Kết quả mức độ biến đen của tôm được thể hiện ở Bảng 3.4
Bảng 3.4: Bảng điểm đánh giá cảm quan mức độ biến đen của tôm khi sử dụng dịch chiết rong sụn ở nồng độ 20mg/mL và 30mg/mL sau 6 ngày bảo quản.
Ngày 0 Ngày 6
Mẫu đối chứng (Nước đá) 10,00 ± 0,0ᵃ 2,80 ± 1,1ᵃ Dịch chiết (20 mg/mL) 10,00 ± 0,0ᵃ 5,20 ± 1,1ᵇ Dịch chiết (30 mg/mL) 10,00 ± 0,0ᵃ 5,60 ± 0,9ᵇ
Từ kết quả Bảng 3.4 cho thấy qua 6 ngày bảo quản thì các đốm đen xuất hiện trên tất cả các mẫu bảo quản. Các mẫu đã qua xử lý với dịch chiết rong có điểm cảm quan cao hơn so với mẫu đối chứng. Cụ thể, theo thời gian tốc độ biến đen của mẫu đối chứng là nhanh nhất. Mẫu đối chứng sau 6 ngày bảo quản thì điểm cảm quan giảm từ 10,00 xuống 2,80 ± 1,1. Mẫu được xử lý với nồng độ dịch chiết 20 mg/mL sau 6 ngày bảo quản thì điểm cảm quan giảm từ 10,00 xuống 5,20 ± 1,1. Mẫu được xử lý với nồng độ dịch chiết 30 mg/mL sau 6 ngày bảo quản thì điểm cảm quan giảm từ 10,00 xuống 5,60 ± 0,9.
Từ kết quả của phương pháp cảm quan đánh giá mức độ biến đen cho thấy: khi xử lý qua dịch chiết rong sẽ làm chậm sự biến đen ở tôm thẻ chân trắng so với mẫu không được xử lý qua rong. Không có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) khi xử lý tôm ở các nồng độ dịch chiết rong sụn khác nhau.
Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan (trạng thái, mùi) được thể hiện ở Bảng 3.5.
Bảng 3.5: Bảng điểm đánh giá chất lượng cảm quan của tôm khi sử dụng dịch chiết rong sụn ở nồng độ 20 mg/mL và 30 mg/mL sau 6 ngày bảo quản.
Ngày 0 Ngày 6
Mẫu đối chứng (Nước đá) 10,00 ± 0,0ᵃ 3,60 ± 0,6ᵃ Dịch chiết (20 mg/mL) 9.67 ± 0,5ᵃ 5,00 ± 0,7ᵇ Dịch chiết (30 mg/mL) 10,00 ± 0,6ᵃ 5,60 ± 0,6ᵇ Từ kết quả trên Bảng 3.5 cho thấy, chất lượng cảm quan của tôm nguyên liệu giảm theo thời gian bảo quản, tốc độ biến đổi cảm quan về chất lượng ở mẫu đối chứng là nhanh nhất và ở mẫu xử lý với dung dịch rong là chậm nhất. Ở mẫu đối chứng, điểm cảm quan chất lượng đạt 10,00 vào ngày đầu, ở ngày bảo quản thứ 6 mẫu tôm biến đen với điểm cảm quan bằng 3,60 ± 0,6 và không còn sử dụng được để làm thực phẩm cho con người. Mẫu tôm ngâm với nồng độ dịch chiết 20 mg/mL, có điểm cảm quan chất lượng bằng 9,67 ± 0,5 ở ngày đầu và có điểm cảm quan chất lượng bằng 5,00 ± 0,7 ở ngày thứ 6 và bị biến đen và không còn được sử dụng để làm thực
phẩm. Mẫu tôm ngâm với nồng độ dịch chiết 30 mg/mL, có điểm cảm quan chất lượng bằng 10,00 ± 0,6 ở ngày đầu và bị biến đen và có điểm cảm quan chất lượng bằng 5,60 ± 0,6 ở ngày thứ 6 và không còn sử dụng được. Chất lượng cảm quan tôm giảm qua các ngày bảo quản và mẫu có dịch chiết rong có điểm chất lượng cảm quan cao hơn so với mẫu đối chứng. Trong đó mẫu dịch chiết có nồng độ 20 mg/mL, 30 mg/mL không có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) về điểm cảm quan chất lượng qua 6 ngày bảo quản. Từ đó cho thấy mẫu được xử lý qua dịch chiết rong sụn sẽ bảo quản được lâu hơn so với mẫu đối chứng.
