Thiết kế tình huống dạy học khái niệm

Một phần của tài liệu Khai thác phần mềm geometer’s sketchpad hỗ trợ dạy học các tình huống điển hình trong hình học 7 (Trang 43 - 50)

CHƯƠNG I : ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN

2.2. Thiết kế tình huống dạy học khái niệm

Vị trí và yêu cầu của dạy học khái niệm nói chung là nền tảng của toàn bộ kiến thức Toán, là tiền đề hình thành khả năng nhận thức rồi từ đó để các em vận dụng vào giải quyết có hiệu quả các vấn đề về Toán góp phần phát triển năng lực trí tuệ và thế giới quan cho học sinh.

Dạy học khái niệm - định nghĩa môn hình học THCS nhằm giúp cho học sinh: Hiểu được các tính chất đặc trưng của khái niệm đó; biết nhận dạng khái niệm , đồng thời biết thể hiện khái niệm, biết vận dụng khái niệm trong tình huống cụ thể như vẽ hình và trong hoạt động giải toán cũng như ứng dụng thực tiễn; hiểu được mối quan hệ của khái niệm này với khái niệm khác trong một hệ thống khái niệm...Sử dụng GSP vào dạy học các khái niệm – định nghĩa hình học gồm các bước sau:

40

- Tiếp cận khái niệm: Giáo viên trực tiếp thao tác vẽ hình trên cửa sổ màn hình GSP, học sinh quan sát, theo dõi các thao tác vẽ hình.

- Hình thành khái niệm: Bằng trực quan học sinh nhận biết được tính chất đặc trưng

của hình vừa được vẽ, chẳng hạn như: Vẽ hai đường thẳng vuông góc, vẽ trung điểm đoạn thẳng, vẽ trung trực đoạn thẳng,...Do ưu điểm của phần mềm GSP là cho phép ta thiết lập quan hệ giữa các đối tượng hình học luôn được bảo toàn, mặc dù sau đó các quan hệ có thể được biến đổi bằng bất kì cách nào. Khi một thành pần của hình bị biến đổi, những thành phần khác của hình có quan hệ với thành phần thay đổi trên sẽ được tự động thay đổi theo.

Chẳng hạn: Khi thay đổi độ dài một đoạn thẳng thì trung điểm của đoạn thẳng đó sẽ tự động thay đổi theo sao cho nó luôn là trung điểm của đoạn thẳng này.

Nên học sinh bước đầu đã nhận biết được tính chất đặc trưng của hình vừa được vẽ.

- Củng cố khái niệm: Giáo viên tiếp tục cho hình vẽ di động, mặc dù vậy nhưng hình vẽ

vẫn giữ được tính chất đặc trưng của nó, điều này làm cho học sinh khẳng định thêm về tính chất đặc trưng.

- Vận dụng khái niệm: Khi đã nắm chắc được khái niệm học sinh có thể vận dụng khái

niệm để giải bài tập và giải quyết những vấn đề của thực tiễn.

Ví dụ 2.1: Hướng dẫn dạy học định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng. Hướng dẫn

Sử dụng GSP vào dạy học định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng gồm các bước sau:

- Bước 1: Tiếp cận khái niệm Trên màn hình GSP

• Dựng đoạn thẳng AB.

41

Giáo viên cho học sinh thấy đường thẳng xy vuông góc với đoạn thẳng AB tại I.

Hình 2.1

- Bước 2: Hình thành khái niệm

Giáo viên thay đổi độ dài đoạn thẳng AB, ta thấy vị trí của điểm I cũng thay đổi nhưng nó vẫn luôn là trung điểm của đoạn AB. . Từ đó cho học sinh rút ra định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng.

- Bước 3: Củng cố khái niệm

Di chuyển một đầu mút bất kì của đoạn thẳng AB cho học sinh nhận xét về vị trí của điểm I và đường thẳng qua I khi đó.

Hình 2.2

- Bước 4:Vận dụng khái niệm

Học sinh ghi nhớ định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng và áp dụng vào giải quyết các bài toán có liên quan đến đường trung trực.

42

Hướng dẫn

- Bước 1: Tiếp cận khái niệm

Trên màn hình GSP dựng tam giác ABC có A90

Hình 2.3

- Bước 2: Hình thành khái niệm

Di chuyển một đỉnh bất kì của tam giác để học sinh quan sát. Rồi đưa ra khái niệm tam giác vuông.

.

Hình 2.4

- Bước 3: Củng cố khái niệm

Hiểu được tính chất đặc trưng của tam giác vuông, tam giác vuông cân.

