Dạy học tích hợp giữa văn học và âm nhạc

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp văn học và âm nhạc trong phân môn tập đọc ở lớp 3 (Trang 35 - 45)

1.2 .CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP

1.2.3. Dạy học tích hợp giữa văn học và âm nhạc

1.2.3.1. Văn học trong chương trình Tiểu học

Trong quá trình giáo dục đạo đức, nhân cách, phẩm chất cho học sinh Tiểu học, bên cạnh các bộ môn khác nhƣ Đạo đức, Mỹ thuật, Tự nhiên- Xã hội…, thì bộ môn Tiếng Việt với những phân môn Tập đọc, Kể chuyện có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Do đó, vấn đề nhận thức về chức năng giáo dục của văn học và phát huy chức năng này trong quá trình giảng dạy ở trƣờng Tiểu học là một vấn đề cần thiết đƣợc đặt ra và nghiên cứu thấu đáo để vận dụng vào thực tiễn. Với bài viết này, ngƣời viết tập trung làm rõ vấn đề chức năng giáo dục của văn học đói với Con ngƣời nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng. Từ đó, bƣớc đầu đề xuất cách thức tổ chức giảng dạy nhƣ thế nào để phát huy chức năng giáo dục của văn học cho học sinh Tiểu học.

Văn học nghệ thuật là một hình thức của lý tƣởng có chức năng làm cân bằng đời sống tinh thần của con ngƣời, bù đắp cho nhân loại những gì chƣa có, chƣa đến, những gì đang ao ƣớc, mong mỏi, hi vọng. Nói đến chức năng của văn học là nói đến vai trò, tác dụng của văn học đối với đời sống xã hội, con ngƣời mà các hình thái ý thức xã hội khác không thể thay thế đƣợc. Có thể xem việc rèn luyện, phát triển những năng lực tình cảm của con ngƣời nhƣ một ý nghĩa xã hội quan trọng của văn học. Bởi thế, bên cạnh các chức năng nhận thức, thẩm mỹ, dự báo, giải trí…thì chức năng giáo dục là một chức năng vô cùng quan trọng mà văn học mang tới cho đời sống con ngƣời.

Chức năng giáo dục của văn học đối với ngƣời đọc: Vũ Quỳnh đã từng nói: “Văn chƣơng có khả năng khuyến điều thiện, răn điều ác, bỏ giả, theo thật”. Còn Macxim Gorki trong bài viết Tôi đã học tập như thế nào lại tâm sự: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bƣớc lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần Con Ngƣời, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”. Và, văn học là một trong những loại sách, nhƣ quan niệm của M.Gorki, giúp ngƣời đọc “tới gần Con Ngƣời, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất”. Văn học không phải là đạo đức học nhƣng văn học, bằng những hình tƣợng thẩm mỹ đƣợc xây dựng nên bởi một thứ chất liệu đặc biệt- ngôn ngữ nghệ thuật, lại có khả năng làm cho con ngƣời ta tốt hơn hoặc là hoàn thiện hơn về nhân cách, nếu đó là thứ văn học chân chính. Tuy nhiên, nói đến chức năng giáo dục của văn học không có nghĩa chỉ bó hẹp trong vấn đề giáo dục đạo đức xã hội, giáo dục lập trƣờng tƣ tƣởng, không phải là sự lên lớp về các nguyên tắc, quy phạm đạo đức mà phần việc này đã có bộ môn Đạo đức, các trƣờng tuyên huấn đảm nhận. Giáo dục ở văn học chính là tạo nên những giá trị tinh thần, bồi dƣỡng tâm hồn và tình cảm, xây dựng nhân cách và bản lĩnh cho mọi thế hệ công dân, góp phần tạo nên môi trƣờng đạo đức xã hội trong sáng, lành mạnh, có văn hóa. Quan niệm cho rằng văn học chỉ là vũ khí, là công cụ của công tác tƣ tƣởng, quan niệm chức năng giáo dục là lên lớp thuyết lý đạo đức đều đã rất cũ kĩ, duy ý chí và không đúng với thực tế đặc thù của đời sống văn học. Mà văn học thực

