Thí nghiệm xác định điều kiện chiết thích hợp

Một phần của tài liệu Tiểu luận nhóm II rong sụn chống biến đen ở tôm (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.1 Thí nghiệm xác định điều kiện chiết thích hợp

a. Xác định thời gian chiết

Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các thời gian chiết khác nhau của rong sụn đến khả năng ức chế enzyme tyrosinase được thể hiện ở Hình 2.4.

Hình 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các thời gian chiết khác nhau của rong sụn đến khả năng ức chế enzyme tyrosinase

Để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiết, các điều kiện chiết khác được giữ cố định bao gồm: dung môi chiết (methanol), nhiệt độ chiết (60C) và tỷ lệ NL/DM (w/v) (1/20). Cụ thể, 10 g rong nguyên liệu khô được chiết trong 160ml methanol : 40ml nước, nhiệt độ 60⁰C và tỷ lệ NL/DM: 1/20 ở các khoảng thời gian 45, 60 và 75 phút. Sau khi chiết, hỗn hợp được lọc bằng giấy lọc Whatman No.1 để thu dịch chiết. Dịch chiết thu được đem đi cô quay chân không đến khi loại hết dung môi chiết (35-

Đánh giá hoạt tính ức chế enzyme tyrosinase ở nồng độ 3500μg/ml

40⁰C). Dịch chiết sau khi cô quay được đánh giá khả năng ức chế enzyme tyrosinase ở nồng độ 3500μg/ml (nồng độ 3500μg/ml cho khả năng ức chế enzyme tyrosinase cao nhất trong rong sụn với phần trăm ức chế là 45,80%). Thời gian chiết cho hoạt tính ức chế enzyme tyrosinase cao nhất sẽ được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.

b. Xác định nhiệt độ chiết

Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các nhiệt độ chiết khác nhau của rong sụn Kappaphycus aleverizii đến khả năng ức chế enzyme tyrosinase được thể hiện ở Hình 2.5.

Hình 2.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các nhiệt độ chiết khác nhau của rong sụn Kappaphycus aleverizii đến khả năng ức chế enzyme tyrosinase.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ chiết, các điều kiện chiết khác được giữ cố định bao gồm: dung môi chiết (80% methanol:20% nước) và thời gian chiết (được lựa chọn từ thí nghiệm Hình 2.4), tỷ lệ NL/DM (w/v) (1/20). Cụ thể, 10 g rong nguyên liệu khô được chiết trong 160ml methanol : 40ml nước, thời gian 60 phút và tỷ lệ NL/DM: 1/20 ở các nhiệt độ khác nhau là 50, 60, 70⁰C. Sau quá trình chiết, hỗn hợp được lọc bằng giấy lọc Whatman No.1 để thu dịch chiết. Dịch chiết được cô quay chân không đến khi loại hết dung môi chiết và đánh giá hoạt tính ức chế enzyme tyrosinase.

70⁰C

60⁰C

50⁰C

Chiết

Đánh giá hoạt tính ức chế eyme tyrosinase ở nồng độ 3500μg/ml Dung môi:

Methanol Tỷ lệ

NL/DM:1/20 Thời gian chiết được chọn từ thí nghiệm Hình 2.4

Tách phân đoạn Dung môi: Methanol

Thời gian chiết: được xác định ở thí nghiệm Hình 2.4

Nhiệt độ chiết: được xác định ở thí nghiệm Hình 2.5

Tỷ lệ NL/DM: 1/20

Mẫu rong sụn

Đánh giá hoạt tính ức chế enzyme tyrosinase

Nước Buthanol

Ethyl acetate n- Hexan

Một phần của tài liệu Tiểu luận nhóm II rong sụn chống biến đen ở tôm (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w