- Bước 4: Vận dụng khái niệm

Học sinh ghi nhớ về tam giác vuông để vận dụng giải các bài tập liên quan đến tam giác vuông

43

Hướng dẫn

- Bước 1: Tiếp cận khái niệm:

Trên màn hình GSP vẽ tam giác ABC có AB = AC như sau:

+) Dựng đoạn thẳng BC . Chọn đoạn thẳng đó, trong mục Construct chọn Midpoint được trung điểm của đoạn BC.

+) Chọn trung điểm và đoạn đường thẳng BC. Trong mục Construct chọn Perpendicular Line, ta được đường thẳng vuông góc với doạn thẳng BC.

+) Trên đường thẳng vừa dựng chọn một điểm và đặt tên điểm đó là A.

+) Nối 3 điểm A, B, C ta được tam giác ABC cân tại A

Hình 2.5

- Bước 2: Hình thành khái niệm

Học sinh quan sát hình vẽ và vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi sau: +) Điểm A có phải nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC không.

+) Khoảng cách từ điểm A đến hai đầu mút của đoạn thẳng BC có bằng nhau không. Bằng trực quan học sinh quan sát và vận dụng kiến thức về đường trung trực của đoạn thẳng thấy hai cạnh bên của tam giác bằng nhau từ đó học sinh đã dần hình thành được khái niệm tam giác cân.

44 - Bước 3: Củng cố khái niệm

Di chuyển đỉnh bất kì của tam giác ABC học sinh quan sát và nhận xét độ dài 2 cạnh AB, AC vẫn bằng nhau. Giúp cho học sinh khắc sâu định nghĩa.

Hình 2.6

- Bước 4:Vận dụng khái niệm:

Học sinh tiếp thu và ghi nhớ khái niệm để giải bài tập.

Ví dụ 2.4: Hướng dẫn dạy học khái niệm tam giác đều. Hướng dẫn

- Bước 1: Tiếp cận khái niệm

Trên màn hình GSP giáo viên dựng tam giác ABC theo các bước sau:

+) Dựng đoạn thẳng AB

+) Dựng đường tròn tâm A bán kính bằng AB

+) Dựng đường tròn tâm B bán kính bằng AB

+) Nhấn chọn 2 đường tròn vừa dựng. Tron mục Construct chọn Intersection, ta được giao điểm của 2 đường tròn. Gọi một trong hai giao điểm đó là C.

45

Hình 2.7

- Bước 2: Hình thành khái niệm

Học sinh quan sát hình vừa vẽ và trả lời câu hỏi sau

+) Độ dài ba cạnh của tam giác có bằng bán kính đường tròn hay không ?

+) Độ dài ba cạnh của tam giác có bằng nhau hay không.

Hình 2.8

Từ đó hình thành nên khái niệm “ Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau”

- Bước 3: Củng cố khái niệm

Di chuyển một trong hai đầu mút của đoạn thẳng AB ta thấy độ dài hai cạnh AC BC, cũng thay đổi theo nhưng độ dài ba cạnh vẫn luôn bằng nhau và bằng bán kính của đường tròn. Vậy ta được tam giác ABC đều.

46

+) Học sinh tiếp thu và ghi nhớ khái niệm để giải các bài toán liên quan đến tam giác đều.

+) Vận dụng kiến thức thực hiện các yêu cầu sau: •) Hãy tính số đo mỗi góc trong một tam giác đều.

•) Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó có phải là tam giác đều không.

•) Cho tam giác cân có một góc bằng 60 tính số đo các góc còn lại.

Nhận xét:

Các khái niệm trong hình học 7 đã nâng cao và khó hơn so với khái niệm hình học 6. Nên khi sử dụng phần mềm GSP trong dạy học khái niệm sẽ giúp các học sinh tiếp cận với khái niệm dễ dàng hơn, từ đó các em được trực tiếp quan sát hình vẽ để hình thành nên khái niệm.

Khi sử dụng phần mềm GSP trong dạy học khái niệm nhận thấy có các ưu điểm sau: +) Học sinh được tiếp cận với công nghệ thông tin trong học tập.

+) Hình vẽ sinh động, các em học sinh được trực tiếp quan sát hình vẽ gây hứng thú trong học tập và kích thích tư duy tưởng tượng cho học sinh.

+) Khi không sử dụng phần mềm giáo viên phải vẽ rất nhiều hình trên bảng làm mất thời gian cho các kiến thức khác. Nhưng khi sử dụng GSP chỉ bằng một vài thao tác nhanh gọn giáo viên có thể làm thay đổi hình vẽ để học sinh quan sát, từ đó giúp các em củng cố khái niệm và càng khẳng định thêm tính chắc chắn đúng của khái niệm.

+) Đặc biệt phần mềm đã chỉ dẫn cho các em cách dựng các hình vẽ như dựng tam giác

cân, tam giác đều.

Một phần của tài liệu Khai thác phần mềm geometer’s sketchpad hỗ trợ dạy học các tình huống điển hình trong hình học 7 (Trang 43 - 50)