Các nghiên cứu về phẫu thuật nha chu làm dài thân răng lâm sàng

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nha chu làm dài thân răng lâm sàng trước phục hình cố định (FULL TEXT) (Trang 28 - 34)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Các nghiên cứu về phẫu thuật nha chu làm dài thân răng lâm sàng

THÂN RĂNG LÂM SÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

1.5.1. Trên thế giới

Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài phẫu thuật nha chu làm dài thân răng ở những khía cạnh khác nhau:

Năm 2000, Michael G. Jorgensen và Hessam Nowzari: “Đường hoàn tất phải hài hòa và có khoảng cách đúng với đường nối măng - ngà. Đường hoàn tất, đặc biệt ở vùng răng trước phải nằm về phía thân răng hơn ở vùng tiếp cận khi so với đường tiếp cận mặt ngoài và mặt trong. Điều này đảm bảo cho việc tôn trọng khoảng sinh học. Khi làm phẫu thật làm dài thân răng, đặc biệt là ở vùng răng trước ta nên đợi 6 tháng sau phẫu thuật rồi mới gắn phục hình vĩnh

viễn, để đảm bảo cho nướu đã được ổn định trước khi làm phục hình vĩnh viễn. Những trường hợp có mô nha chu mỏng, nên đợi nhiều hơn 6 tháng, ngược lại nếu mô nha chu dày, có thể gắn phục hình trước 6 tháng. Vệ sinh răng miệng tốt và kiểm tra định kì cũng rất cần thiết cho một kết quả ổn định lâu [47].

Năm 2003, Sharon K. Lanning, Thomas C. Waldrop, John C. Gunsolley và J. Gary Maynard đã kết luận: “Trong quá trình phẫu thuật làm dài thân răng, mức xương thấp hơn vị trí đường hoàn tất phục hồi và tái lập khoảng sinh học. Khoảng sinh học, tại những vị trí đã điều trị, được tái lập đến kích thước dọc nguyên thủy sau 6 tháng” [50].

Năm 2004, David E. Deas và cộng sự đã kết luận: Phẫu thuật kéo dài thân răng là phẫu thuật thường xuyên được sử dụng nhưng rất ít người biết về quá trình phục hồi sau phẫu thuật, tỷ lệ thành công và thất bại của phẫu thuật. Số lượng mất chiều cao dường như liên quan đến vị trí của vạt khi khâu gần với bờ xương ổ răng. Phát hiện này giúp củng cố giả thuyết rằng các nhà lâm sàng có thể đạt được chiều cao thân răng tối ưu và ko quá phụ thuộc vào vị trí đặt vạt ngay bờ xương (càng đặt vạt gần bờ xương tỷ lệ thất bại càng cao - khoảng cách ít hơn 3 mm dẫn đến thất bại sau phẫu thuật) [36].

Năm 2005, Ernesto A.Lee, và Cir Dent kết luận: Làm dài thân răng lâm sàng được xem là một phần cùa phẫu thuật của điều trị phục hồi. Hệ thống làm dài thân răng thẩm mỹ dựa vào mối tương quan linh động giữa vị trí mào xương ổ và mức viền nướu sau phẫu thuật, cần nắm vững cấu trúc giải phẫu, quan niệm về khoảng sinh học [51].

Năm 2006, Liudvikas Planciunas, Alina Puriene, Grazina Mackeviciene đã kết luận: “Trong quá trình phẫu thuật làm dài thân răng, mức xương thấp hơn vị trí đường hoàn tất phục hồi và tái lập khoảng sinh học. Khoảng sinh học, tại những vị trí đã điều trị, được tái lập đến kích thước dọc nguyên thủy sau 6 tháng, khoảng sinh học trung bình là 2 mm, nếu khoảng cách từ viền xương đến đường hoàn tất phục hình nhỏ hơn 2 mm sẽ làm thay đổi khoảng

sinh học. Trong trường hợp đó nên nghĩ ngay đến làm dài thân răng lâm sàng trước khi làm phục hình. Để giữ đường hoàn tất phục hình trên nướu thì khoảng cách từ viền xương đến đường hoàn tất phục hình không nhỏ hơn 3. Sau khi can thiệp phẫu thuật, bám dính biểu mô hình thành cho đến viền xương do vậy kích thước thay đổi (1-9 mm) và bám dính mô liên kết hình thành trong quá trình tiêu xương viền và hầu như hằng định (khoảng 1 mm). Đường hoàn tất phục hình lý tưởng nên làm trên nướu hay ngang viền nướu, khi đường hoàn tất phục hình được sửa soạn dưới nướu, khoảng cách từ viền nướu đến đường hoàn tất phục hình không hơn 0,7 mm. Nên dùng phương pháp cắt nướu để tránh tụt nướu, khi khe nướu sâu hơn 2 mm ở vùng thẩm mỹ. Đối với vùng răng cối nhỏ và lớn làm phẫu thuật phục hình sau 4 tuần và làm phục hình ở vùng răng thẩm mỹ sau 6 tuần” [63].

