Đặc điểm u Triệu chứng TK V sau mổ p
Không n(%) Tăng n(%) Giảm n(%) Triệu chứng TK V trước mổ Có 1(12,5) 4(50) 3(37,5) 0,001 Không 29(90,6) 3(9,4) 0 Vị trí Nhóm 1 13(59,1) 6(27,3) 3(13,6) 0,03 Nhóm 2 17(94,4) 1(5,6) 0 Kích thước d ≤ 3cm 6(66,7) 0 3(33,3) 0,002 d> 3 cm 24(77,4) 7(22,6) 0 Xâm lấn hố Meckel Có 4(40) 4(40) 2(20) 0,01 Không 26(86,7) 3(10) 1(3,3) Nhận xét:
Trong nhóm bệnh nhân có tê mặt trước mổ, tỉ lệ hết tê mặt sau mổ là 1/8 (12,5%), giảm tê mặt là 3/8 (37,5%) và tăng cảm giác tê mặt sau mổ là 4/5 (50%), khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Như vậy tê mặt trước mổ là yếu tố nguy cơ của tăng cảm giác tê mặt sau mổ.
Xét liên quan giữa vị trí u và tê mặt sau mổ. Tỉ lệ bệnh nhân tăng thêm triệu chứng tê mặt sau mổ ở nhóm 1 (trước và trên OTT) là 6/22 (27,3%) so với 1/18 (5,6%) ở nhóm 2 (sau dưới OTT), tỉ lệ bệnh nhân giảm triệu chứng là 3/22 (13,6%) so với 0% ở nhóm 2, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Như vậy u ở vị trí trước và trên OTT là yếu tố nguy cơ của tê mặt sau mổ.
Xét liên quan giữa kích thước u và tê mặt sau mổ. Tỉ lệ bệnh nhân xuất hiện tê mặt sau mổ trong nhóm u dưới 3 cm là 0% so với 7/32 (22,6%) trong nhóm trên 3 cm, tỉ lệ giảm tê mặt ở nhóm u dưới 3 cm là 3/9 (33,2%) so với 0% trong nhóm u trên 3 cm, khác biệt ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Như vậy kích thước u trên 3 cm là yếu tố tiên lượng của tê mặt sau mổ.
Xét liên hệ giữa xâm lấn hố Meckel và tê mặt sau mổ. Tỉ lệ bệnh nhân xuất hiện tê mặt sau mổ ở nhóm u có xâm lấn hố Meckel là 4/10 (40%) cao hơn 3/30 (10%) trong nhóm không xâm lấn hố Meckel, bên cạnh đó tỉ lệ bệnh nhân giảm triệu chứng tê mặt trong nhóm có xâm lấn hố Meckel là 2/10 (20%) so với 1/30 (3,3%) trong nhóm không xâm lấn hố Meckel. Khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Như vậy u xâm lấn hố Meckel là yếu tố nguy cơ của tê mặt sau mổ.
Liệt TK VII sau mổ
Bảng 3.15: Phân tích liệt VII sau mổ theo tình trạng liệt VII trước mổ, xâm lấn OTT và kích thước u.
Đặc điểm u Liệt VII p
Không n(%) Độ 4, 5 n(%) Độ 2, 3 n(%)
Liệt VII trước mổ Có 0 2(40) 3(66) 0,02
Không 20(80) 2(5,7) 13(37,1) Xâm lấn OTT Có 7(30,4) 4(17,4) 12(52,2) 0,01 Không 13(56,5) 0 4(23,5) ≤ 3 cm Nhóm 1 4(80) 0 1(20) 0,8 Nhóm 2 3(75) 0 1(25) > 3cm Nhóm 1 2(11,8) 4(23,5) 11(64,7) 0,01 Nhóm 2 11(78,6) 0 3(21,4)
Nhận xét:
Liệt VII độ 4, 5 sau mổ trong nhóm có liệt VII trước mổ chiếm 2/5 (40%) so với 2/35 (5,7%) trong nhóm bệnh nhân không liệt VII trước mổ, bên cạnh đó, tỉ lệ bệnh nhân liệt VII nhẹ (độ II, III) trong nhóm có liệt VII trước mổ là 3/5 (60%) cao hơn 13/35 (37,1%) trong nhóm không liệt VII trước mổ, khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Như vậy, liệt VII trước mổ là yếu tố tiên lượng của liệt VII sau mổ.
Tỉ lệ liệt VII sau mổ trong nhóm u có xâm lấn OTT cao hơn nhóm không xâm lấn OTT, trong đó, liệt nặng độ IV, V lần lượt là 4/23 (17,4%) và 0%, liệt nhẹ độ II, III là 12/23 (52,2%) so với 4/17 (23,5%), khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Như vậy u xấm lấn OTT là yếu tố nguy cơ liệt VII sau mổ.