hiện chức năng giáo dục bằng con đƣờng riêng của nó: tác động vào tình cảm con ngƣời bằng sự cảm hóa bởi những hình tƣợng thẩm mỹ. Với việc xây dựng nên những hình tƣợng thẩm mỹ, văn học hoặc làm cho con ngƣời yêu mến kính trọng, hoặc khinh bỉ căm ghét, hoặc đau đớn xót thƣơng, hoặc căm giận trào sôi. “Văn học giúp cho con ngƣời hiểu đƣợc bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy sinh trong con ngƣời một khát vọng hƣớng tới chân lí, đấu tranh với cái xấu xa trong con ngƣời, biết tìm tòi cái tốt trong con ngƣời và thức tỉnh trong tâm hồn họ sự xấu hổ, chí căm thù, lòng dũng cảm, biết làm tất cả để con ngƣời trở nên lành mạnh hơn và tắm đẫm con ngƣời trong ánh sáng thiêng liêng của vẻ đẹp” (Gorki). Văn học góp phần nuôi dƣỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm đạo đức cho con ngƣời bằng cách tập cho ngƣời đọc một thói quen cảm thụ tinh tế, mài sắc cho họ cảm quan nhận thức, khả năng nhận ra cái chân, cái thiện, cái mỹ trong đời sống bộn bề. Từ chỗ say mê, xúc động mãnh liệt, văn học làm cho con ngƣời nhận ra lẽ phải- trái, cái đúng- sai, nhận ra sự lầm lạc. Bởi thế, cần khẳng định rằng, mục đích của văn học không phải là đạo đức, mục đích của nó là chuẩn bị cho con ngƣời tiếp thu đạo đức. Văn học có khả năng thanh lọc và cảm hóa con ngƣời rất lớn. Vậy, quá trình giáo dục của văn học đối với ngƣời đọc diễn ra nhƣ thế nào?

Chức năng giáo dục của văn học đối với học sinh Tiểu học:

+ Đối với thiếu nhi nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng, văn học

nghệ thuật giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của các em. Kha-li-nin nói: “Vấn đề giáo dục là một trong những vấn đề khó khăn nhất, những nhà sƣ phạm ƣu tú nhất đều công nhận nó không những là một khoa học mà còn là một nghệ thuật”. Vậy thì trong quá trình giáo dục cho học sinh Tiểu học, bên cạnh các bộ môn khác nhƣ Đạo đức, Mỹ thuật, Tự nhiên- Xã hội…, cần thấy đƣợc và phát huy tối đa sức mạnh giáo dục của các tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm đƣợc trích học trong SGK. Nhƣ nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhận định: “Văn học thiếu nhi rất

quan trọng và không thể thiếu. Mỗi tác phẩm có giá trị đƣợc ví nhƣ một ngƣời thầy không những bồi dƣỡng tâm hồn mà còn định hƣớng cho các em”. Từ văn học dân gian đến văn học viết, từ văn học nƣớc nhà đến văn học thế giới, mỗi tác phẩm nhƣ một bài ca dịu ngọt, nhƣ một dòng suối mát lành tƣới vào tâm hồn trẻ thơ. Ở lứa tuổi mà ý thức đang hình thành, nhân cách đang đƣợc định hình, tâm hồn đang trong sáng nhƣ pha lê, tƣ duy còn gắn liền với liên tƣởng và tƣởng tƣợng thì không gì gây tác động mạnh mẽ bằng những vần thơ, những áng văn giàu chất nhân văn và lấp lánh giá trị của nghệ thuật ngôn từ. Tình yêu thiên nhiên, yêu con ngƣời, yêu quê hƣơng làng xóm cũng từ đó mà đâm chồi nảy lộc. Cảm nhận cuộc sống, thu thập kiến thức qua văn học chính là con đƣờng tích cực và nhẹ nhàng để giáo dục học sinh Tiểu học trở thành những con ngƣời có sự phát triển toàn diện về nhân cách.

Khi đọc bài thơ “Quạt cho bà ngủ” (Thạch Quỳ), SGK lớp 3, tập 1 với những câu thơ chứa chan tình cảm:

“Ơi chích chòe ơi! Chim đừng hót nữa, Bà em ốm rồi, Lặng cho bà ngủ.

Bàn tay bé nhỏ Vẫy quạt đều đều Ngấn nắng thiu thiu Đậu trên tƣờng trắng.

Căn nhà đã vắng Cốc chén nằm im. Đôi mắt lim dim Ngủ ngon bà nhé…”

Chắc hẳn các em sẽ cảm nhận đƣợc, sẽ xúc động trƣớc tình cảm yêu thƣơng, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. Từ đó, các em sẽ nghĩ về bà,

về mẹ của mình và dâng lên trong lòng một tình yêu tha thiết với bà, với mẹ, các em cũng sẽ mong ƣớc đƣợc quan tâm, chăm sóc cho bà, cho mẹ của mình nhƣ bạn nhỏ trong bài thơ. Đó là một sự tác động hết sức sức tự nhiên, một con đƣờng giáo dục hết sức nhẹ nhàng, thông qua con đƣờng cảm xúc, tình cảm chứ không phải bởi con đƣờng giáo huấn.