Năm 2007, Daniela Eleuterio Diniz và cộng sự đã kết luận: “Những đánh giá và chẩn đoán hình ảnh của mào xương ổ răng sau phẫu thuật cho thấy không có sự thay đổi có ý nghĩa trong mức xương phía bên liên quan với đường hoàn tất phục hồi trên 12 tháng. Điều này gợi ý rằng các nhà lâm sàng có thể dự đoán mức mào xương phía bên lành thương dựa trên mức xương trên phim đạt được sau khi gọt xương” [38].

Năm 2009, Nitin Khuller và Nikhil Sharma: Tình trạng mô nha chu phụ thuộc vào sự chính xác trong những thiết kế của vật liệu phục hồi. Những phục hình dư thừa và khoảng hở trong tiếp xúc bên nên được chú ý và sửa chữa trong suốt quá trình kiểm soát bệnh nha chu. Về vị trí đường hoàn tất nên giữ ở trên hoặc ngang đường viền nướu, đường hoàn tất dưới nướu nên được hạn chế. Nhiều bằng chứng cho thấy, những xâm lấn thậm chí là rất nhỏ ở dưới nướu có thể dẫn đến ảnh hưởng xâm hại đến mô nha chu, đặt đường hoàn tất sâu dưới nướu thường dẫn đến một phản ứng viêm do mảng bám. Nếu đường hoàn tất cần được đặt gần đỉnh xương ổ răng, phẫu thuật làm dài thân răng hay chỉnh hình trồi răng nên được xem xét để có được một cấu trúc răng chính xác đồng thời đảm bảo được khoảng sinh học. Mặc dù

có sự thay đổi ở những bệnh nhân khác trong sự sự hiện diện của biểu mô bám dính xung quanh thân răng nhưng có một sự đồng ý chung rằng ít nhất có đủ 3 mm từ đường hoàn tất của phục hình đến xương ổ răng, để cho phép 2 mm khoảng sinh học và 1 mm độ sâu khe nướu [48].

Năm 2010, Krishna Kumar Gupta kết luận: Phẫu thuật cắt nướu để sắp xếp lại vị trí môi là một bước đột phá và hiệu quả để khắc phục cười hở nướu của bệnh nhân. Kỹ thuật này chi phí thấp cần nhiều thời gian và thực hiện dễ dàng để tạo ra kết quả làm hài lòng bệnh nhân. Bộc lộ nhiều nướu liên quan đến nhiều nguyên nhân và phải được xác định trước khi tiến hành điều trị. Kỹ thuật cắt nướu là kỹ thuật được sử dụng khi muốn di chuyển bờ nướu lên cao và tái tạo lại kích thước răng cũng như mối tương quan giữa răng và nướu [43].

Năm 2011, Julio Cesar Joly kết luận: Phẫu thuật kéo dài thân răng không lật vạt (cắt xương được thực hiện qua rãnh nướu sử dụng loại đục nhỏ (micro - chisel), với điều kiện có đầy đủ chiều rộng mô được sừng hóa và bờ xương ổ răng không quá dài) là phương pháp phẫu thuật an toàn, dễ dàng, dễ dự đoán được xem là cải tiến lâm sàng (không khâu, ít chảy máu, thời gian lành thương ngắn, ít nguy cơ nhiễm trùng) nhưng phải chú ý chỉ định của thủ thuật trên bờ xương mỏng hoặc vừa, có nhiều mô sừng hóa để đạt được kết quả bền vững và thẩm mỹ [46].

