Sự cải thiện chỉ số GI giữa các tác giả sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nha chu làm dài thân răng lâm sàng trước phục hình cố định (FULL TEXT) (Trang 82 - 83)

Tác giả Tốt (%) Trung bình (%) Kém (%)

Nguyễn Thị Hạnh [11] 57,4 33,7 8,9

Phạm Thúy Mai [18] 66,7 22,6 10,7

Cung Văn Vinh [30] 73,8 16,9 9,2

Chúng tôi 98,8 1,2 0

Mức độ cải thiện chỉ số nướu (GI) sau phẫu thuật tốt là 98,8%, trung bình là 1,2% và chỉ số mảng bám (PLI) sau phẫu thuật 3 tháng tốt là 100%, sau phẫu thuật 6 tháng tốt là 98,8%, trung bình là 1,2%. Điều này nói lên rằng, bệnh lý về nướu được kiểm soát chặt chẽ sau phẫu thuật nha chu.

4.2.3. Độ lung lay răng

Theo kết quả bảng 3.21, độ lung lay răng trước phẫu thuật là 0,02±0,15, sau phẫu thuật 1 tháng độ lung lay răng là 0,01±0,01, sau phẫu thuật 3 tháng, 6 tháng răng đã ổn định và không lung lay. Nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của Hoàng Tiến Công [6], độ lung lay răng là 0,06±0,05.

Từ bảng 3.22 cho thấy, độ lung lay răng sau 1 tháng tốt chiếm tỷ lệ 98,8%, trung bình là 1,2%, sau 3 tháng, 6 tháng tốt chiếm tỷ lệ 100%.

Điều này cho thấy rằng cho dù phẫu thuật cắt nướu, hay vừa cắt nướu có điều chỉnh xương ổ răng thì sau 3 tháng phẫu thuật xương ổ răng sẽ ổn định và phục hồi tốt như nhau.

4.2.4. Độ sâu khe nướu

Theo kết quả bảng 3.24, độ sâu khe nướu trung bình trước phẫu thuật là 0,23±0,42, sau phẫu thuật 1 tháng là 1,51±0,43, sau phẫu thuật 3 tháng, 6 tháng là 1,46±0,30. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Hoàng Tiến Công [6] độ sâu khe nướu sau phẫu thuật là 1,53±0,19 và thấp hơn so với

nghiên cứu của một số tác giả Nguyễn Thị Hạnh [11], Phạm Thúy Mai [18], Cung Văn Vinh [30].

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nha chu làm dài thân răng lâm sàng trước phục hình cố định (FULL TEXT) (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)