Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.5. Tiểu kết chƣơn g1
Trong chƣơng 1, luận văn đã trình bày đƣợc một số vấn đề về lý luận làm cơ sở cho đề tài. Về mục đích, ý nghĩa của việc vận dụng bài toán có nội dung thực tiễn trong dạy học, chƣơng khẳng định rõ vai trò: giải các bài toán có nội dung thực tiễn và áp dụng các tri thức toán học trong cuộc sống là một con đƣờng để nâng cao kĩ năng cuộc sống cho học sinh. Dạy học Toán không chỉ đơn thuần là dạy các tri thức Toán học thuần túy mà còn dạy cách vận dụng các tri thức này vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
Nội dung về các đại lƣợng tỷ lệ thuận, tỷ lệ nghịch có liên hệ khá nhiều với thực tiễn, thể hiện ở sự phong phú của các dạng bài toán. Trong SGK,
SBT chỉ có khoảng 20 bài. Song, qua nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi thấy xuất hiện nhiều hơn và cùng có các mức độ khác nhau: Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Sự phong phú này là cơ sở tốt cho việc chọn lọc hệ thống bài toán thực tiễn đƣa vào bài học và rèn luyện khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh.
Khảo sát thực tiễn 150 học sinh và 10 giáo viên trƣờng THCS thuộc tỉnh Phú Thọ cho thấy cả giáo viên và học sinh đều rất hứng thú với những bài toán thực tiễn. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên các thầy cô giáo cũng không dạy hết đƣợc những bài toán thực tiễn đã có.
Chƣơng 2
BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐẠI LƢỢNG
TỈ LỆ THUẬN VÀ TỈ LỆ NGHỊCH Ở LỚP 7 THEO HƢỚNG TĂNG CƢỜNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN