Các hoạt động được trình bày trong SGK hình học 7

Một phần của tài liệu Khai thác phần mềm geometer’s sketchpad hỗ trợ dạy học các tình huống điển hình trong hình học 7 (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG I : ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN

2.1. Khái quát chương trình môn toán lớp 7

2.1.2. Các hoạt động được trình bày trong SGK hình học 7

Chương I: Đường thẳng vuông góc - đường thẳng song song .

Kiến thức chương I gồm có: Tiết 1: Hai góc đối đỉnh

Tiết 2: Hai đường thẳng vuông góc.

Tiết 3: Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng Tiết 4: Hai đường thẳng song song

Tiết 5: Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song Tiết 6: Từ vuông góc đến song song

38

Mục tiêu kiến thức

- Chương I cung cấp cho học sinh một cách tương đối các kiến thức về góc như: Hai góc đối đỉnh; các kiến thức về đường thẳng như: Hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, góc giữa hai đường thẳng.

- Các kĩ năng về vẽ hình, tính toán, đo đạc được luyện tập nhiều trong chương I. Kĩ năng năng luyện tập và chứng minh được chú trọng, hầu hết các định lý trong chương I đều được chứng minh hoặc gợi ý chứng minh.

- Từ đó rèn luyện cho học sinh thao tác vẽ hình, quan sát, dự đoán, tìm tòi lời giải, nhận biết được các quan hệ hình học.

Chương II: Tam giác.

Kiến thức chương II gồm có:

Tiết 1: Tổng ba góc của một tam giác Tiết 2: Hai tam giác bằng nhau

Tiết 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: Cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c) Tiết 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: Cạnh – góc – cạnh ( c.g.c) Tiết 5: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: Góc – cạnh – góc (g.c.g) Tiết 6: Tam giác cân

Tiết 7: Định lý Py-ta-go

Tiết 8: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông Tiết 9: Thực hành ngoài trời

Mục tiêu kiến thức

- Học sinh được cung cấp các kiến thức sau: +) Tổng ba góc của một tam giác.

+) Các trường hợp bằng nhau của tam giác: Cạnh-cạnh-cạnh, cạnh-góc-cạnh, góc-cạnh- góc.

+) Khái niệm: Tam giác cân, tam giác đều và mối quan hệ giữa tam giác cân và tam giác đều.

+) Định lý Py-ta-go về mối quan hệ giữa cạnh huyền và cạnh góc vuông trong tam giác vuông.

+) Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.

- Học sinh được rèn luyện các kĩ năng vẽ hình, đo đạc, tính toán. Đặc biệt học sinh được biết cách vẽ một số hình như tam giác cân, tam giác đều.

39

- Học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy quen thuộc như quan sát, dự đoán, phân tích, tổng hợp. Học sinh thành thạo các định nghĩa, ghi nhớ định lý Py-ta-go và các trường hợp bằng nhau của tam giác.

Chương 3: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác.

Kiến thức chương III gồm có:

Tiết 1: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

Tiết 2: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu. Tiết 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác.

Tiết 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác. Tiết 5: Tính chất tia phân giác của một góc.

Tiết 6: Tính chất ba đường phân giác của tam giác. Tiết 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng. Tiết 8: Tính chất ba đường trung trực của tam giác. Tiết 9: Tính chất ba đường cao của tam giác.

Mục tiêu kiến thức

- Hiểu được quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

- Hiểu được thế nào là đường vuông góc và đường xiên trong một tam giác. - Hiểu được quan hệ giữa góc và cạnh trong một tam giác.

- Hiểu khái niệm đường trung tuyến, tia phân giác, đường trung trực trong một tam giác và hiểu được tính chất của các đường này.

Một phần của tài liệu Khai thác phần mềm geometer’s sketchpad hỗ trợ dạy học các tình huống điển hình trong hình học 7 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)