+ Mặt khác, học sinh Tiểu học là lứa tuổi thích noi gƣơng, chính vì vậy, văn học đã mang đến cho các em những hình ảnh đẹp, cao thƣợng, những tấm lòng nhân ái…để các em ngƣỡng mộ, từ đó biết học hỏi những điều hay lẽ phải và trở thành ngƣời có ích trong cuộc sống. Bên cạnh đó, các em cũng cần đƣợc định hƣớng để nhìn thẳng vào những hiện tƣợng, tính cách xấu, những điều chƣa hoàn thiện ở một cá nhân hay một kiểu ngƣời nào đó trong xã hội thông qua những nhân vật, những câu chuyện trong tác phẩm văn học. Từ đó các em biết tự trang bị cho mình một khả năng chống đỡ trƣớc sự cám dỗ của những thói hƣ tật xấu, tự trang bị cho mình một thái độ phê phán, tẩy chay cái xấu, cái sai, cái tầm thƣờng, lệch lạc…Đó cũng là một con đƣờng để giúp các em trƣởng thành hơn, hoàn thiện hơn những cảm xúc yêu- ghét, vui- buồn. Đến với văn học, các em không chỉ biết đến những nụ cƣời mà còn biết xót xa khi nhìn thấy những cảnh đời thiếu thốn, khốn khó, nuôi dƣỡng những tình cảm nhân ái, cao đẹp ở các em. Những tác phẩm văn học ƣu tú luôn khơi dậy trong tâm hồn các em học sinh khả năng đồng cảm và niềm tin vào sự tất thắng của cái thiện, cái cao cả.

Đề xuất cách thức tổ chức giảng dạy để phát huy chức năng giáo dục của văn học cho học sinh Tiểu học:

Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là ngƣời giáo viên Tiểu học, trong quá trình giảng dạy Tiếng Việt, trong những giờ Tập đọc, Kể chuyện, phải biết cách dạy nhƣ thế nào để đem đến sự thích thú, say mê và biến quá trình giáo dục trong văn học thành quá trình tự giáo dục một cách hiệu quả nhất cho học sinh? Thiết nghĩ, trong những giờ dạy các phân môn này, ngƣời giáo viên Tiểu học cần phải:

- Tổ chức hoạt động đọc diễn cảm (hoặc phân vai Kể chuyện) tác phẩm (đoạn trích) đƣợc học. Đây là hoạt động giúp học sinh bƣớc đầu thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm và có những cảm nhận chung nhất, những rung động đầu tiên nhất về tác phẩm. Vì đọc diễn cảm không chỉ là để nắm bắt nội dung mà còn là nhập thân vào nhân vật, thả hồn vào tác phẩm để cùng buồn- vui, xúc động với những gì mà tác phẩm chứa đựng.

- Xây dựng loại câu hỏi yêu cầu học sinh nhận biết tính cách nhân vật qua hành động, lời nói, ngoại hình…, yêu cầu học sinh cảm nhận tâm trạng, tình cảm, lý tƣởng đƣợc gửi gắm trong tác phẩm. Từ những câu hỏi gợi mở của giáo viên, học sinh sẽ hoàn toàn chủ động trong suy nghĩ, phân tích, lí giải, tƣởng tƣợng. Từ đó, các em sẽ hình dung trong tâm trí mình những hình ảnh, hình tƣợng nghệ thuật mà nhà văn đã xây dựng nên hoặc cảm nhận đƣợc rõ nét những tâm tƣ, tình cảm, lí tƣởng, khát vọng, những cảnh đời, những quy luật của cuộc sống mà tác phẩm (hoặc đoạn trích) đã đề cập. Thông qua hoạt động này, các em sẽ cùng vui- buồn, yêu- ghét, ngƣỡng mộ- khinh bỉ, thƣơng xót- căm giận…cùng với nhân vật, tâm trạng trong tác phẩm (đoạn trích).

Khi giáo viên giúp học sinh thực hiện những nhiệm vụ trên cũng là lúc ngƣời dạy giúp các em tiếp nhận tác phẩm văn học (đoạn trích) một cách tự giác, chủ động, sáng tạo và hiệu quả nhất. Từ đó, các tác phẩm văn học sẽ đi vào thế giới tâm hồn của các em một cách tự giác mà sâu sắc nhất, bằng những cảm xúc chân thật và những rung động, đồng cảm thiết tha nhất, hƣớng các em tới sự trau dồi vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn, trí tuệ cho tuổi thơ và cho suốt hành trình của cuộc đời.

Tóm lại, không có một ngƣời thầy nào có thể dạy cho trẻ hết tri thức về cuộc sống và tình cảm con ngƣời cũng nhƣ cách đối nhân xử thế, nhƣng văn học có thể mang lại điều kỳ diệu đó và sẽ đi theo trẻ suốt cuộc đời nhƣ một ngƣời thầy vĩ đại nhất. Đến với văn học, tâm hồn non nớt của các em học sinh Tiểu học sẽ đƣợc chắp thêm đôi cánh để có thể tự tin bay cao, nhƣ một búp non tràn trề nhựa sống tình thƣơng sẵn sàng vƣơn lên trong vƣờn hoa nhân ái

của cuộc đời. Bởi vậy, giáo viên Tiểu học phải là ngƣời biết cách khơi dậy và phát huy chức năng cao cả này của văn học đối với các em học sinh thân yêu qua mỗi tiết dạy của mình.

