Phương pháp và thiết bị chuẩn đoán

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TREO TRÊN XE TOYOTA VIOS 2015 (Trang 47 - 50)

3.2.1. Bằng quan sát

- Chảy dầu giảm chấn; - Gãy lò xo trụ;

- Rơ lỏng, xô lệch các bộ phận; - Biến dạng ở các mối liên kết;

- Nứt vỡ gối tì, ụ giảm va đập, ổ bắt cao su; - Mài mòn lốp xe;

- Độ mất cân bằng bánh xe;

Ngoài ra sử dụng các thước đo thông thường đô chiều cao thân xe so với mặt đường hay tâm trục bánh xe để xác định độ cứng tĩnh của bộ phận đàn hồi.

3.2.2. Chuẩn đoán trên đường

Mục đích chuẩn đoán kiểu này là xác định nơi phát ra tiếng ồn và mức độ ồn. từ đó có thể biết được chỗ hư hỏng và tình trạng hư hỏng một cách tổng quát.

* Độ ồn trong ô tô

Khi đó chọn loại mặt đường chất lượng tốt để thử độ ồn bên trong xe. Giữ tốc độ ổn định ở 80 km/h, khi đó từ vị trí lái thì người lái có thể cảm nhận được sự rung lắc hay êm dịu của hệ thống treo, hệ thống lái và quan trọng nhất là chất lượng tiếng ồn bên trong ô tô.

Chọn mặt đường asfan hay bê tông có chiều dài khoảng 500m. Trên đoạn đường này đặt cảm biến đo độ ồn, xung quanh khoảng 30m không có vật cản phát âm, cường độ ồn của môi trường không quá 10dB. Quãng đường trong khoảng 20m giữ đều tốc độ từ 50-80 km/h xác định:

- Độ ồn dB.

- Âm thanh đặc trưng của tiếng ồn. - Chỗ phát ra tiếng ồn.

* Đo trên mặt đường xấu

Chọn mặt đường mấp mô bằng (1/30÷1/20) đường kính bánh xe, khoảng cách giữa các mấp mô (0.5 ÷ 1.5) chiều dài cơ sở, chiều dài quãng đường khoảng 150km, vận tốc từ (10 ÷ 15) km.

Các thông số cần xác định: Âm thanh đặc trưng của tiếng ồn, cường độ tiếng ồn và nơi phát ra tiếng ồn nhờ vào cảm nhận và thính giác của người lái xe. Tiếng ồn trong thử nghiệm xe trên đường là tiếng ồn tổng hợp bao gồm cả tiếng ồn trong và ngoài xe. Vì vậy cần sử dụng kinh nghiệm để chuẩn đoán, xác định hư hỏng của hệ thống treo.

Việc xác định như vậy đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ cao mới có thể phát hiện những tiếng kêu bất thường và chỗ hư hỏng, Như vậy phương pháp này phương pháp này khó xác định và khắc phục chỗ hư hỏng.

3.2.3. Đo trên bệ chuẩn đoán chuyên dụng

* Mục đích

Bệ chuẩn đoán dùng trên hệ thống treo có thể giúp các bộ kỹ thuật chuyên nghành xác định được một số thông số tổng hợp bao gồm:

- Độ cứng của hệ thống treo đo ở từng bánh xe, thể hiện chất lượng tổng hợp của bộ phận đàn hồi ở trạng thái lắp ráp mà không tháo rời

- Độ bám dính của bánh xe trên đường thể hiện chất lượng tổng hợp của bộ phận giảm chấn, bộ phận đàn hồi

* Sơ đồ nguyên lý

Thiết bị đo là loại thiết bị thủy lực điện tử bao gồm: bộ gây rung thủy lực, các thiết bị đo lực tại chỗ tiếp xúc giữa bánh xe và bệ đo, thiết bị đo tần số và chuyển vị.

Hình 3.1. Sơ đồ nguyên lí bộ gây rung thủy lực

1-cảm biến đo lực, 2-cảm biến đo tần số chuyển vị, 3-bộ gây rung thủy lực.

Bộ gây rung thủy lực có nguồn cung cấp thủy lực, bơm, bình tích năng, van con trượt, bộ giảm chấn, xylanh thủy lực. Van thủy lực được điều khiển bởi một van điện tử nhằm đóng mở đường dầu tạo khả năng rung cho hệ với các tần số khác nhau. Thiết bị đo của bệ là các cảm biến, bộ vi xử lí và bộ điều khiển tần số rung. Tín hiệu thu được lưu lại đưa vào tính toán.

Biên độ rung của ô tô nằm trong khoảng (15-20) mm, tần số rung thay đổi từ 4Hz đến 30Hz.

*Phương pháp đo

Trước khi cho xe lên bệ rung nhất thiết đảm bảo áp suất khí nén trong lốp xe đúng tiêu chuẩn. Cho xe lăn từ lên bệ cân trọng lượng và chuyển các bánh xe lên cầu vào bệ rung. Khi bánh xe nằm trên bệ rung hiệu chỉnh cho hướng bánh xe và xe chạy thẳng. Cho máy rung làm việc lần lượt cầu trước va cầu sau với khoảng thời gian từ (2-3) phút.

* Kết quả đo

Thiết bị đo ghi và cho phép xác định thông số chuẩn đoán đối với từng

bánh đó là:

- Tải trọng tĩnh trên các bánh xe, cầu xe, toàn bộ xe (N). - Độ cứng động của hệ thống treo đo tại các bánh xe (N/m). - Độ bám dính của bánh xe trên đường(%)

* Dạng đồ thị kết quả hiển thị hoặc in ra giấy, kết quả bao gồm các giá trị:

 Khả năng bám dính của bánh xe trên mặt đường G cho từng báng xe theo cùng một cầu theo tần số rung của bệ, tần số 25 Hz độ bám dính lấy bằng 100%. Khi giảm nhỏ dần kích động giá trị G thay đổi. Khi đánh giá tổng quát chất lượng của hệ thống treo, kết quả ghi trên giấy lấy giá trị độ bám dính nhỏ nhất trên đồ thị. Hệ thống treo được coi là tốt khi khả năng bám dính của xe trên mặt đường cao. Khi giá trị độ bám dính nhỏ hơn cần thiết cần thay đổi giảm chấn hay cả bộ phận đàn hồi.

 Giá trị sai lệch tương đối của độ bám dính cho bằng sai lệch của giá trị độ bám dính của bánh xe trên cùng một cầu

Quá trình đo các bộ số liệu ghi lại và xử lí theo bài toán thống kê để tìm giá trị trung bình. Kết quả độ cứng cho biết trạng thái độ cứng của hệ thống treo tính theo chuyển vị dài tại vị trí đặt bánh xe. Ảnh hưởng lớn nhất tới giá trị độ cứng động và cứng tĩnh của bộ phận đàn hồi. Do vậy qua kết quả có thể đánh giá chất lượng của bộ phận đàn hồi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TREO TRÊN XE TOYOTA VIOS 2015 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)