1.3.2.1.Thực tiễn dạy học tích hợp môn Tiếng Việt lớp 3
Thực tế của việc day học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học chƣa đuợc quan tâm đáng kế. Không phải giáo viên nào cũng nhận thức đƣợc tâm quan trọng của việc làm này. Các thấy cô chỉ tập trung dạy sao cho đúng đặc trƣng của từng phân môn và quy trình của từng tiết học. Có những giáo viên hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc dạy tích hợp trong môn TV ở Tiểu học, nhƣng khi dạy còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Phần vì chƣa biết tích hợp thế nhƣ thế nào cho phù hợp, phần vì thấy độ tuổi học sinh còn nhỏ. Dạy nhƣ thế nào cho vừa sức học sinh mà mang lại hiệu quả cao vẫn là những câu
hỏi khó đối với nhiều giáo viên hiện nay. Về phía học sinh, các em còn lệ thuộc vào sách vở, không chủ động sáng tạo trong khi nói và viết. Tình trạng ngôn ngữ trong bài văn của trẻ em giống ngôn ngữ ngƣời lớn đang rất phố biển. Học sinh viết văn bắt chƣớc văn mẫu, bài làm văn tả ngƣời thƣờng theo khuôn chung nhƣ: đã tả tóc thì tóc phải "đen nhành", mũi phải "dọc dừa", da phải "trắng mịn". Hơn nữa, kiến thức sách vở cũng nhƣ kiến thức thực tế của học sinh Tiểu học hiện còn nhiều lỗ hồng. Nhiều học sinh ở nông thôn chƣa hề đƣợc ra thành phố, chƣa từng đƣợc đến công viên, vƣờn bách thú,.. Còn học sinh ở thành phố chƣa hề đƣợc nghe thấy tiếng gà gáy, đƣợc nhìn thấy con trầu đang cày ruộng. đƣợc quan sát cánh đồng lúa lúc xanh mƣớt, lúc vàng ông trĩu bông,... Ngoài ra, do sức hút của các trò chơi hiện đại, trẻ em ngày nay đã lăng quên thế giới thơ mộng ở xung quanh, cái thế giới của ruộng đồng, cây cỏ, côn trùng, của mƣa gió, Việc đọc sách của các em cũng đang bị xem nhẹ. Phần lớn học sinh Tiểu học ít quan tâm đến việc đọc, nêu có đọc thƣờng là đọc truyện tranh, thậm chí là những truyện tranh không mang tính giáo dục. Việc trò chuyên, tiếp xúc với bố me, ngƣời thân trong gia đình và cộng đồng cũng rất hạn chế. Điều này đòi hỏi phải có hoạt động kết nối những tri thức và kĩ năng mà HS đã lĩnh hội đƣợc từ các môn học để giúp các em khắcc phục nhƣợc điểm, phiên điện, bắt chƣớc văn mẫu, không chủ động sáng tạo khi học bài. Day học tích hợp trong môn Tiếng Việt sẽ góp phần quan trọng, tích cực vào quá trình kết nối đó.
1.3.2.2.Thực trạng dạy học tích hợp giữa văn học và âm nhạc ở trường Tiểu học khảo sát
Trong các phân môn của bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu hoc thì Tập đọc giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Trẻ đi học phải học đọc, sau đó đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh đƣợc một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là công cụ học các môn học khác. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Tập đọc với tƣ cách là phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học
có nhiệm vụ đạp ứng yêu cầu này – đó là hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
Đế khảo sát thực trạng về việc dạy học tích hợp giữa văn học và âm nhạc trong phân môn tập đọc ở lớp 3, chúng tôi đã tiến hành thực tế tại trƣờng Tiểu học Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Việc khảo sát tập trung vào các vấn đề sau:
+ Cách thức tổ chức dạy học tích hợp giữa văn học và âm nhạc trong phân môn tập đọc ở lóp 3.
+ Vấn đề lập kế hoạch bài học của giáo viên theo quan điểm dạy học tích hợp.
+ Khảo sát khó khăn của giáo viên khi lập kế hoạch dạy học tích hợp giữa văn học và âm nhạc trong phân môn tập đọc lớp 3.