Mức độ biến đen chậm hơn có thể được giải thích do những thay đổi hóa sinh và vi khuẩn được hạn chế và giảm tải trong tôm trong quá trình bảo quản (Besbes và cộng sự, 2017). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Nirmal và cộng sự (2009), nghiên cứu sự hình thành biến đen và biến đổi chất lượng của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương khi xử lý với dịch chiết catechin (0,05 hoặc 0,1%) . Kết quả cho thấy dịch chiết catechin ức chế hoạt động polyphenoloxydase của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương phụ thuộc vào liều [63]. Gokoglu và cộng sự (2008), nghiên cứu tác dụng ức chế của chiết xuất hạt nho đối với sự hình thành biến đen ở tôm (Parapenaeus longirostris). Kết quả cho thấy chiết xuất dịch nho có khả năng ức chế sự hình thành biến đen ở tôm. Với nồng độ 15g/l dịch chiết nho cho khả năng ức chế sự hình thành biến đen ở tôm tốt nhất [42].
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Kết quả nghiên cứu về điều kiện thu nhận dịch chiết có khả năng ức enzyme tyrosinase từ rong sụn, xác định phân đoạn có hoạt tính ức chế cao nhất và thử nghiệm sử dụng dịch chiết này trong bảo quản lạnh tôm thẻ chân trắng đã chỉ ra:
- Điều kiện chiết thích hợp là:
Thời gian chiết 60 phút
Nhiệt độ chiết là 60⁰C
- Phân đoạn có hoạt tính ức chế cao nhất là ethyl acetate.
- Sử dụng dịch chiết rong cho hiệu quả tốt hơn mẫu chỉ sử dụng nước đá (mẫu đối chứng).
- Không có sự khác biệt về việc sử dụng nồng độ rong ở nồng độ 20 mg/ml và 30mg/ml.
- Trong bảo quản tôm, không theo dõi được thời gian liên tục từ ngày đầu cho đến ngày thứ 6.
- Chưa chiết tách và làm rõ thành phần của chất có hoạt tính sinh học cụ thể trong việc ức chế enzyme tyrosinase.
- Chưa làm rõ có hay không sự ảnh hưởng của các chất có hoạt tính sinh học đến cơ thể người.
Kiến nghị
Cần có những nghiên cứu tiếp theo về:
- Đánh giá ảnh hưởng của môi trường sống, thời gian thu hái, phương pháp làm khô nguyên liệu đến khả năng ức chế enzyme tyrosinase của rong sụn.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của dung môi và tỷ lệ nguyên liệu để xác định điều kiện chiết tối ưu nhất.
- Chạy sắc ký lỏng cao áp cho thấy các chất ức chế enzyme tyrosinase từ rong sụn.
- Thực hiện thêm các phương pháp phân tích chỉ tiêu hóa lý, chỉ tiêu vi sinh của tôm thẻ chân trắng trong thời gian bảo quản để có thể đánh giá tổng thể ảnh hưởng của quá trình xử lý tôm với dịch chiết đối với chất lượng bảo quản tôm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước
1. Huỳnh nguyễn Duy Bảo, Huỳnh Lê Tâm, Else Marie Andersen (2002), Hướng dẫn xử lý và bảo quản tôm sú nguyên liệu, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
2. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm khuyến nông quốc gia (2013), Ninh Thuận: Tổng kết mô hình trồng rong sụn Kappaphycus alvarezii Doty trong lồng lưới trên biển và phơi rong trên giàn cải tiến.
3. Bộ Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn (2018), Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Tổng cục Thủy sản.
4. Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản, Tập 1: Nguyên liệu chế biến thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thị Cơ (2018), Trồng rong sụn cải thiện sinh kế và môi trường, Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Bùi Huy Chích (2009), Bước đầu nghiên cứu thủy phân Carrageenan từ rong sụn (Kappaphycus alvarezii) bằng enzyme amylase và ứng dụng vào sản xuất trà uống hòa tan, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
7. Bùi Huy Chích (2010), Nghiên cứu sản xuất oligocarrageenan từ rong sụn Kappaphycus alvarezii Doty (Doty) bằng phương pháp enzyme và ứng dụng trong chế biến và bảo quản surimi, Trường Đại học Nha Trang.
8. Bùi Huy Chích, Đỗ Văn Ninh, Vũ Ngọc Bội (2014), Khảo sát tính chất của enzyme Termamyl 120L trên cơ chất carrageenan từ rong sụn Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty, Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản, Số 3/2014.
9. Đặng Xuân Chỉnh (2018) Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm rong sụn của người tiêu dùng tại tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ, Đại học nha Trang.
10. Nguyễn Nguyên Chiến (2006), Khảo sát tình hình nuôi rong sụn Kappaphycus alvarezii tại Khánh Hòa và tiến hành nuôi thực nghiệm ở các điều kiện khác nhau, Bộ môn công nghệ Sinh học, Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Thị Dung (2011), Nghiên cứu ngăn chặn biến đen ở tôm thẻ chân trắng bằng dịch chiết nấm rơm, Khoa chế biến, trường Đại học Nha Trang.
12. Nguyễn Việt Dũng (1998), Nghiên cứu sự biến đổi của tôm sau khi chết và phương pháp bảo quản tôm nguyên liệu, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Đại học Nha Trang. 13. Đỗ Anh Duy và Đỗ Văn Khương (2012), Hiện trạng về đa dạng thành phần loài rong biển ở các đảo đã khảo sát thuộc vùng biển Việt Nam, Viện nghiên cứu Hải sản- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
14. Hồ Xuân Duy và Hồ Bá Vương (2013), Hoạt tính chống oxy hóa và ức chế enzyme polyphenoloxydase của một số loại thực vật ăn được ở Việt Nam, Đại học Nha Trang.
15. Đống Thị Anh Đào (2010), Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế biến thực phẩm từ rong sụn Kappaphycus alvarezii và sản phẩm nước uống từ rong Porphyra, Đại học Bách Khoa-Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Huỳnh Văn Đức (2015), Rong biển và vai trò của rong biển, Chia sẻ đam mê Sinh học và Thủy sản.
17. Phạm Thế Hải và cộng sự (2016), Sàng lọc hợp chất có tác dụng ức chế enzyme tyrosinase bằng phương pháp in silico in vitro, Đại học dược Hà Nội.
18. Trịnh Thị Thu Hằng và Nguyễn Thị Xuân Sân, Đỗ Thị Thu Huyền, Đặng Thị Thu (2010), Nghiên cứu tạo điện cực tyrosinase từ Aspergiluss oryzae TP01 và ứng dụng.
19. Trần Thị Hân, Lê Tuấn Anh (2013), Nghiên cứu di thực rong sụn- Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty từ Ninh Thuận về trồng tại vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Trị bước đầu trồng thử nghiệm trong hồ nuôi tôm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, S.13 (2013).
20. Phạm Thị Mỹ Hiền, Nguyễn Thế Hân (2014), Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của dịch chiết rong mơ Sargassum Mcclurei In Vitro và ứng dụng để hạn chế sự oxy hóa Lipit trên thịt cá thu, Đại học Nha Trang.