Năm 2014, Shah N., Sheth T., Shah M.: Có mối quan hệ ý nghĩa giữa phục hình và tình trạng nha chu. Khi đường hoàn tất phục hình đặt sâu dưới nướu, nhiễm trùng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đường hoàn tất đặt gần vị trí mào xương ổ gây ra túi nha chu và sự tiêu xương. Phẫu thuật nha chu được thực hiện để hỗ trợ cho phục hình và có được một tiên lượng lâu dài. Phẫu thuật cắt bỏ xương trong quá trình làm dài thân răng là một việc không thể thay đổi mà thường dẫn đến việc giảm đi cấu trúc xương nâng đỡ. Kế hoạch tạo hình xương cần đạt được kết quả thỏa đáng và có tính sinh học. Phục hình tạm có thể giúp phân tích các nhân tố giới hạn và có thể được thay đổi khi chụp X

quang, nhìn thấy mức độ chân răng còn lại trong xương ổ răng sau phẫu thuật. Yếu tố giải phẫu như là cấu trúc nướu, nướu - mào xương ổ ở mỗi răng phải được ghi nhận chính xác và sẽ giới hạn đường cắt xương. Phục hình tạm trong phẫu thuật được chứng minh là rất có ích trong nhiều trường hợp đặc biệt [70].

Năm 2014, Paul Fugazzotto: Trong nổ lực để có phục hình nha khoa chất lượng cao cho bệnh nhân, cần cân nhắc đến sự ảnh hưởng lẫn nhau của phục hình, kỹ thuật phục hồi và sự lành mạnh của mô cứng và mô mềm. Khi xâm phạm khoảng sinh học do sửa soạn cùi răng, phá hủy biểu mô liên kết và mô liên kết trên xương ổ răng, viêm tiến triển có thể xảy ra theo sau kỹ thuật lấy dấu, cắt nướu bằng điện và đặt mão răng tạm. Nếu như viêm nhiễm xảy ra không được giải quyết thì viêm nhiễm sẽ tồn tại vĩnh viễn khi phục hình cuối cùng được gắn trong một vùng bị thương và viêm. Tổn thương không hồi phục, với sự phát triển của túi nha chu, với sự di chuyển về phía nướu của biểu mô bám dính và sự mất dây chằng, đặt phục hình trước khi có sự phục hồi và phát triển của hệ thống bám dính trên xương ổ răng sẽ gây nhiều vấn đề sau điều trị, cũng như không thể biết trước được vị trí cao nhất của dây chằng nha chu. Kết quả của sự xâm phạm khoảng sinh học, xâm phạm vào hệ thống dây chằng và sự phát triển của sang thương viêm nhiễm [61].

Năm 2015, Zeina A.K. Majzoub và cộng sự: “Sửa chữa xâm phạm khoảng sinh học bằng cách phẫu thuật loại bỏ xương ra xa đường hoàn tất, tạo điều kiện cho khoảng sinh học được tạo lập về phía chóp” [53].

Năm 2015, Pablo Santos de Oliveira, Fabio Chiarelli: Phẫu thuật làm dài thân răng là một trong những chọn lựa có thể sử dụng được cho thuận tiện trong điều trị phục hình hoặc cải thiện hình dáng thẩm mỹ. Tuy nhiên cần phải đánh giá tình trạng nha chu, thoái quen vệ sinh răng miệng của bệnh nhân. Hơn thế nữa, chẩn đoán chính xác và sự kết hợp giữa chuyên khoa là bắt buộc để có sự vững ổn và tiên lượng tốt về sau [59].

1.5.2. Nghiên cứu trong nước

Vào 1999, tác giả Trần Giao Hòa với đề tài phẫu thuật làm dài thân răng đã kết luận: Phẫu thuật nha chu làm dài thân răng lâm sàng trước phục hình cố định là một kỹ thuật điều trị cho phép bảo tồn được một số trường hợp răng bị phá hủy nhiều do sâu hoặc gãy dưới nướu hoặc dưới xương. Kỹ thuật này làm tăng được chiều cao thân răng lâm sàng, tạo điều kiện gia tăng độ bám dính cho phục hình vào bề mặt răng thật. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng có các chống chỉ định riêng, cần phải lượng giá kỹ. Phân tích trên khám lâm sàng, khám kỹ trên tia X để đánh giá răng được bảo tồn và tương quan của răng đó với các răng lân cận. Từ đó đưa ra một chẩn đoán chính xác trước khi có chỉ định phẫu thuật làm dài thân răng lâm sàng với kỹ thuật thích hợp mới mong đem lại sự thành công trong điều trị [13].

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nha chu làm dài thân răng lâm sàng trước phục hình cố định (FULL TEXT) (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)