1.2.3.2. Dạy học văn học tích hợp với âm nhạc trong phân môn Tập đọc

Âm nhạc là phƣơng tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mĩ. Ở các trƣờng phổ thông, đặc biệt là bậc tiểu học, bộ môn âm nhạc mục đích không phải là mục đích đào tạo các em trở thành ca sĩ, nhạc sĩ mà chủ yếu thông qua môn học này các em đƣợc lĩnh hội kiến thức ban đầu về văn hóa, âm nhạc. Đặc biệt, trang bị cho các em một thế giới tinh thần thoải mái , góp phần phát triển nhân cách, bồi dƣỡng tình cảm đạo đức trí tuệ, giúp các em phát triển hài hòa toàn diện hơn.

Học sinh Tiểu học là lứa tuổi thích noi gƣơng, chính vì vậy, văn học đã mang đến cho các em những hình ảnh đẹp, cao thƣợng, những tấm lòng nhân ái… để các em ngƣỡng mộ từ đó biết học hỏi những điều hay lẽ phải và trở thành ngƣời có ích trong cuộc sống. Bên cạnh đó, các em cũng cần đƣợc định hƣớng để nhìn thẳng vào những hiện tƣợng, tính cách xấu, những điều chƣa hoàn thiện ở một cá nhân hay một kiểu ngƣời nào đó trong xã hội thông qua những nhân vật, những câu chuyện trong tác phẩm văn học. Đến với văn học, các em không chỉ biết đến những nụ cƣời mà còn biết xót xa khi thấy những cảnh đời thiếu thốn, khốn khó , nuôi dƣỡng tình cảm nhân ái, cao đẹp ở các em.

Tuy nhiên không phải lúc nào văn học cũng tạo đƣợc hứng thú với các em và đạt hiệu quả tốt. Dạy học tích hợp văn học với âm nhạc sẽ tạo ra sự mới mẻ và thu hút sự chú ý của các em. Đặc biệt với học sinh tiểu học, âm nhạc là hoạt động tinh thần không thể thiếu. Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi thuận lợi để hình thành, định hƣớng cho các em về đức, trí, thể, mỹ. Chính vì vậy mà dạy học và giáo dục âm nhạc trong nhà trƣờng sẽ giúp các em phát

triển khả năng lĩnh hội,khả năng cảm thụ âm nhạc, phát huy tính sáng tạo, tìm hiểu cái đẹp và giá trị văn hóa truyền thống.

Âm nhạc và văn học có nhiều nét tƣơng đồng về hình ảnh, ý nghĩa. Hai môn học này sẽ bổ trợ cho nhau và mang lại hiệu quả cao cho tiết dạy. Ví dụ khi dạy bài tập đọc “ Ngƣời mẹ” ( Tiếng Việt 3 – Tập 2), hình ảnh ngƣời mẹ hiện lên là một ngƣời hết mực yêu thƣơng con, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con. Trong âm nhạc cũng có rất nhiều bài hát nói lên nỗi niềm của mẹ nhƣ: Nhật kí của mẹ ( Nguyễn Văn Chung ), Bàn tay mẹ ( Tạ Hữu Yên ),… Hình ảnh ngƣời mẹ trong các bài hát sẽ giúp học sinh hình dung và hiểu rõ hơn về hình tƣợng ngƣời mẹ. Bên cạnh đó việc lồng ghép âm nhạc vào văn học sẽ tạo hứng thú cho học sinh, tạo không khí vui tƣơi cho lớp học.

Dạy học tích hợp giữa văn học và âm nhạc là sự lồng ghép kiến thức âm nhạc vào trong văn học. Qua đó, tạo đƣợc hứng thú học tập với học sinh, tiết học trở nên sôi, thu vị hơn. Nhờ vậy học sinh sẽ khắc sâu kiến thức, nhớ bài dễ dàng hơn và phát triển năng khiếu âm nhạc.

1.2.3. Đặc điểm của học sinh tiểu học:

1.2.3.1.Trí nhớ

Nhìn chung ở học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh ở các lớp dƣới thì hệ thống tín hiệu thứ nhất chiếm ƣu thế so với hệ thống tín hiệu thứ hai. Do đó, trí nhớ trực quan, hình tƣợng phát triển hơn so với trí nhớ từ ngữ - logic.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp văn học và âm nhạc trong phân môn tập đọc ở lớp 3 (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)