tốc độ tăng của lợi nhuận tương đối cao trong khi doanh thu lại sụt giảm mạnh mẽ. Doanh thu sụt giảm do lượng mặt hàng nhập khẩu trực tiếp của công ty ngày càng giảm làm cho doanh thu của công ty giảm mạnh. Nhập khẩu ủy thác công ty không phải ứng trước một lượng vốn lớn, đầu ra lại được đảm bảo, nhưng khi hạch toán doanh thu chỉ được hạch toán phần phí ủy thác nhập khẩu nên doanh thu nhập khẩu không cao( xem phân tích bảng 3.2). Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đơn hàng chưa được quan tâm đúng mức. Công ty không có phòng marketing để chào hàng, giới thiệu sản phẩm, góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng nhập khẩu. Do vậy công ty đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tăng thị phần và doanh thu.
Dựa vào bảng 3.3 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu ngô của Công ty ba năm vừa qua liên tục tăng. Trong năm 2012, cứ 100 đồng chi phí bỏ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngô thì Công ty thu được 0,34 đồng lợi nhuận. Nhưng năm 2013, con số này là 1,26 đồng, tăng 270% so với năm trước. Tỷ suất này tiếp tục tăng lên 1,39 đồng vào năm 2014. Điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh nhập khẩu ngô của Công ty đã nâng lên rõ rệt.
Kết quả này là do công ty có đội ngũ cán bộ tham gia đàm phán kí kết hợp đồng có trình độ nghiệp vụ cao, thành thạo ngoại ngữ ( nhất là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc), có kinh nghiệm đám phán tốt. Các hợp đồng nhập khẩu ngô đều được công ty thực hiện đúng với những điều khoản đã kí kết nên tạo uy tín đối với khách hàng. Và do cắt giảm được các chi phí không cần thiết trong khâu đàm phán, bốc dỡ hàng hóa, chi phí quản lý,… Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí lớn, làm gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu phản ánh sức sinh lợi của mỗi đồng vốn khi bỏ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngô của Công ty.
Qua bảng 3.3, ta nhận xét thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu ngô đã giảm liên tiếp trong 3 năm vừa qua. Từ mức tỷ suất 0,7% của năm 2012, sang năm 2013, bỏ 100 đồng vốn vào kinh doanh nhập khẩu chỉ tạo ra 0,55 đồng lợi nhuận. Đến năm 2014, con số này là 0,25 đồng. Như vậy tốc độ giảm cùa năm sau còn nhanh gấp đôi tốc độ giảm của năm trước.
Nguyên nhân là do công ty bị chiếm dụng vốn lưu động trong thời gian dài, hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa cao, vẫn còn đầu tư chưa đúng mức.. Hiện tại công ty vẫn chưa có phương tiện riêng phục vụ giao nhận và vận chuyển hàng nhập khẩu, tất cả phải thuê ngoài nên công ty phải chịu thêm khoản phát sinh tiền lưu kho bãi công ty. Hơn nữa, công ty luôn đặt chất lượng hàng hóa lên hàng đầu nên công ty đã đầu tư đổi mới thêm một số trang thiết bị cũ không còn sử dụng được nữa để tăng chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy tổng vốn nhập khẩu tăng mạnh. Ngoài ra, trong thời gian gần đây tỷ giá ngoại tệ mạnh lên so với VND và lãi suất USD tăng gây bất lợi cho công tác nhập khẩu, công ty phải chịu thêm chi phí lãi vay USD để thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu với các nhà cung cấp nước ngoài. Không
chỉ vậy, do ảnh hưởng của giá xăng thế giới tăng cao làm tăng chi phí vận chuyển, dẫn tới giá ngô nhập khẩu tăng cao. Vì vậy, làm tốc độ tăng của nguồn vốn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng lợi nhuận.
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận Hiệu quả sử dụng vốn lưu động