21. Đào Trọng Hiếu (2007), Rong sụn và các ứng dụng của rong sụn, Viện nghiên cứu Hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
22. Hồng Mộng Huyền (2018), Hoạt tính kháng khuẩn của một số cao chiết thảo dược kháng vi khuẩn gây bệnh ở tôm nuôi, Tạp chí trường Đại học Cần Thơ.
23. Trần Phạm Tuệ Hưng và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Quách Ngô Diễm Phương (2014), Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase của cao
ethanol chiết xuất từ cây Huỳnh Anh (Allamanda neriifolia), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hồ Chí Minh.
24. Nguyễn Khoa Hạ Mai và cộng sự (2018), Hoạt tính ức chế enzyme tyrosinase của một số cây thuốc Việt Nam và các hợp chất được phân lập từ cây mít dai, Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên.
25. Huỳnh Thị Xuân Quỳnh (2018), Nghiên cứu sử dụng phân đoạn dịch chiết giàu polyphenol từ hạt keo đậu (leucaena leucocephala) để hạn chế sự biến đen của tôm thẻ chân trắng trong quá trình bảo quản lạnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Nha Trang.
26. Sở Khoa học và Công nghệ, Nghiên cứu khoa học (2017), Loài rong được di trồng từ Phillippines, sang Nhật Bản đến Việt Nam , hành trình nghiên cứu rong sụn của các nhà khoa học Việt.
27. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Khuyến nông (2009), Cẩm nang nuôi tôm chân trắng (Penaeus vanamei).
28. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2019), Số 1 Đông nam Á, Top 4 thế giới: Thế mạnh 10 tỷ USD của Việt Nam.
29. Lương Văn Tiến, Vũ Hoàng Phương, Hoàng Văn Thắng (2013), Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần hóa học của dầu hạt lai (Aleurites moluccana), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
30. Bùi Thanh Tùng, Vũ Đức Lợi, Lê Thị Thu Hường, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Thanh Hải (2016), Nghiên cứu tác dụng ức chế enzyme tyrosinase của các phân đoạn tách chiết từ ý dĩ, Tạp chí dược học, T.56, S.1.
31. Đặng Kim Thu, Vũ Thị Hoa, Chu Ngọc Khánh, Bùi Thanh Tùng (2017), Đánh giá tác dụng ức chế eyme xathine oxidase in vitro của cây nở ngày đất (Gomphrena celosiodes Mart.), Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 14-19.
Tài liệu nước ngoài
32. Besbes, N., Joffraud, J. J., Khemis, I. B., & Sadok, S. (2017). Bio-Preservation of Refrigerated Peeled Shrimp (Parapenaeus Longirostris) Using Cactus Fruit Peels Polyphenolic Extract. Journal of Biotechnology and Biochemistry, 3(3), 36-47.
33. Boonsiripiphat, K., & Theerakulkait, C. (2009). Extraction of rice bran extract and some factors affecting its inhibition of polyphenol oxidase activity and browning in potato. Preparative biochemistry & biotechnology, 39(2), 147-158.
34. Butsat, S., & Siriamornpun, S. (2016). Effect of solvent types and extraction times on phenolic and flavonoid contents and antioxidant activity in leaf extracts of Amomum chinense C. International Food Research Journal, 23(1), 180.
35. Castelar, B., de Siqueira, M. F., Sánchez-Tapia, A., & Reis, R. P. (2015). Risk analysis using species distribution modeling to support public policies for the alien alga Kappaphycus alvarezii aquaculture in Brazil. Aquaculture, 446, 217-226.
36. Chang, T. S., Ding, H. Y., Tai, S. S. K., & Wu, C. Y. (2007). Mushroom tyrosinase inhibitory effects of isoflavones isolated from soygerm koji fermented with Aspergillus oryzae BCRC 32288. Food chemistry, 105(4), 1430-1438.
37. Cuong, D,X.,Boi, V,N., T.T.T., (2016). Effect of storage time on phlorotannin content and antioxidant activity of six Sargassum species from Nhatrang Bay, Vietnam. Journal of Applied Phycology, 28, 567-572.