1.3.2.3.Kết quả khảo sát
- Về vấn đề nhận thức của giáo viên về dạy học tích hợp giữa văn học và âm nhạc trong dạy học tập đọc: hầu hết giáo viên (90%) đã có sự hiểu biết nhất định về tầm quan trọng, mục tiêu, nhiện vụ và những hiệu quả đen lại của dạy học tích hợp. Giáo viên nhận thức rõ ƣu điểm của quan điểm dạy học này đối với giáo dục trong nhà trƣờng Tiểu học.
Về cách tổ chức dạy học tích hợp mà giáo viên đã thực hiện: 50% giáo viên đƣợc khảo sát trả lời về việc tích hợp âm nhạc trong dạy học tập đọc trong các giờ luyện tập là chủ yếu vì thời lƣợng cho một tiết học rất ít (35 phút/tiết) nên chƣa có đủ điều kiện để thực hiện việc dạy học tích hợp thƣờng xuyên hơn và tổ chức sao cho hợp lí.
- Về việc lập kế hoạch dạy học tích hợp âm nhạc và văn học trong phân môn tập đọc: 87% giáo viên đƣợc khảo sát cho biết chƣa có một kế hoạch bài dạy nào đƣợc xây dựng và thực hiện trong phân môn Tập đọc dƣới dạng một kê hoạch dạy học theo quan điểm tích hợp. Chủ yếu, giáo viên chủ động tích hợp và lồng ghép các hoạt động dạy học trong quả trình dạy. Nhƣ vậy, thông
qua khảo sát, giáo viên tại truờng gặp rất nhiêu những khó khăn trong việc thiêt kế, thực hiện kế hoạch bài học tích hợp âm nhạc và văn học trong phân môn Tập đọc ở tất cả các khối lớp nói chung và ở lớp 3 nói riêng. Giáo viên thƣờng gặp những khó khăn nhƣ: khó khăn trong việc đƣa nếu dung tích hợp vào dạy học dễ dẫn tới quá tải cho học sinh trong giờ học, khó khăn trong việc to chức hoạt động hoc cho học sinh khi tích hợp với âm nhạc, khó khăn trong đổi mới cách thức tổ chức dạy học, phƣơng pháp dạy học phù hợp với quan điểm tích hợp âm nhạc. Nhƣ vậy, hầu hết các giáo viên đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng phải tích hợp giáo dục âm nhạc trong phân môn Tập đọc cho học sinh Tiêu học nói chung và cho hoc sinh lớp 3 nói riêng. Tuy nhiên, việc dạy học tích hợp giáo dục âm nhạc trong nội dung bài tập đọc của giáo viên vẫn gặp nhiều khó khăn, thƣờng đƣợc sử dụng trong các giờ luyện tập mà chƣa có một chƣơng trình hay kế hoạch bài học dành riêng cho quan điểm tích hợp này. Vì vậy, học sinh chƣa đạt đƣợc đầy đủ những năng lực cần thiết.
1.3.2.4. Đánh giá thực trạng kháo sát
Việc thiết kế kể hoạch bài dạy và các phƣơng tiện dạy học tích hợp âm nhạc trong phân môn Tập đọc lớp 3, trƣờng Tiểu học thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Tho đã đƣợc giáo viên tiếp cận và thực hiện nhƣng vẫn ở mức độ thấp. Việc thiết kế các đồ dùng, phƣơng tiện dạy học chƣa đƣợc đẩy đủ, vì vậy giáo viên gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng day bài Tập đọc theo quan điểm tích hợp với âm nhạc.
1.3.2.5. Những vấn đề đặt ra trong dạy học tích hợp ở tiểu học
Phƣơng pháp dạy học tích hợp đem đến nhiều cải tiến và sáng tạo trong chƣơng trình dạy học ở nƣớc ta. Nhƣng tuy nhiên nó cũng đem đến nhiều vấn đề cần đặt ra quan tâm bàn luận.
