Kết quả chung sau điều trị

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nha chu làm dài thân răng lâm sàng trước phục hình cố định (FULL TEXT) (Trang 70 - 74)

Bảng 3.32. Kết quả chung sau điều trị Kết quả Kết quả Thời gian Tốt (%) Trung bình (%) Kém (%) Sau 1 tháng 95,6 4,4 0 Sau 3 tháng 98,9 1,1 0 Sau 6 tháng 98,9 1,1 0 Nhận xét:

- Sau phẫu thuật 1 tháng tốt chiếm tỷ lệ 95,6%, trung bình chiếm 4,4%. - Sau phẫu thuật 3 tháng, 6 tháng tốt chiếm tỷ lệ 98,9%, trung bình chiếm 1,1%.

Biểu đồ 3.13. Kết quả chung sau điều trị

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tốt Trung bình Kém 95,6 4,4 0 98,9 1,1 0 98,9 1,1 0 T ỷ l ệ %

Chương 4 BÀN LUẬN BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu 42 bệnh nhân (83 răng) có chỉ định phẫu thuật làm dài thân răng lâm sàng để chuẩn bị cho phục hình cố định, chúng tôi có một số bàn luận như sau:

4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG MÔ NHA CHU TRƯỚC PHẪU THUẬT 4.1.1. Phương pháp thăm khám và ghi nhận các chỉ số 4.1.1. Phương pháp thăm khám và ghi nhận các chỉ số

4.1.1.1. Lựa chọn bệnh nhân

Mỗi bệnh nhân nghiên cứu, ngoài việc thăm khám tại chỗ lâm sàng và X-quang vùng quanh răng, hỏi tiền sử bệnh và các yếu tố liên quan, bệnh nhân còn yêu cầu làm một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng rối loạn máu và loại trừ bệnh tiểu đường, khai thác tiền sử bệnh toàn thân và tình trạng hút thuốc lá để xem xét chỉ định và tiên lượng điều trị. Ngoài những chống chỉ định chung cho phẫu thuật như bệnh tim mạch, các rối loạn về máu và các bệnh toàn thân đang tiến triển, những bệnh nhân không được đưa vào mẫu nghiên cứu thuộc một trong các trường hợp sau:

Những người lớn tuổi, đi lại thường khó khăn và phụ thuộc.

Những phụ nữ có thai, cho con bú hoặc dự kiến có thai trong thời gian nghiên cứu.

Những người nghiện thuốc lá vì nghiện thuốc lá cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị, nhưng khi dừng thuốc thì đáp ứng điều trị như người không hút thuốc.

4.1.1.2. Cách khám và ghi nhận các chỉ số

Bệnh nhân nghiên cứu được thăm khám và ghi lại các chỉ số đánh giá tình trạng vệ sinh răng miêng, tình trạng nướu, chỉ số thăm dò quanh răng và các yếu tố liên quan tại thời điểm trước điều trị và các thời điểm sau điều trị.

Việc thực hiện thăm khám và ghi nhận các chỉ số một cách chính xác đòi hỏi người khám phải tập huấn kỹ, thăm khám tỉ mỉ nhẹ nhàng và cần có nhiều thời gian, khoảng 15 phút cho mỗi lần khám. Nghiên cứu này được dùng thống nhất một cây thăm dò đầu tù, có chia vạch milimet.

Việc đánh giá mức độ viêm và chảy máu nướu, mức độ mảng bám, cần tỉ mỉ và thận trọng vì thang điểm và cách đánh giá chỉ số này điều mang tính chủ quan. Việc thăm khám mức độ lung lay răng cũng cần phải được tiến hành thật tỉ mỉ để xác định chỉnh xác mức độ lung lay, sự ổn định hoặc giảm lung lay sau điều trị.

Khi đo độ sâu khe nướu và mức mất bám dính lâm sàng, cầm cây thăm dò kiểu bút, đưa cây thăm dò song song với mặt răng hướng về đáy túi, đi sát về mặt chân răng với lực đẩy khoảng 25gr. Ta có thể xác định lực này bằng cách đẩy thử cây thăm dò vào kẻ móng tay sao cho không gây đau. Thường việc thăm khám này không nên gây khó chịu cho người bệnh. Kết hợp việc đo độ sâu khe nướu và mức mất bám dính tác còn xác định được cao răng dưới nướu khi sử dụng cây thăm dò. Ghi nhận và đánh giá các số đo này bằng milimet ở 4 vị trí thăm dò mỗi răng. Các số đo này có thể sai số so với độ sâu thực của túi. Độ sâu khe nướu tính từ bờ viền nướu đến đáy túi. Mức mất bám dính quanh răng là khoảng cách từ chỗ nối men - xê-măng đến đáy túi.

Việc xác định chính xác vị trí đáy túi và đường nối men - xê-măng là cần thiết và quyết định đến giá trị của phép đo. Việc này thường gặp khó khăn trên lâm sàng, đặc biệt ở những người cao tuổi và những răng mang phục hình và mòn ngót cổ răng.

4.1.2. Đặc điểm chung

4.1.2.1. Đặc điểm về tuổi

Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu gồm 42 bệnh nhân với tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi, lớn nhất 72 tuổi, độ tuổi trung bình là 47,5 ± 12,8 tuổi. Để

thuận lợi cho việc theo dõi điều trị cũng như so sánh với các kết quả nghiên cứu khác, trong nghiên cứu này chúng tôi chia bệnh nhân thành hai nhóm tuổi là ≤ 45 tuổi và > 45 tuổi. Theo tác giả Hoàng Tiến Công (2010) [6] tuổi trung bình của bệnh nhân là 42,45 ± 11,3 tuổi gần tương đồng với kết quả của chúng tôi.

Theo bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ nhóm > 45 tuổi là 61,9%, ≤ 45 tuổi là 38,1%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Phạm Thúy Mai [18] nhóm > 45 tuổi là 65,7%, ≤ 45 tuổi là 34,3%, và có khác so với các Vũ Thúy Quỳnh [24] nhóm > 45 tuổi là 50,0%, ≤ 45 tuổi là 50,0%, Cung Văn Vinh [30] nhóm > 45 tuổi là 35,7%, ≤ 45 tuổi là 64,3%, Phan Văn Trương [28] nhóm > 45 tuổi là 81,5%, ≤ 45 tuổi là 18,5%.

Sở dĩ chúng tôi chia thành hai nhóm răng >45 tuổi và ≤ 45 tuổi vì trong độ tuổi này bệnh nhân có suy nghĩ chín chắn, ít thay đổi kế hoạch điều trị ảnh hưởng đến số liệu nghiên cứu.

Những kết quả điều tra về tỷ lệ bệnh quanh răng ở nước ta cũng như các nước khác đều cho thấy tỷ lệ bệnh quanh răng tăng dần theo tuổi. Lứa tuổi cao thì tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn [6]. Bệnh sâu răng và nha chu là 2 bệnh phổ biến gia tăng ở những nước đang phát triển, 2 bệnh này gây hủy từng phần hay toàn bộ thân răng [25].

4.1.1.2. Đặc điểm về giới

Kết quả bảng 3.2 cho thấy trong số 42 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có 18 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 42,9% và 24 bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 57,1%. Kết quả này phù hợp với kết quả Phùng Tiến Hải, Nguyễn Thị Hạnh, Hoàng Kim Loan, Cung Văn Vinh [9], [11], [16], [30].

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nha chu làm dài thân răng lâm sàng trước phục hình cố định (FULL TEXT) (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)