38. Dang, D. H., Hoang, T. M. H., (2004). Nutritional analysis of Vietnamese seaweeds for food and medicine. Biofactors, 22, 323-325.
39. Dried Raw Seaweed-Specification - Philippine national standard (PNS/BAFPS 85:2012, ICS 67.120.30).
40. Gangwal, A. (2013). Extraction, Estimation and Thin Layer Chromatography of Tannins: A Review. International Journal of Pharmaceutical and Chemical Sciences,
2(3), 1585-1588.
41. Garcia-Jimenez, A., García-Molina, F., Teruel-Puche, J. A., Saura-Sanmartin, A., Garcia-Ruiz, P. A., Ortiz-Lopez, A., ... & Munoz-Munoz, J. (2018). Catalysis and inhibition of tyrosinase in the presence of cinnamic acid and some of its derivatives. International journal of biological macromolecules, 119, 548-554.
42. Gokoglu, N., & Yerlikaya, P. (2008). Inhibition effects of grape seed extracts on melanosis formation in shrimp (Parapenaeus longirostris). International journal of food science & technology, 43(6), 1004-1008.
43. Hamidian, H., Tagizadeh, R., Fozooni, S., Abbasalipour, V., Taheri, A., & Namjou, M. (2013). Synthesis of novel azo compounds containing 5 (4H)-oxazolone
ring as potent tyrosinase inhibitors. Bioorganic & medicinal chemistry, 21(7), 2088- 2092.
44. https://en.wikipedia.org/wiki/Tyrosinase
45. Jeong, M. H., Yang, K. M., Kim, J. K., Nam, B. H., Kim, G. Y., Lee, S. W., ... & Jo, W. S. (2013). Inhibitory effects of Asterina pectinifera extracts on melanin biosynthesis through tyrosinase activity. International journal of molecular medicine, 31(1), 205-212.
46. Ji, K., Cho, Y. S., & Kim, Y. T. (2018). Tyrosinase inhibitory and anti- oxidative effects of lactic acid bacteria isolated from dairy cow feces. Probiotics and antimicrobial proteins, 10(1), 43-55.
47. Kang, H. S., Kim, H. R., Byun, D. S., Son, B. W., Nam, T. J., & Choi, J. S. (2004). Tyrosinase inhibitors isolated from the edible brown algaEcklonia stolonifera.
Archives of pharmacal research, 27(12), 1226.
48. Khambhaty, Y., Mody, K., Gandhi, M. R., Thampy, S., Maiti, P., Brahmbhatt, H., ... & Ghosh, P. K. (2012). Kappaphycus alvarezii as a source of bioethanol. Bioresource technology, 103(1), 180-185.
49. Komatsu, Y., Suematsu, S., Hisanobu, Y., Saigo, H., Matsuda, R., & Hara, K. (1993). Effects of pH and temperature on reaction kinetics of catechins in green tea infusion. Bioscience, biotechnology, and biochemistry, 57(6), 907 – 910.
50. Kumar, K. S., Ganesan, K., Selvaraj, K., & Rao, P. S. (2014). Studies on the functional properties of protein concentrate of Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty–An edible seaweed. Food chemistry, 153, 353-360.
51. le Roes-Hill, M., Prins, A., & Meyers, P. R. (2018). Streptomyces swartbergensis sp. nov., a novel tyrosinase and antibiotic producing actinobacterium. Antonie van Leeuwenhoek, 111(4), 589-600.
52. Lee, D. W., & Lee, S. C. (2012). Effect of heat treatment condition on the antioxidant and several physiological activities of non-astringent persimmon fruit juice. Food Science and Biotechnology, 21(3), 815-822.
53. Lee, S. B., Kim, S. K., Hong, Y. K., & Jeong, G. T. (2016). Optimization of the production of platform chemicals and sugars from the red macroalga, Kappaphycus alvarezii. Algal Research, 13, 303-310.
54. Liu, P., Shu, C., Liu, L., Huang, Q., & Peng, Y. (2016). Design and synthesis of