Xét liên quan giữa kích thước u và vị trí với liệt VII sau mổ. Trong nhóm u dưới 3 cm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa vị trí và liệt VII sau mổ, p > 0,05. Trong nhóm u trên 3 cm, tỉ lệ liệt VII nặng sau mổ ở vị trí nhóm 1 là 4/17 (23,5%) so với 0% ở nhóm 2, tỉ lệ liệt VII nhẹ sau mổ ở nhóm trước và trên OTT là 11/17 (64,7%) so với 3/14 (21,4%) ở nhóm sau và dưới OTT, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Như vậy u kích thước trên 3 cm ở vị trí trước và trên OTT là yếu tố nguy cơ của liệt VII sau mổ.
Chức năng TK VIII sau mổ
Thính lực sau mổ
Bảng 3.16: Phân tích thính lực sau mổ theo tình trạng giảm thính lực trước mổ, xâm lấn OTT và kích thước u.
Đặc điểm u Thính lực sau mổ OR KTC95% p Không đổi n(%) Nặng hơn n(%) Giảm thính lực trước mổ Có 17(100) 0 0,04 Không 18(78,3) 5(21,7) Xâm lấn OTT Có 19(82,6) 4(17,4) 3,4 0,3-33,3 0,27 Không 16(94,1) 1(5,9) ≤ 3cm Nhóm 1 5(100) 0 Nhóm 2 4(100) 0 > 3 cm Nhóm 1 14(100) 0 1,4 1,1-1,9 0,03 Nhóm 2 12(70,6) 5(29,4) Nhận xét:
Sau phẫu thuật không có 5 bệnh nhân giảm thính lực < 50 db so với trước mổ. Tỉ lệ giảm thính lực < 50 db so với trước phẫu thuật trong nhóm có xâm lấn OTT là 4/23 (17,4%) và 1/17 (5,9%) trong nhóm không xâm lấn OTT, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩ thống kê, p > 0,05.
Phân tích tình trạng giảm thính lực sau mổ theo kích thước và vị trí u, trong nhóm u nhỏ dưới 3 cm, không có trường hợp giảm thính lực tăng nặng so với trước mổ, p > 0,05. Trong nhóm u lớn 3 cm, ở vị trí trước và trên OTT, tỉ lệ giảm thính lực nặng hơn so với trước mổ là 5/17 (29,4%) so với 0% ở nhóm sau và dưới OTT, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Như vậy, u
lớn trên 3 cm và nằm ở vị trí trước và trên OTT có nguy cơ giảm thính lực tăng nặng so với trước mổ.
Ù tai sau mổ
Bảng 3.17: Phân tích triệu chứng ù tai sau mổ so ù tai trước mổ, xâm lấn OTT, vị trí và kích thước u.
Đặc điểm u Ù tai sau mổ p
Không n(%) Mới n(%) Giảm n(%) Ù tai trước mổ Có 10(58,8) 5(29,4) 2(11,8) 0,08 Không 20(87) 3(13) 0 Xâm lấn OTT Có 16(69,6) 7(30,4) 0 0,05 Không 14(82,4) 1(5,9) 2(11,8) Vị trí u Nhóm 1 15(68,2) 7(31,8) 0 0,05 Nhóm 2 15(83,3) 1(5,6) 2(11,1) Kích thước u ≤ 3cm 8(88,9) 0 1(11,1) 0,18 > 3 cm 22(71) 8(25,8) 1(3,2) Nhận xét:
Tỉ lệ bệnh nhân xuất hiện ù tai mới sau mổ ở nhóm bệnh nhân có ù tai trước mổ là 5/17 (29,4) nhiều hơn nhóm bệnh nhân không có ù tai sau mổ là 3/23 (13%), tỉ lệ bệnh nhân không ù tai sau mổ trong hai nhóm lần lượt là 10/17 (58,8%) và 20/23 (87%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05. Có 1/17(5,9%) trường hợp u không xâm lấn OTT xuất hiện ù tai sau mổ so với 7/23(30,4) trường hợp u xâm lấn OTT có ù tai sau mổ. Bên cạnh đó có 2/17(11,8%) trường họp triệu chứng ù tai cải thiện trong nhóm u không xâm lấn OTT và không có trường hợp nào triệu chứng ù tai cải thiện trong nhóm u có xâm lấn OTT, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.
U ở vị trí trước và trên OTT có tỉ lệ ù tai sau mổ là 7/22 (31,8%) cao hơn nhóm sau và dưới OTT là 1/18 (5,6%), bên cạnh đó có 2/18 bệnh nhân (11,1%) giảm tê mặt sau mổ ở nhóm sau và dưới OTT, so với không có bệnh nhân giảm ù tai trong nhóm trước và trên OTT, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.
Chức năng TK IX, X sau mổ
Bảng 3.18: Liệt IX, X sau mổ và xâm lấn lỗ cảnh và kích thước u.
