Mẫu rong sụn (100g) được chiết kiệt với dung môi 1600ml methanol : 400ml nước, nhiệt độ chiết 60⁰C, thời gian chiết 60 phút. Dịch chiết được lọc loại bã, rồi mang đi cô quay thu hồi dung môi, sau cô quay dịch chiết thu được có dạng sệt. Dịch chiết này được hòa tan trở lại với 200ml nước cất, sau đó chiết lần lượt với các dung môi với độ phân cực tăng dần lần lượt là n- hexane, ethyl acetate, butanol và nước để tìm ra phân đoạn cho hoạt tính ức chế enzyme cao nhất. Cụ thể được trình bày ở Hình 2.6 như sau: Dịch chiết sau cô đặc được hòa tan trong 200 ml nước cất rồi đưa vào phễu chiết. Tiếp tục cho 200ml n- hexan vào và tiến hành lắc mạnh bình chiết trong 1 phút và để phễu đứng yên trong 30 phút. Hỗn hợp tách thành hai lớp. Tiếp theo thu phân đoạn n-hexan. Quá trình này lặp lại 2 lần đến khi hỗn hợp không còn màu xanh.
Bảo quản bằng nước đá (≤ 4⁰C) Mẫu 3 Dịch chiết rong sụn: (30 mg/mL) Mẫu 2 Dịch chiết rong sụn: (20 mg/mL)
Mẫu 1 Nước đá (Mẫu đối
chứng )
Ngày 6 Ngày 0
Đánh giá chất cảm quan, sự biến đổi chất lượng
Quá trình tách phân đoạn ethyl acetate, buthanol, nước lặp lại tương tự. Dịch chiết đem đi cô quay và thu được 4 phân đoạn dịch chiết n-hexan, ethyl acetate, buthanol, nước.
2.2.1.3 Nghiên cứu bảo quản tôm sau thu hoạch
Mục đích: Thí nghiệm này nhằm đánh giá khả năng chống biến đen tôm của
dịch chiết rong sụn. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày trên Hình 2.7.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm