Chương 2 : Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.5 Cỡ mẫu nghiên cứu
Với thiết kế nghiên cứu mô tả dọc tiến cứu, chúng tôi lấy toàn bộ mẫu trong thời gian nghiên cứu.
2.6. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
2.6.1. Định nghĩa biến số nghiên cứu
Tuổi: tuổi được tính theo năm tròn. Được tính theo năm sinh thật sự (có
thể khác với ngày sinh trong giấy tờ). Trong quá trình xử lý số liệu, tuổi được phân thành 3 nhóm: dưới 40 tuổi, từ 40 đến 60 tuổi, trên 60 tuổi.
Thời gian khởi phát bệnh: là khoảng thời gian tính từ khi xuất hiện
triệu chứng đầu tiên cho đến khi bệnh nhân nhập viện được can thiệp phẫu thuật, đơn vị thời gian được tính bằng tháng. Trong quá trình xử lý số liệu được phân thành 2 nhóm: dưới 12 tháng và trên 12 tháng.
Triệu chứng cơ năng: là triệu chứng làm người bệnh khó chịu buộc họ
phải đi khám bệnh.
Triệu chứng thực thể: triệu chứng được ghi nhận bởi bác sĩ khám lâm
sàng.
Đặc điểm hình ảnh học trên CHT: các đặc điểm u trên hình CHT
được đánh giá bởi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:
• Vị trí u: mặt sau xương đá. Giới hạn mặt sau xương đá: Mặt sau xương đá giới hạn bởi: bờ trên là gờ đá, bờ trong tiếp giáp với xương chẩm, bờ ngoài tiếp xúc với xương đính [8].
• Tính chất khối u [52], [56], [57], [64]:
- Kích thước khối u: được định là đường kính lớn nhất u. Trong quá trình xử lý số liệu được phân thành hai nhóm là dưới 3 cm và trên 3 cm [69]. - Hình dạng: nhiều thùy hay hình nấm.
- Đuôi màng cứng.
- Xâm lấn OTT: có phần u bắt thuốc tương phản từ phát triển vào OTT. - Xâm lấn lỗ cảnh: có phần u bắt thuốc tương phản từ phát triển vào lỗ
cảnh.
- Chèn tiểu não: u chèn làm biến dạng tiểu não. - Chèn cầu não: u chèn làm biến dạng cầu não. - Chèn hành não: u chèn làm biến dạng hành não
- Phù thân não: tăng tín hiệu thân não trên CHT xung FLAIR. - Phù tiểu não: tăng tín hiệu tiểu não trên CHT xung FLAIR. - Dãn não thất: chỉ số EVAN > 0,5, dấu xuyên thành [37].
- Còn màng nhện giữa u và cấu trúc TK: còn lớp dịch não tủy giữa u và cấu trúc TK.
- Bao quanh động mạch lớn: có tín hiệu dòng chảy của các động mạch lớn trong u.
- U giàu mạch máu: nhiều tín hiệu dòng chảy trong u.
- U vôi hóa: giảm tín hiệu rải rác trong mô u trên CHT xung T2.
Đặc điểm khối u ghi nhận trong mổ: là các thông tin về đặc điểm khối
u được nghiên cứu viên ghi nhận trực tiếp trong cuộc mổ hay trong tường trình phẫu thuật, bao gồm:
• Vị trí u: dựa vào vị trí gốc bám u so với OTT, được phẫu thuật viên ghi nhận trực tiếp khi phẫu thuật thuật. Theo tác giả Bassiouni, vị trí gốc bám được phân thành 5 vị trí [16]:
- Trước OTT: gốc u trước OTT. - Sau OTT: gốc u sau OTT. - Trên OTT : gốc u sau OTT. - Dưới OTT: gốc u dưới OTT. - Trong OTT: gốc u trong OTT.
- Trong quá trình xử lý số liệu được phân thành 2 nhóm:
o Nhóm 1: u nằm sâu: trước và trên OTT
o Nhóm 2: u nằm nông: sau và dưới OTT
• Tính chất khối u [64]:
- Hình dạng: nhiều thùy hay hình nấm
- Xâm lấn OTT khi có thành phần u phát triển vào OTT.
- Xâm lấn lỗ cảnh: khi có thành phần u phát triển vào trong lỗ cảnh. - Chèn tiểu não: khi u đẩy lệch tiểu não.
- Chèn thân não: khi u đẩy lệch thân não.
- Phù não trong lúc mở màng cứng: tiểu não vượt qua khỏi lỗ mở màng cứng.
- Còn màng nhện giữa u và cấu trúc TK: còn lớp dịch não tủy giữa u và các cấu trúc TK.
- Tăng sinh xương: xương tại vị trí gốc u tăng sinh lồi lên mặt sau xương đá.
- Vôi hóa trong u: ghi nhận bởi các tổ chức vôi hóa trong u.
- Bao quanh động mạch lớn: u bao quanh các mạch máu lớn như động mạch đốt sống, PICA, SCA, mất ranh giới giữa u và mạch máu.
Mật độ khối u: theo tác giả Itamura, mật độ khối u được chia thành 3 độ: mềm, chắc và cứng [42]:
- U mềm: dễ dàng giảm khối u bằng hút.
- U chắc: phần lớn u có thể giảm khối bằng hút, mô xơ trong u có thể dễ dàng cắt bằng các dụng cụ phẫu thuật bén (kéo, decole bén…) hay CUSA.
- U cứng: khó giảm khối u bằng các dụng cụ phẫu thuật bén, kể cả CUSA.
Mức độ lấy u: theo tác giả Matthieu Peyre, mức độ lấy u được chia làm ba
mức độ [56]:
- Lấy trọn u: được định nghĩa là lấy toàn bộ khối u, tương ứng Simpson độ I và II.
- Lấy gần trọn u: được định nghĩa là lấy phần lớn u, chừa lại phần nhỏ u, đường kính u chừa lại dưới 1 cm trên CLVT có tiêm chất cản quang hay CHT có tiêm tương phản từ sau phẫu thuật, tương ứng Simpson III. - Lấy bán phần u hay sinh thiết u: đường kính khối u chừa lại trên 1 cm, trên CLVT có tiêm chất cản quang hay CHT có tiêm tương phản từ sau phẫu thuật, tương ứng Simpson IV, V.
Vị trí chừa lại u: theo tác giả Xiaosheng He, vị trí chừa u được ghi nhận như sau [98]:
- Trong OTT: phần u nằm trong OTT. - Trong lỗ cảnh: phần u trong lỗ cảnh.
- U dính thân não: phần u dính vào thân não. - U dính mạch máu: phần u dính mạch máu.
Mức độ chảy máu: chia thành 4 nhóm theo Hiệp hội gây mê Hoa Kỳ như
sau [95]:
- Nhóm A: < 20% lượng máu toàn cơ thể. - Nhóm B: 20% – 50% lượng máu toàn cơ thể. - Nhóm C: 50%-100% lượng máu toàn cơ thể. - Nhóm D: >100% lượng máu toàn cơ thể.
Tổn thương TK sọ sau mổ: được xác định bằng khám lâm sàng sau mổ
[37].
- Liệt IV: người bệnh không liếc mắt vào trong.
- Liệt V: người bệnh tê hay giảm cảm giác mặt, theo chi phối các nhánh của TK sinh ba, giảm/ mất phản xạ giác mạc.
- Liệt VI: yếu cơ thẳng ngoài, người bệnh không thể liếc mắt ra ngoài. - Liệt VII: là tình trạng yếu hoặc liệt nhóm cơ mặt do TK mặt bên bệnh
chi phối. Mức độ liệt dựa theo thang điểm của House-Brackmann. Chúng tôi phân nhóm liệt VII ngọai biên thành 3 nhóm [59], [65] :
o Không liệt: House-Brackmann.
o Liệt nhẹ: House-Brackmann độ 2 và 3.
- Liệt VIII:
o Nhánh ốc tai: đo thính lực đơn âm, lấy ngưỡng giảm thính lực không sử dụng được là 50 dB [59].
o Nhánh tiền đình: người bệnh than chóng mặt và hay rung giật nhãn cầu.
- Tổn thương IX, X: khàn tiếng hay nuốt sặc. Khám ghi nhận màng hầu lệch về bên tổn thương, mất cảm giác thành sau họng. Soi thanh quản ghi nhận dây thanh di động kém, liệt dây thanh.
Sức cơ sau mổ: được chia thành 5 độ từ 0/5 đến 5/5 [31].
Kết quả phẫu thuật: được đánh giá bằng thang điểm kết cục GOS chia
thành 5 độ, từ độ I đến độ V. Theo tác giả Vanitha Rajagopalan, GOS được phân thành hai nhóm [95]:
- Kết quả phẫu thuật tốt: GOS 4, 5. - Kết quả phẫu thuật xấu: GOS 1, 2, 3.
Viêm màng não: là sự viêm màng bao phủ, che chở não và tủy sống,
thường do tác nhân vi trùng, vi rút, vi nấm…[36]
Nhiễm trùng vết mổ: là nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ
khi mổ đến 30 ngày sau mổ [38].
Dò dịch não tủy sau mổ: là tình trạng dịch não tủy rò rỉ qua màng cứng
2.6.2. Các biến số
Bảng 2.1: Các biến số và cách thức thu thập.
Tên biến Loại biến Giá trị biến số Cách thu thập
Tuổi Liên tục Tính bằng hiệu
năm hiện tại- năm sinh dương lịch
Bảng thu thập số liệu
Giới Danh định 1. Nam
2. Nữ
Bảng thu thập số liệu
Thời gian khởi phát Biến liên tục Hiệu từ lúc khởi phát bệnh – thời điểm nhập viện Bảng thu thập số liệu
Đau đầu Nhị giá 1. Có
2. Không
Bảng thu thập số liệu
Nôn ói Nhị giá 1. Có
2. Không
Bảng thu thập số liệu
Mờ mắt Nhị giá 1. Có
2. Không
Bảng thu thập số liệu
Rối loạn dáng đi Nhị giá 1. Có 2. Không Bảng thu thập số liệu Khám trước mổ Chóng mặt Nhị giá 1. Có 2. Không Bảng thu thập số liệu Đau TK V Nhị giá 1. Có 2. Không Bảng thu thập số liệu Liệt TK VI Nhị giá 1. Có 2. Không Bảng thu thập số liệu Khám trước mổ
Tên biến Loại biến Giá trị biến số Cách thu thập Ù tai Nhị giá 1. Có 2. Không Bảng thu thập số liệu Giảm thính lực Nhị giá 1: Có 2: Không Bảng thu thập số liệu Khám trước mổ Liệt TK VII Danh định 1. Liệt độ I
2. Liệt độ II 3. Liệt độ III 4. Liệt độ 4 5. Liệt độ 5 6: Liệt độ 6 Bảng thu thập số liệu Khám trước mổ
Tê nửa người Nhị giá 1: Có 2: Không
Bảng thu thập số liệu Khám trước mổ
Yếu nửa người Nhị giá 1: Có 2: Không
Bảng thu thập số liệu Khám trước mổ
Sức cơ trước mổ Danh định 0: 0/5 1: 1/5 2: 2/5 3: 3/5 4: 4/5 5: 5/5 Bảng thu thập số liệu Khám trước mổ Đường kính lớn nhất Nhị giá 1: ≤ 3 cm 2: > 3 cm Bảng thu thập số liệu
Tên biến Loại biến Giá trị biến số Cách thu thập Hình dạng Nhị giá 1: Hình nấm 2: Đa thùy Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Đuôi màng cứng Nhị giá 1: Có 2: Không Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Tăng tín hiệu T2 Nhị giá 1: Có
2: Không
Bảng thu thập số liệu
Xâm lấn OTT Nhị giá 1: Có 2: Không Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Xâm lấn lỗ cảnh Nhị giá 1: Có 2: Không Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Xâm lấn hố Meckel Nhị giá 1: Có 2: Không Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Chèn tiểu não Nhị giá 1: Có
2: Không
Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Tường trình phẫu thuật
Phù tiểu não Nhị giá 1: Có 2: Không
Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Tường trình phẫu thuật Chèn thân não Nhị giá 1: Có
2: Không
Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Tường trình phẫu thuật
Tên biến Loại biến Giá trị biến số Cách thu thập
Phù thân não Nhị giá 1: Có 2: Không
Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Tường trình phẫu thuật Chèn cầu não Nhị giá 1: Có
2: Không
Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Tường trình phẫu thuật Phù cầu não Nhị giá 1: Có
2: Không
Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Tường trình phẫu thuật Chèn hành não Nhị giá 1: Có
2: Không
Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Tường trình phẫu thuật Phù hành não Nhị giá 1: Có
2: Không
Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Tường trình phẫu thuật Mức độ lấy u Danh định 1: Trọn u 2: Gần trọn u 3: Bán phần 4: Sinh thiết u Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Tường trình phẫu thuật
Mức độ chảy máu Danh định 1: Nhóm A 2: Nhóm B 3: Nhóm C 4: Nhóm D
Tên biến Loại biến Giá trị biến số Cách thu thập
Vị trí chừa lại u Danh định 1: Hố Meckel 2: OTT 3: Thân não 4: U dính mạch máu Bảng thu thập số liệu Đánh giá bởi PTV Tường trình phẫu thuật
GOS Danh định 1: GOS 1
2: GOS 2 3: GOS 3 4: GOS 4 5: GOS 5 Bảng thu thập số liệu PTV đánh giá sau mổ
Tê/ giảm cảm giác mặt sau mổ Danh định 1: Có 2: Không 3: Giảm so với trước mổ Bảng thu thập số liệu PTV đánh giá sau mổ
Liệt TK VII sau mổ Danh định 1. Liệt độ I 2. Liệt độ II 3. Liệt độ III 4. Liệt độ 4 5. Liệt độ 5 6: Liệt độ 6 Bảng thu thập số liệu Phân loại House Brackmann. Giảm thính lực sau mổ Nhị giá 1. Có 2. Không Bảng thu thập số liệu PTV đánh giá sau mổ
Tên biến Loại biến Giá trị biến số Cách thu thập Ù tai sau mổ 1: Có 2: Không 3: Giảm so với trước mổ Bảng thu thập số liệu Sức cơ Danh định 0: 0/5 1: 1/5 2: 2/5 3: 3/5 4: 4/5 5: 5/5 Bảng thu thập số liệu PTV đánh giá sau mổ
Liệt IX, X sau mổ Nhị giá 1. Có 2. Không
Bảng thu thập số liệu PTV đánh giá sau mổ Liệt IV sau mổ Nhị giá 1. Có
2. Không
Bảng thu thập số liệu PTV đánh giá sau mổ Liệt VI sau mổ Nhị giá 1. Có
2. Không Bảng thu thập số liệu PTV đánh giá sau mổ Nhiễm trùng vết mổ Nhị giá 1. Có 2. Không Bảng thu thập số liệu PTV đánh giá sau mổ Viêm màng não Nhị giá 1. Có
2. Không
Bảng thu thập số liệu PTV đánh giá sau mổ Viêm phổi Nhị giá 1. Có
2. Không Bảng thu thập số liệu PTV đánh giá sau mổ Dò DNT Nhị giá 1. Có 2. Không Bảng thu thập số liệu PTV đánh giá sau mổ
Tên biến Loại biến Giá trị biến số Cách thu thập Dẫn lưu não thất ngoài Nhị giá 1. Có 2. Không Bảng thu thập số liệu Dẫn lưu não thất – màng bụng Nhị giá 1. Có 2. Không Bảng thu thập số liệu Máu tụ hố mổ Nhị giá 1. Có 2. Không Bảng thu thập số liệu
Thời gian theo dõi sau phẫu thuật
Biến liên tục Là thời gian kết thúc nghiên cứu trừ ngày được phẫu thuật Bảng thu thập số liệu
2.7. PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG, THU THẬP SỐ LIỆU 2.7.1 Phương pháp chọn mẫu
Để chọn các bệnh nhân tham gia nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu liên tiếp được sử dụng đến khi đủ số lượng cỡ mẫu đã tính. Các bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn mẫu đều được đưa vào mẫu nghiên cứu.
2.7.2 Công cụ đo lường
Thang điểm kết cục GOS: đánh giá tình trạng bệnh nhân sau phẫu thuật [13]. - Độ 1: bệnh nhân tử vong trong quá trình điều trị.
- Độ 2: đời sống thực vật.
- Độ 3: hồi phục kém, tỉnh táo nhưng phải có người khác phục vụ trong cuộc sống hàng ngày.
- Độ 4: hồi phục khá tốt, bệnh nhân trở về với cuộc sống gia đình nhưng chưa trở lại công việc cũ .
- Độ 5: hồi phục tốt, bệnh nhân trở về với cuộc sống gia đình, xã hội hư trước khi phẫu thuật.
Thang điểm đánh giá sức cơ: được chia thành 6 độ [23]. - 0/5: liệt hoàn toàn.
- 1/5: cử động được ngọn chi.
- 2/5: cử động chi trên mặt phẳng ngang.
- 3/5: thắng được sức cản trọng lực nhưng không thắng được sức cản người khám.
- 4/5: kháng được sức cản của người khám. - 5/5: sức cơ bình thường.
Thang điểm House Brackmann: đánh giá liệt TK VII [77]. - Độ I: bình thường.
- Độ II: mặt đối xứng khi nghỉ, mất đồng động nhẹ, mắt nhắm kín dễ dàng, miệng mất đối xứng nhẹ, còn nếp nhăn trán.
- Độ III: mặt đối xứng khi nghỉ, mất đồng động nhẹ, mắt nhắm kín khi gắng sức, miệng mất đối xứng khi thực hiện động tác, còn nhăn được trán.
- Độ IV: mặt bất đối xứng, mất đồng động, mắt nhắm không kín khi gắng sức, miệng mất đối xứng rõ, không nhăn được trán.
- Độ V: mặt bất đối xứng, mất đồng động, mắt nhắm không kín, không nhăn được trán, miệng còn cử động được rất ít.