Đặc điểm u Liệt IX, X OR KTC95% p
Không đổi n(%) Nặng hơn n(%) Xâm lấn lỗ cảnh Có 10(62,5) 6(37,5) 6,6 1,1-38,6 0,04 Không 22(91,7) 2(8,3) ≤ 3cm Nhóm 1 5(100) 0 0,4 0,2-0,9 0,23 Nhóm 2 3(75) 1(25) > 3 cm Nhóm 1 13(76,5) 4(23,5) 1,1 0,4-2,7 0,88 Nhóm 2 11(78,6) 3(21,4) Nhận xét:
Có 2/24 (8,3%) trường hợp u không xâm lấn lỗ cảnh và 6/16 (37,5%) trường hợp u có xâm lấn lỗ cảnh có tổn thương IX, X nặng hơn sau mổ, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05, OR 6,6 CI 95% 1,1-38,6. Như vậy bệnh nhân có u xâm lấn lỗ cảnh có nguy cơ của tổn thương IX, X sau mổ cao gấp 6,6 lần bệnh nhân không có u xâm lấn lỗ cảnh.
Phân tích tình trạng liệt IX, X theo kích thước và vị trí u cho khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng liệt IX, X trong các nhóm u trên 3cm và dưới 3 cm cũng như vị trí u nằm trước và trên OTT so với vị trí u nằm sau và dưới OTT, p > 0,05.
Chương 4 BÀN LUẬN BÀN LUẬN
Khảo sát 40 bệnh nhân UMNMSXĐ được phẫu thuật lấy u vi phẫu qua đường mổ sau xoang xích-ma, thời gian theo dõi bình sau mổ là 14 ± 3 tháng, thấp nhất là 12 tháng, cao nhất là 36 tháng. Tất cả bệnh nhân đều được chụp lại MRI sau mổ 3 tháng và 12, không trường hợp nào mất theo dõi, chúng tôi có những bàn luận sau.
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 4.1.1 Đặc điểm dịch tễ học
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 50,1 tuổi, thấp nhất là 24 tuổi, cao nhất là 64 tuổi, 8 nam và 32 nữ, với tỉ lệ nam:nữ là 1:4. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Fj Qu [27], Ari J.Kane [14], Marc Baroncini [53], N. W. M. Thomas [94], Manochehr Shirvani [52], được trình bày tóm tắt trong bảng 4.1. Các nghiên cứu trước đây về u màng não đều cho kết quả nữ chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới, độ tuổi trung bình mắc u màng não trong khoảng từ 40 đến 60 tuổi, nữ chiếm tỉ lệ gấp đôi nam [44]. Giải thích về nguyên nhân khác biệt về giới, các tác giải cho rằng, nữ giới bị tác động bởi nội tiết tố nữ cũng như nội tiết thay thế trong giai đoạn mãn kinh [44]. Trong các báo cáo về UMNMSXĐ, sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh của nữ tăng lên gấp nhiều lần, lên đến 1:7 [27] và hiện tại chưa có nghiên cứu giải thích vì sao lại có sự khác biệt quá lớn về tỉ lệ nam nữ trong UMNMSXĐ.
Thời gian xuất hiện triệu chứng trung bình là 10 tháng, thấp nhất là 1 tháng ở bệnh nhân nhập viện vì triệu chứng đau TK V, và lâu nhất là 10 năm. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy thời gian nhập viện rất thay đổi, có thể từ vài tuần và có thể lên đến 10 năm như trong nghiên cứu của chúng tôi [16],
[27]. Điều này cho thấy tính chất phát triển chậm, xâm chiếm dần khoang dịch não tủy GCTN cho đến khi xâm chèn ép các cấu trúc TK và biểu hiện triệu chứng. Đau đầu trong UMNMSXĐ do u chèn ép gây dãn não thất trên lều dẫn đến tăng áp lực nội sọ. Nếu hướng phát triển u chèn trực tiếp thần kinh sọ sẽ gây triệu chứng trong thời gian ngắn, bệnh nhân nhập viện vì triệu chứng đau TK V có thời gian khởi phát rất ngắn, chỉ 1 tháng. Triệu chứng lâm sàng tại thời điểm nhập viện là chỉ điểm để phát hiện vị trí phát triển ban đầu của khối u, kích thước, tốc độ phát triển cũng như hướng lan. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 bệnh nhân khởi phát bằng chóng mặt, sau đó là triệu chứng đau TK V dữ dội, điều này chỉ ra nhiều khả năng đau TK V là thứ phát do u phát triển chèn vào các rễ TK V. Bên cạnh đó, có đến 5 trường hợp u to nhưng triệu chứng mơ hồ, do đó hình ảnh học cần được chỉ định hợp lý để phát hiện khối u não.