2.1.2 .Nguyên tắc dạy học tích hợp
2.2.2. Tích hợp theo thể loại văn bản nghệ thuật
*Mục tiêu
- Dạy học theo thể loại văn bản nghệ thuật là phƣơng pháp giáo viên dựa trên loại văn bản nhất định trong môn học để tổ chức hoạt động cho học sinh. Việc dạy học theo chủ đề giúp học sinh tăng cƣờng khá năng tìm tòi, khám phá tri thức xoay quanh chủ để đã cho. Nhờ vậy học sinh có thể tích lũy
tri thức ở nhiều khía cạnh và vấn đề đặt ra đƣợc nhìn nhận một cách toàn diện nhất.
- Việc xác định thể loại văn bản nghệ thuật sẽ giúp giáo viên dễ dàng xác định các nội dung liên quan đến đơn vị bài học.
- Dạy học lồng ghép nội dung bài Tập đọc theo thể loại văn bản nghệ thuật với nội dung âm nhạc,...nhằm tăng tính tích cực học tập cho học sinh đồng thời tạo tính sinh động, hấp dẫn cho các tiết học.
*Quy trình thực hiện:
Bƣớc 1: Xác định thể loại văn bản nghệ thuật:
Trong chƣơng trình Tập đọc lớp 3 các văn bản chủ yếu là thơ và văn xuôi. Giáo viên có thể lựa chọn những thể loại văn bản phù hợp nhằm tổ chức dạy học tích hợp cho học sinh. Mồi văn bản giáo viên có thể giúp học sinh tìm hiểu các khía cạnh của vấn để.
Bƣớc 2: Xác định những nội dung liên quan giữa các đơn vị bài học, cấu trúc lại chƣơng trình ở những bài học cùng chủ đề, từ yêu cầu kiến thức (theo chuẩn), giáo viên cần xác định giữa các tiết đó liên quan ở những nội dung cụ thế nào. Khi dạy ở tiết trƣớc, giáo viên định hình những nội dung nào để học sinh chuẩn bị cho những tiết sau. Giáo viên cần chuẩn bị sẵn những bài hát liên quan và lời để học sinh có thể hát theo.
Bƣớc 3: Định hƣớng thời lƣợng cho kiến thức sẽ thực hiện. Nếu chỉ dừng lại ở nội dung (mối liên quan giữa những bài học mà ta soạn theo chủ đề) thì chƣa đủ. Bởi nếu ta không dạy theo hƣớng này thì bản thân những bài ấy đã có mỗi liên quan vì chƣơng trình đang dạy học hiện nay đƣợc cấu trúc theo hƣởng đồng tâm - một số bài, thể loại,... đƣợc lặp lại, nâng cao. Dù ít hay nhiều thầy cô đều thực hiện tích hợp kiến thức giữa các bài có cùng chủ đề đó (Nhƣng đôi lúc chúng ta thực hiện thiếu chủ động. mang tính tự phát).
Bƣớc 4: Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, phƣơng tiện dạy học. Đây là bƣớc quan trọng và vô cùng cần thiết. Bởi lẽ giáo viên cần phải dự kiến hƣớng thiết kế các hoạt động, vận dụng các phƣơng tiện dạy học. kênh
hình, kênh chữ, công nghệ thông tin nhằm giúp bài dạy tích hợp chủ để đạt đƣợc mục tiêu và có hiệu quả sƣ phạm cao, đặc biệt giáo viên cần chuẩn bị thêm các bài hát liên quan đến nội dung bài học.
Bƣớc 5: Tổ chức kiểm tra đánh giá (Theo tài liệu, tổ chức thực hiện hoạt động này, mong nhận đƣợc ý kiến góp ý của các trƣờng, ý kiến chỉ đạo của tổ nghiệp vụ), sinh trong quá trình học. kiểm tra nhận thức mà mức độ nhận thức của học sinh.
*Thơ
STT Tên bài Tuần Chủ điểm
1 Hai bàn tay em 1 Măng non
2 Khi mẹ vắng nhà 2 Măng non
3 Quạt cho bà ngủ 3 Mái ấm
4 Mẹ vắng nhà ngày bão 4 Mái ấm
5 Ngày khai trƣờng 5 Tới trƣờng
6 Quê hƣơng 10 Quê hƣơng
7 Vẽ quê hƣơng 11 Quê hƣơng
8 Bộ đội về làng 19 Bảo vệ tổ quốc
9 Chú ở bên Bác Hồ 20 Bảo vệ tổ quốc
10 Bàn tay cô giáo 21 Sáng tạo
11 Em vẽ Bác Hồ 23 Nghệ thuật
12 Bài hát trồng cây 31 Ngôi nhà chung
Bảng 2: Bảng thống kê những bài thơ trong phân môn Tập đọc có thể tích hợp với âm nhạc
* Văn xuôi
STT Tên bài Tuần Chủ đề
1 Cô giáo tí hon 2 Măng non
2 Ngƣời mẹ 4 Mái ấm
3 Nhớ lại buổi đầu tiên đi học 6 Tới trƣờng 4 Hũ bạc của ngƣời cha 15 Anh em một nhà
5 Đôi bạn 16 Thành thị và nông thôn
6 Rƣớc đèn ông sao 26 Lễ hội
7 Ngƣời đi săn và con vƣợn 32 Ngôi nhà chung
Bảng 3:Bảng thống kê những bài văn xuôi trong phân môn Tập đọc có thể tích hợp với âm nhạc