*Quy trình lắp
Ngược lại với quy trình tháo.
* Quy trình bảo dưỡng
- Làm vệ sinh bên ngoài toàn bộ hệ thống treo.
- Điều chỉnh lại góc đặt bánh xe trên thiết bị chuyên dùng cho phù hợp. - Thay lò xo nếu chiều cao hai bên xe không đều.
- Bổ sung (bơm mỡ) thêm mỡ vào các khớp cầu của hệ thống treo. - Kiểm tra lại áp suất hơi trong lốp, bổ sung nếu cần.
- Kiểm tra bộ phận giảm xóc.
- Nếu các thanh giằng, đòn treo kiểm tra thấy phát sinh vết nứt cần phải thay mới, nếu có hiện tượng rỉ sét thì làm sạch rỉ rồi sơn chống rỉ.
b. Hệ thống treo sau phụ thuộc dầm xoắn
Hình 3.9. Hệ thống treo sau phụ thuộc dầm xoắn
* Quá trình tháo
Bước 1: Kê xe nơi cân bằng, kê vào những vị trí chắc chắn của phần được
treo (khung, sườn) và không vướng trong quá trình tháo lắp.
Bước 2: Tháo các bộ phận liên quan như các bánh xe, ống dầu, dây cáp… Bước 3: Kê xe cân bằng vào phần không được treo.
Bước 4: Tháo ống giảm chấn, lò xo trụ
Bước 5: Tháo các vị trí kết nối giữa phần treo và không được treo:
*Quá trình lắp
Ngược lại với quá trình tháo
* Quy trình bảo dưỡng
- Làm vệ sinh bên ngoài toàn bộ hệ thống treo.
- Kiểm tra độ bền và điều chỉnh thanh xoắn - Thay lò xo trụ nếu hai bên bánh không đều nhau - Kiểm tra đàn hồi của giảm chấn
3.3.2. Quy trình tháo lắp và bảo dưỡng giảm chấn
Không phải ngẫu nhiên mà giảm xóc trở thành một trong những bộ phận
không thể thiếu khi thiết kế ô tô. Nhìn bằng mắt thường thất đường rất bằng phẳng nhưng trên thực tế, các điểm trên mặt đường luôn có sự chênh lệch nhất định về cao độ, khiến điểm tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường không đồng đều. Bên cạnh đó, chiếc xe luôn phải chuyển hướng thường xuyên trong quá trình di chuyển, kéo theo những dao động lớn từ bánh xe lên thân xe và người ngồi trên ô tô.
Mặc dù, các mẫu xe đã được thiết kế tới 4 lò xo ở 4 bánh xe giúp giảm những tác động trên nhưng dao động của lò xo sẽ bị triệt tiêu trong quá trình di chuyển, chưa kịp triệt tiêu những dao động cũ thì đã có dao động mới, khiến người ngồi trên xe cảm nhận được độ nảy người nhất định, gây ra những nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông.
Do đó, giảm xóc ô tô (phuộc nhúm, ống nhún) chính là bộ phận vô cùng quan trọng được thiết kế để giúp giảm thiểu dao động một cách tối đa vậy nên đây là bộ phận cần được chú ý bảo dưỡng và sửa chữa.
Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu về đề tài này em thấy được cách nhìn tổng quan về hệ thống treo nói chung, từ đó nghiên cứu về nguyên lí hoạt động, cấu tạo hệ thống của hệ thống treo trên xe Toyta Vios 2015. Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ kiến thức của bản thân còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy và các bạn sinh viên.
Đồ án của em được hoàn thành nhờ có sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa và các bạn, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn. Cho phép em gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Minh Hiếu, các thầy cô trong khoa công nghệ ô tô cũng như các bạn sinh viên đã giúp đỡ e để em hoàn thành đề tài của mình.
Tài liệu tham khảo
[1] Lê Văn Anh (chủ biên), Nguyễn Huy Chiến, Phạm Việt Thành, Hoàng Quang Tuấn 2019 Giáo trình kết cấu ô tô. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.
[2] Lê Văn Anh (chủ biên), Nguyễn Huy Chiến, Phạm Việt Thành, Giáo trình kĩ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ô tô. Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội [3] Phạm Việt Thành, Lê Văn Anh, Lê Hồng Quân, Trần Phúc Hòa, Đoàn Công Thành, Giáo trình thực hành cơ bản gầm ô tô. Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội
[4] Nguyễn Tiến Hán (chủ biên), Thân Quốc Việt,2017 Giáo trình thực hành kĩ thuật viên gầm ô tô. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội [5] Lưu Văn Tuấn, Kết cấu ô tô Đại Học Bách Khoa, Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội
[6] PGS.TS Nguyễn Khắc Trai, PGS.TS Nguyễn Trọng Hoan, T.S Hồ Hữu Hải, T.S Phạm Huy Hường, Th.S-Nguyễn Văn Chưởng, Th.S-Trịnh Minh Hoàng, Kết cấu động cơ và ô tô. Nhà xuất bản Bách Khoa Nà Nội
[7] PGS.TS Nguyễn Khắc Trai, Giáo trình kĩ thuật chuẩn đoán ô tô. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
[8] Đức Huy, 2013 Kĩ thuật sửa chữa cơ bản và nâng cao. Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội
[9] TS. Hoàng Đình Long, 2007 Giáo trình Kĩ thuật sửa chữa ô tô, Nhà xuất bản giáo dục.
[10] Nguyễn Mạnh Hùng, Trương Mạnh Hùng, 2020 Cấu tạo ô tô, Đại học giao thông vận tải
[11] Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành, Chuẩn đoán trạng thái kĩ thuật ô tô.
[12] Thethao24/7,2016 Toyota Vios 2015: Bảng giá & thông số kĩ thuật xe Vios (https://thethao247.vn/100-toyota-vios-2015-d122485.html)
[13] Robert P. Tata, P.E, 2012 Automotive suspension systems - CED Engineering, Continuing Education and Development, Inc. 9 Greyridge Farm Court
[15] Safi M, 2021 Types of Suspension System (Types of Suspension System (Explained in Detail) with PDF (theengineerspost.com))
[16] http://www.atahcpss.weebly.com/uploads/2/6/4/0/26408286/ch_29_ppt_- _suspension_systems.pdf