Vấn đề đặt ra cho việc bồi dƣỡng năng lực dạy học tích hợp của giáo viên. Hiện nay theo những định hƣớng đổi mới giáo dục phổ thông và đổi mới sách giáo khoa theo hƣớng tích hợp, ngƣời giáo viên là ngƣời chịu trách nghiệm cho chất lƣợng giáo dục. Chính vì vậy, trƣớc hết ngƣời giáo viên cần
phải có kiến thức về tích hợp để thực hiện nhiệm vụ dạy học theo hƣớng tích hợp. Thông tƣ 20 (2018) của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định chuẩn chuyên môn nghiệp vụ yêu cầu giáo viên phải nắm vững chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ, thƣờng xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn. Để giúp giáo viên có thể cập nhật và thƣờng xuyên trau dồi chuyên môn cần có những biện pháp hiệu quả nhƣ ở các lớp và các khoa bồi dƣỡng, trnag bị thêm kiến thức cho giáo viên. Tuy nhiên, thời gian dạy chính quy trên lớp đã chiếm phần lớn thời gian khiến việc tập trung giáo viên tham gia các lớp tập huấn còn khó khăn về mặt thời gian. Bên cạnh đó, bộ phận giáo viên đã lớn tuổi khó mà có thể nhanh nhạy trong việc cập nhật các kiến thức mới trong dạy học tích hợp đòi hỏi sự sáng tạo và nhạy bén ở ngƣời giáo viên.
Dạy học tích hợp đòi hỏi ngày càng cao ở năng lực ngƣời giáo viên. Nếu nhƣ với hình thức dạy học thông thƣờng thì nguời giáo viên chỉ cần nắm vững kiến thức chuyên môn với kinh nghiệm sƣ phạm thì phƣơng pháp dạy học tích hợp lại đòi hỏi ở ngƣời giáo viên những yêu cầu cao hơn. Không chỉ đòi hỏi giáo viên ở tính sáng tạo mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực để có thể thiết kế và triển khai hợp lí nội dung tích hợp trong bài học. Ngƣời giáo viên phải linh hoạt và hoạt động liên tục để đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn, yêu cầu. Tuy nhiên, không phải tất cả các giáo viên đều có năng lực đồng đều và tất cả giáo viên đều sáng tạo và linh hoạt trong giảng dạy. Chính vì vậy, đó cũng là một vấn đề không nhỏ trong dạy học tích hợp ở tiểu học.
Dạy học tích hợp là một phƣơng pháp tiên tiến nhƣng để áp dụng và lan rộng vào tất cả các trƣờng tiểu học trên cả nƣớc thì còn là một vấn đề gặp nhiều thách thức. Hiện nay vẫn còn nhiều trƣờng tiểu học trên cả nƣớc chƣa áp dụng hoặc ít áp dụng dạy học tích hợp vào chƣơng trình học do điều kiện dạy học còn hạn chế. Đặc biệt là những trƣờng tiểu học ở cùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì việc tiếp cận phƣơng pháp dạy học tích hợp còn nhiều hạn chế và nhiều trƣờng còn chƣa đƣợc tiếp cận với hình thức dạy học này.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã thu đƣợc một số kết quả quan trọng về dạy học tích hợp, bản chất của dạy học tích hợp, vai trò của dạy học tích hợp ở tiểu học và những vấn đề mới cần tiếp cận. Thực trạng dạy học tích hợp ở trƣờng tiểu học và những vấn đề gặp phải khi dạy học tích hợp.
Những đổi mới trong chƣơng trình giáo dục phổ thông giúp cho học sinh hình thành và phát triển hài hòa về thể chất, kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực. Từ đó việc áp dụng quan điểm, phƣơng pháp dạy học tích hợp giúp ngƣời giáo viên khái thác tối đa và phát triển những phẩm chất, năng lực của học sinh với những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
Vấn đề thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp giữa văn học và âm nhạc trong phân môn Tập đọc nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học tiểu học đã đƣợc giáo viên tiếp nhận. Tuy nhiên việc thiết kế và tổ chức dạy học để đạt đƣợc hiệu quả và đáp ứng đƣợc tất cả các yêu cầu cần thiết còn là một vấn đề thách thức.
CHƢƠNG 2:
THIẾT KẾ DẠY HỌC TÍCH HỢP GIỮA VĂN HỌC VÀ ÂM NHẠC ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3.
2.1. Cơ sở đề xuất dạy học tích hợp trong phân môn Tập đọc lớp 3